Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Khoa học ngày nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân và cách đẩy lùi triệt để chứng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, các y bác sĩ đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị để giảm đau, sưng và ngăn không cho bệnh chuyển biến phức tạp.

I. Các biện pháp điều trị chứng viêm khớp dạng thấp

Căn cứ vào những biểu hiện của bệnh, các kết quả thăm khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có phương pháp hỗ trợ điều trị tối ưu, giúp giảm đau nhức và hạn chế tổn thương xương khớp.

Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng đau nhức xương khớp hay gặp ở người cao tuổi

1. Dùng thuốc

Sau khi thăm khám, chẩn đoán các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc để giúp bạn làm giảm đau, hạ sốt và làm chậm sự phát triển của bệnh. Có một số loại thuốc được dùng trong giai đoạn “cửa số” giúp bạn hạn chế tác động và sự tiến triển của bệnh.

Thuốc chống viêm không steroid

Bác sĩ có thể bắt đầu cho bạn dùng các loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến để giúp giảm đau, giảm viêm. Bác sĩ khi tiến hành điều trị có thể chỉ định dùng thuốc không kê đơn như aspirin, diclofenac, naproxen…

Corticosteroid

Corticosteroid là thuốc khá mạnh trong điều trị các chứng viêm và đau nhức khớp. Chúng được dùng nhiều cho những bệnh nhân đau xương khớp nhằm giúp giảm viêm và ngăn chặn các hoạt động tự miễn. Corticosteroid hoạt động bằng cách bắt chước chức năng của Cortisol – một loại hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận giúp kháng viêm, chuyển hóa lượng đường trong máu.

Corticosteroid thường được bào chế dưới nhiều dạng như sau:

  • Dạng viên – đường uống
  • Thuốc hỗn hợp – dùng để tiêm

Corticosteroid thường chỉ được kê đơn trong thời gian ngắn hạn. Vì nếu dùng liên tục và lâu dài có nguy cơ tăng tác dụng phụ như loãng xương, tăng cân, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và tiểu đường. Khi dùng đường uống, Corticosteroid thường dùng với liều lượng thấp và uống vào buổi sáng. Thuốc tiêm thường được dùng cho các cơn đau cấp tính và không quá 3 – 4 lần trong một năm.

Thuốc DMARD

DMARD là thuốc chống thấp khớp hoạt động bằng cách điều chỉnh phản ứng miễn dịch cấp tế bào để ngăn chặn tổn thương do viêm khớp gây ra. DMARD có hiệu quả nhất khi được điều trị ở giai đoạn nguyên phát sau khi bệnh được chẩn đoán.

Có nhiều loại thuốc DMARD được phê duyệt để điều trị chứng viêm khớp dạng thấp bằng đường uống, bao gồm:

  • Các loại thuốc thế hệ cũ như Plaquenil (hydroxychloroquine)
  • Các loại mới hơn như Arava (leflunomide).

Ngoài ra, có một loại thuốc DMARD được kê đơn phổ biến là methotrexate với ưu điểm là sử dụng an toàn trong thời gian dài, thậm chí có thể sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên, methotrexate có thể gây ngộ độc gan và ức chế tủy xương, khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau dạ dày, buồn nôn, phát ban, tiêu chảy…

Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học

Đây cũng là một loại thuốc thuộc DMARD nhưng có tác dụng điều chỉnh chức năng sinh học vì chúng có tác dụng làm biến đổi gen với mục đích ngăn chặn hệ miễn dịch bị tấn công.

Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học
Thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học được tiêm truyền qua bắp cơ hoặc tĩnh mạch

Thuốc sinh học được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp từ trung bình đến nặng. Các loại thuốc này được sử dụng bằng cách tiêm bắp cơ hoặc tiêm tĩnh mạch và chỉ dùng khi bệnh nhân không đáp ứng điều kiện chữa trị bằng methotrexate hoặc DMARD khác. Các loại thuốc sinh học thường được kê đơn bao gồm:

  • Actemra (tocilizumab)
  • Cimzia (certolizumab pegol)
  • Enbrel (etanercept)
  • Rituxan (rituximab)
  • Humira (adalimumab)
  • Kineret (anakinra)
  • Orencia (abatacept)
  • Remicade (Infliximab)
  • Simponi (golimumab)

Bởi vì các loại thuốc sinh học can thiệp vào quá trình chỉnh sửa gen của hệ thống miễn dịch. Nên người điều trị có nguy cơ bị nhiễm trùng cao, đau tại chỗ tiêm, nhiễm trùng đường hô hấp và các triệu chứng cảm cúm…

Thuốc ức chế JAK

Thuốc ức chế JAK là một loại DMARD mới hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình viêm bên trong tế bào khớp. Trong đó thuốc Jafaki (ruxolitinib) và Xeljanz (tofacitinib) là những chất ức chế thuộc nhóm JAK đầu tiên được chấp thuận sử dụng tại Hoa Kỳ.

Thuốc ức chế JAK được sử dụng ở những người bị viêm khớp dạng thấp từ mức trung bình đến nặng. Thuốc này dành cho những người không đáp ứng với thuốc DMARD methotrexate đơn thuần và đã thất bại trong việc dùng các loại thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học.

Thuốc ức chế JAK thường được sử dụng kết hợp với methotrexate và chia ra uống hai lần mỗi ngày. Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc bao gồm đau đầu, mệt mỏi, kích thích dạ dày, tiêu chảy, cholesterol cao, số lượng bạch cầu thấp và tăng nguy cơ nhiễm trùng…

2. Các liệu pháp vật lý

Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ có thể tư vấn và giới thiệu bạn điều trị với một chuyên gia phục hồi chức năng, giúp khôi phục chức năng khớp và khả năng vận động.

Vật lý trị liệu

Đây là liệu pháp tập trung củng cố sức mạnh, độ linh hoạt và cải thiện khả năng vận động của xương khớp. Những người bị viêm khớp dạng thấp từ trung bình đến nặng có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu với các kỹ thuật tương ứng với triệu chứng mà họ đang gặp phải:

  • Các bài tập tăng cường sức mạnh và phạm vi chuyển động
  • Liệu pháp nóng lạnh
  • Siêu âm trị liệu
  • Kích thích điện qua da
  • Thủy trị liệu
  • Châm cứu

Bạn có thể thực hiện các bài tập bên cạnh việc dùng thuốc để thư giãn xương khớp, giúp kiểm soát cơn đau. Những biện pháp này giúp bạn điều chỉnh cảm xúc, tinh thần để cơ thể tự sản sinh ra các hormone làm dịu cơn đau hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các bài tập hít thở nhịp nhàng trong thiền, yoga, massage… để làm giảm hiệu quả các chứng đau nhức khi bị viêm khớp dạng thấp.

Xem thêm: Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu, bệnh viện nào tốt?

3. Phương pháp phẫu thuật

Nếu cơn đau do chứng viêm khớp dạng thấp vượt qua mức chịu đựng của bạn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay thế khớp bị hư hỏng. Việc phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

Sửa chữa khớp xương

Khi bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển ở mức độ nặng, sụn bị tổn thương dẫn đến biến dạng khớp. Bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn và định hướng bệnh nhân phẫu thuật để giúp khôi phục hình thái của khớp và giảm đau. Có một số phương pháp sửa chữa khớp phổ biến như sau:

  • Hợp nhất khớp: Được sử dụng để làm giảm đau khớp nhỏ, khó chữa bằng cách liên kết xương với nhau.
  • Nội soi khớp: Một thiết bị chuyên dụng được đưa vào khớp bị viêm để sửa chữa phần sụn và loại bỏ những khớp bị hư hại.
  • Giải phóng dây thần kinh: Là một thủ thuật chỉnh sửa dây chằng để tạo thêm không gian cho dây thần kinh và gân.
  • Loại bỏ lớp lót: Thủ thuật này dùng để loại bỏ phần đệm khớp bị viêm, giúp chỉnh sửa khớp bị hư hại.

Thay khớp

Phẫu thuật thay thế khớp là phương pháp khá phổ biến đối với người bị viêm khớp dạng thấp mức độ nặng. Biện pháp này được tiến hành thực hiện khi bác sĩ đánh giá các triệu chứng, lịch sử điều trị và hình ảnh chụp chiếu khớp xương.

Thay khớp
Thay khớp là phương pháp phẫu thuật dành cho người viêm khớp mức độ nặng

Các khớp nhân tạo dùng để thay thế thường có xu hướng tồn tại từ 15 – 20 năm sau trong cơ thể. Thường được áp dụng cho những bệnh nhân xương khớp mức độ nặng từ 50 tuổi trở lên. Phương pháp này ngày càng an toàn và hiệu quả với tỷ lệ thành công trên 90%. Biến chứng sau phẫu thuật mà bạn (có thể) gặp phải là tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, đông máu và trật khớp.

II. Các biện pháp khắc phục viêm khớp dạng thấp tại nhà

Việc thay đổi lối sống, thực hiện các hoạt động khoa học cũng là một trong những cách giúp bạn cải thiện tình trạng sưng khớp, giảm thiểu những cơn đau nhức do viêm khớp dạng thấp gây nên.

1. Nằm nghỉ

Khi gặp các cơn đau do chứng viêm khớp dạng thấp hành hạ, bạn nên nằm lên giường nghỉ ngơi, tránh vận động khiến cơn đau bùng phát dữ dội hơn. Việc nằm nghỉ kết hợp với chườm đá lạnh là những giải pháp ngắn hạn, giúp bạn tránh được cơn đau nhức.

Tuy nhiên, bạn tránh nằm nghỉ với thời gian dài, vì điều này gây hại cho sức khỏe xương khớp của bạn. Việc dành nhiều thời gian nằm tại một chỗ khiến cho khớp của bạn có dấu hiệu xơ cứng, giảm khả năng vận động của cơ.

2. Chế độ ăn uống

Thừa cân, béo phì là một trong những kẻ thù lớn của người viêm khớp dạng thấp. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa, các protein gây viêm từ mỡ được giải phóng khiến cơn đau tăng lên gấp bội.

Do đó, bạn nên cân bằng chế độ ăn uống, nhằm cung cấp các protein lành mạnh, chất béo có ích như omega – 3, carbohydrate trong ngũ cốc, ăn thêm rau xanh… để tăng cường sức đề kháng. Bạn nên tham khảo một số gợi ý về các loại thực phẩm cần tránh sau để tình trạng viêm không trầm trọng hơn:

  • Không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Hạn chế ăn nhiều ngô, đậu nành, hạt hướng dương, dầu động vật… để giảm hấp thu omega – 6.
  • Nên hạn chế ăn đồ ngọt hoặc những bữa ăn có quá nhiều lượng đường.
  • Những chất béo có hại cần được loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của bạn.

Bên cạnh đó, bạn nên ngừng hút thuốc lá. Việc hút thuốc không chỉ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, nó còn khiến cho tình trạng viêm khớp dạng thấp chuyển biến xấu. Chất nicotine có trong thuốc lá khiến mạch máu co thắt, lưu lượng máu nuôi dưỡng khớp xương bị hạn chế khiến tình trạng đau nhức diễn ra nặng hơn.

Mặc dù việc cai thuốc lá có thể sẽ rất khó khăn, nhưng lợi ích của nó cho sức khỏe nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng không hề nhỏ. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được hỗ trợ cai nghiện bằng các loại thuốc như Zyban (bupropion) và Chantix (varenicline).

3. Tập thể dục

Viêm khớp dạng thấp gây nên những tổn thương đối với sụn khớp. Do đó, việc tập thể dục hàng ngày là một trong những biện pháp giúp bạn vừa giảm cân, vừa hạn chế sự phát triển tiêu cực của khớp bị viêm. Tập thể dục còn có thể giúp xương của bạn chắc khỏe và chống lại tình trạng loãng xương hoặc đau nhức khi bị viêm khớp dạng thấp.

Tập thể dục
Tập thể dục là cách giúp ngăn ngừa, hạn chế tác hại của viêm khớp dạng thấp

Những biến chứng mà căn bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra cho sức khỏe của bạn không hề nhỏ. Nó ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bạn. Nên thăm khám bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp với bản thân. Tránh để lâu nguy hiểm sức khỏe và gây tàn tật vĩnh viễn.

*ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Thực phẩm, thức ăn hàng ngày hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Vậy đối với bệnh phong thấp, người bệnh nên ăn gì?

Người bị bệnh phong thấp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bệnh phong thấp gây ra tình trạng sưng tấy và đau đớn ở các khớp. Hiện nay, có nhiều cách...

7 tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất

Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp - RA) là một dạng bệnh lý tự miễn do các...

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid – Điều cần biết

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong giai đoạn tiến triển,...

Tìm hiểu các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp

7 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Bạn Nên Biết

Gừng, cây trinh nữ, ngải cứu trắng, bột quế, mật ong và lá lốt... là những cây thuốc nam chữa...

Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp “vàng” điều trị tận gốc bệnh viêm đa khớp

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc bí truyền đặc trị bệnh lý viêm đa khớp được nghiên cứu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *