Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách chăm sóc, điều trị

Trẻ em là đối tượng có làn da rất mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương khi có yếu tố tác động. Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là vấn đề da liễu phổ biến nhưng không nghiêm trọng. Các triệu chứng tại chỗ như phát ban, nổi mụn nước hay ngứa ngáy có thể khắc phục nhanh chóng nếu kịp thời can thiệp.

viêm da tiếp xúc ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng có làn da nhạy cảm nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài

Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp đột phá trong điều trị viêm da tiếp xúc. Bài thuốc được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày ghi nhận hiệu quả, đưa tin giới thiệu vào ngày 16/11/2019.

Tìm hiểu bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là thuật ngữ mô tả tình trạng da của trẻ bị tổn thương do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hay dị ứng. Do có hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, thể trạng yếu kém cùng làn da quá nhạy cảm nên trẻ thường rất dễ mắc bệnh lý này.

Bệnh viêm da tiếp xúc thường kích hoạt các triệu chứng ngay tại vùng da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên. Tuy nhiên, ở đối tượng trẻ em, tổn thương da rất dễ lan tỏa trên diện rộng với những biểu hiện nặng nề hơn.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể kích hoạt do cả chất gây kích ứng và chất gây dị ứng. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy, trường hợp do chất kích thích chiếm đến 80% trong khi do chất dị ứng chỉ chiếm 20%.

  • Chất kích ứng: Bao gồm hóa chất và thành phần trong tác nhân kích ứng khiến vùng da tiếp xúc bị tổn thương trực tiếp mà không thông qua các phản ứng dị ứng.
  • Chất dị ứng: Gây bùng phát bệnh thông qua hoạt động giải phóng kháng thể IgE và phóng thích Histamine vào vùng da tiếp xúc rồi mới làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng trên da.

Làn da mỏng và nhạy cảm của trẻ cùng hệ miễn dịch còn kém là yếu tố nguy cơ khiến bệnh bùng phát. Còn các tác nhân dưới đây được cho là nguyên nhân trực tiếp:

  • Tiếp xúc với dịch tiết côn trùng
  • Côn trùng cắn
  • Ánh sáng mặt trời
  • Một số kim loại như niken, bạc, inox, sắt…
  • Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh…
  • Bột giặt, nước xả vải, sản phẩm chăm sóc và làm sạch da…
  • Hóa chất hay dung môi công nghiệp
  • Núm vú giả, đồ chơi làm bằng cao su
  • Phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, lông động vật
  • Bề mặt da ma sát với tã, quần áo hay giày dép
nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở trẻ
Trẻ thường xuyên dùng thuốc giảm đau, hạ sốt hay kháng sinh có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc cao hơn

Một số yếu tố rủi ro khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em. Bao gồm:

  • Vấn đề giới tính: Theo ghi nhận từ số liệu thống kê, các bé gái thường có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc cao hơn so với bé trai.
  • Yếu tố di truyền: Viêm da tiếp xúc được xác định là bệnh da liễu có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con. Chính vì thế, nếu bố mẹ mắc bệnh lý này hoặc các bệnh liên quan tới cơ địa thì khả năng bị bệnh của trẻ cũng sẽ cao hơn.
  • Trẻ mắc bệnh cơ địa: Nếu trẻ mắc các bệnh liên quan tới cơ địa như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, bệnh chàm, viêm da cơ địa… thì sẽ có nguy cơ cao bị viêm da tiếp xúc.
  • Trẻ sinh non: Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trẻ sinh thiếu tháng thường có cơ địa nhạy cảm cùng sức đề kháng yếu. Chính vì thế mà hệ miễn dịch rất dễ bị kích thích bởi các yếu tố từ môi trường. Từ đó làm bùng phát triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc.

2. Các dấu hiệu nhận biết

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em có thể làm kích hoạt cả các triệu chứng cơ năng và thực thể. Cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây để có thể sớm phát hiện khi trẻ không may mắc bệnh:

  • Trên bề mặt da của trẻ có xuất hiện các vết ban dài hay tròn với kích thước và hình dạng không đồng nhất.
  • Các vết ban này thường có ranh giới rõ ràng với những vùng da rõ ràng và có thể có dấu hiệu phù nề.
  • Một thời gian ngắn sau đó, bề mặt da có xu hướng xuất hiện các nốt mụn nước hay bọng nước mọc khu trú hoặc rải rác.
  • Tất cả các trường hợp trẻ mắc bệnh đều sẽ bị nóng rát kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau nhức tại chỗ.
  • Các mụn nước sẽ có xu hướng tự vỡ và hình thành vảy tiết sau khoảng 3 ngày.
  • Triệu chứng viêm da tiếp xúc có thể khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, bứt rứt khó chịu và chà xát lên vùng da tổn thương.
trẻ bị viêm da tiếp xúc ở trẻ
Làn da của trẻ thường phát ban hay nổi mẩn đỏ khi bị viêm da tiếp xúc

Nếu không sớm can thiệp, tổn thương da có thể trở nên nặng nề, các triệu chứng bệnh có thể đi kèm tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trên diện rộng. Lúc này trẻ sẽ quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú và luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Trẻ bị viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường có mức độ nhẹ, có thể đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm thì tổn thương da có thể diễn tiến theo chiều hướng xấu và gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.

Bệnh thường thuyên giảm sau 5 – 10 ngày nếu sớm can thiệp điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và xử lý sai cách thì tổn thương da sẽ gây ngứa ngáy dữ dội kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe, khiến trẻ chán ăn, bỏ ăn và sụt cân, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh như:

  • Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Biến chứng này sẽ dễ dàng phát sinh khi trẻ thường xuyên cào gãi và chà xát lên tổn thương da. Khiến cho tổn thương thứ phát hình thành, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm không chỉ khiến da bị tổn thương nặng mà còn khiến trẻ bị sốt nhẹ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi.
  • Hoại tử da: Đây được cho là biến chứng nặng nề nhất của bệnh viêm da tiếp xúc. Hoại tử da phát sinh khi viêm da bội nhiễm không được điều trị kịp thời hay do lạm dụng các loại thuốc bôi có chứa corticosteroid.

Chăm sóc và điều trị bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên bạn cần hết sức chú ý khi điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ. Mặc dù các triệu chứng của bệnh có thể cải thiện nhanh khi được điều trị và chăm sóc tốt tại nhà nhưng bạn vẫn nên đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định mức độ bệnh và hướng dẫn điều trị đúng cách. Đối với bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em, có thể điều trị theo các cách sau:

1. Chăm sóc và điều trị tại nhà

Với trường hợp triệu chứng của bệnh còn nhẹ thì bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị tại nhà. Bởi sử dụng thuốc khi chưa cần thiết thường dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà bao gồm:

  • Tắm nước mát:

Sau khi các triệu chứng viêm da tiếp xúc bùng phát bạn nên đưa trẻ đi tắm nước mát ngay. Điều này sẽ giúp làm dịu da và loại bỏ được các tác nhân gây dị ứng hay kích ứng. Có thể thêm vào nước tắm của trẻ 1 chút tinh dầu khuynh diệp để sát trùng và giảm ngứa tốt hơn.

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ:

Thoa kem dưỡng ẩm không chỉ giúp làm dịu da, giảm mức độ tổn thương do viêm da tiếp xúc mà còn tăng cường sức đề kháng cho làn da của trẻ. Nên ưu tiên các sản phẩm có chứa thành phần kháng khuẩn và làm dịu da như kẽm, Aloe vera, Glycerin, Oat extract… Hãy tham khảo bác sĩ để lựa chọn loại kem dưỡng phù hợp nhất với làn da của trẻ.

chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ
Nên dùng các loại kem dưỡng ẩm lành tính để chăm sóc da cho trẻ tốt hơn
  • Cho bé mặc quần áo rộng thoáng:

Tổn thương trên bề mặt da có thể sẽ nghiêm trọng và lan tỏa trên diện rộng nếu có ma sát. Chính vì thế khi bé đang bị viêm da tiếp xúc, bạn nên cho bé mặc quần áo rộng thoáng với chất liệu thấm hút tốt để giữ cho làn da luôn khô thoáng, tránh ma sát.

  • Cho bé uống nhiều nước:

Bổ sung đủ nước cho trẻ sẽ hỗ trợ tốt cho việc điều hòa hoạt động của hệ thống miễn dịch. Bên cạnh nước lọc nên cho trẻ uống nước ép từ rau củ quả tươi để tăng cường đề kháng. Nếu trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ thì bạn có thể cho trẻ bú nhiều hơn bình thường.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành tổn thương trên da do viêm da tiếp xúc. Nên bổ sung trong khẩu phần ăn của trẻ thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, hạn chế các thực phẩm và đồ uống dễ gây dị ứng như hải sản, sữa bò, đậu nành, đậu phộng, thịt bò…

  • Bảo vệ làn da cho trẻ:

Khi bị viêm da tiếp xúc, làn da của bé sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời và các yếu tố bên ngoài. Nên hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời, mặc áo khoác, thoa kem chống nắng khi trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

  • Không cào gãi hay chà xát lên da:

Ngứa ngáy có thể khiến trẻ khó chịu, thường xuyên muốn cào gãi. Điều này có thể khiến mụn nước vỡ ra, da bị trợt loét và tăng nguy cơ bội nhiễm. Bạn hãy cắt gọn móng tay cho trẻ và nhớ dặn dò trẻ không được gãi cào lên da.

2. Sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết

Trong một số trường hợp, các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ không đáp ứng tốt với triệu chứng. Lúc này, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc cho trẻ sử dụng để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và mức độ bệnh mà có thể dùng các thuốc sau:

  • Dung dịch hồ nước: Loại thuốc này có tác dụng làm sạch da, sát khuẩn nhẹ và giúp làm giảm sưng đỏ. Trước khi sử dụng, nên chú ý vô trùng da cho trẻ để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm.
  • Dung dịch thuốc tím: Được chỉ định trong trường hợp tổn thương da có dấu hiệu viêm nhiễm. Dung dịch thuốc tím có thể dùng theo 2 cách, bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương hay pha nước tắm để giúp giảm ngứa và sát trùng.
  • Thuốc kháng Histamine H1: Nhóm thuốc này được sử dụng theo đường uống và khá an toàn với trẻ nhỏ. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, sưng viêm, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan tỏa rộng.
  • Thuốc giảm đau: Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu đau nhức, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Paracetamol. Loại thuốc này có công dụng giảm đau và hạ sốt nhưng chỉ dùng được cho trẻ trên 2 tuổi.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định trong trường hợp tổn thương da bị viêm nhiễm nặng nề. Đây là nhóm thuốc rất dễ phát sinh rủi ro khi dùng cho trẻ nên bác sĩ thường cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định.
chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ
Bác sĩ sẽ căn cứ độ tuổi của trẻ cùng mức độ tổn thương da để kê toa thuốc phù hợp

Bạn cần chú ý theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ bằng thuốc. Khi phát sinh những bất thường hay toa thuốc được chỉ định không đáp ứng tốt hãy báo cáo cho bác sĩ ngay để kịp thời điều chỉnh.

3. Xử lý viêm da tiếp xúc ở trẻ em AN TOÀN – HIỆU QUẢ bằng Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, căn nguyên gây viêm da tiếp xúc ở trẻ em xuất phát từ sự suy giảm miễn dịch, rối loạn nội tiết trong cơ thể. Từ đây “hàng rào” miễn dịch của trẻ suy yếu, dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà, dị nguyên khiến triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn phát sinh. Do vậy, để nhanh chóng loại bỏ căn bệnh này, cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nâng cao chức năng tự bảo vệ của da, kiểm soát triệu chứng bên ngoài, giúp trẻ hết khó chịu, ngứa ngáy.

Thấu hiểu những khó khăn, bất tiện của trẻ nhỏ khi bị viêm da tiếp xúc, Trung tâm Thuốc dân tộc đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị viêm da tiếp xúc”. Sau hành trình dài “đãi cát tìm vàng” với những nỗ lực của đội ngũ chuyên gia, bài thuốc thảo dược Thanh bì Dưỡng can thang đã ra đời, giúp xử lý viêm da tiếp xúc ở trẻ em TỪ GỐC, an toàn, không tác dụng phụ.

HẾT ngứa ngáy, nổi mẩn do viêm da tiếp xúc, PHỤC HỒI DA nhanh chóng – AN TOÀN với Thanh bì Dưỡng can thang

Chắt lọc tinh hoa Y học bản địa và Y học cổ truyền qua hàng chục bài thuốc cổ phương, lấy cốt thuốc bí truyền của người Tày và bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông làm nền tảng, đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã làm mới, gia giảm thành phần dược liệu, công thức phối chế. Từ đây, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện, tạo bước ĐỘT PHÁ trong xử lý mọi thể viêm da, trong đó có viêm da tiếp xúc ở trẻ em. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]

Đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc, Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã đưa tin Thanh bì Dưỡng can thang tới đông đảo khán giả cả nước. Trong số phát sóng ngày 16/11/2019, chương trình giới thiệu bài thuốc là “Giải pháp vàng” trong điều trị viêm da, an toàn cho trẻ nhỏ, phù hợp với xu hướng trị bệnh của thế kỷ 21.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu công thức ĐỘC QUYỀN “2 trong 1” với sự kết hợp ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT 2 chế phẩm BÔI – NGÂM RỬA trong 1 liệu trình. Từ đây, bài thuốc từng bước GIẢI ĐỘC – KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG – PHỤC HỒI DA, giúp trẻ HẾT ngứa ngáy, không còn khó chịu do viêm da tiếp xúc. Cụ thể như sau:

  • Đào thải độc tố bên trong cơ thể, triệt tiêu căn nguyên gây viêm da tiếp xúc. 
  • Sát khuẩn, kháng khuẩn, ngăn chặn tổn thương lan rộng gây bội nhiễm.
  • Cung cấp dưỡng chất, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới, PHỤC HỒI DA toàn diện cho trẻ.
  • Củng cố hàng rào miễn dịch, nâng cao sức khỏe làn da, ngăn chặn nguy cơ tái phát viêm da tiếp xúc ở trẻ.

XEM NGAY: Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa viêm da tiếp xúc độc quyền, ĐÁNH BẬT mọi nguyên nhân gây bệnh

2 nhóm thuốc cho hiệu quả chuyên sâu trong xử lý viêm da tiếp xúc
2 nhóm thuốc cho hiệu quả chuyên sâu trong xử lý viêm da tiếp xúc

Đặc biệt, Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 100% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO, được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam rộng 100ha trong bào chế Thanh bì Dưỡng can thang. Do vậy, bài thuốc AN TOÀN – LÀNH TÍNH, phù hợp với làn da non nớt của trẻ.

Theo thống kê tại hệ thống phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã điều trị thành công cho nhiều trẻ em bị viêm da tiếp xúc. Trong đó, 95% trẻ lành bệnh sau liệu trình từ 1-3 tháng, hạn chế tái phát sau thời gian dài ngưng sử dụng. 

Tỷ lệ trẻ được điều trị thành công lên đến 95%
Tỷ lệ trẻ được điều trị thành công lên đến 95%

ĐỪNG BỎ LỠ: Chuyên gia ĐÁNH GIÁ CAO, đông đảo bệnh nhân ĐÃ CHỌN Thanh bì Dưỡng can thang trị viêm da tiếp xúc

Biện pháp ngăn ngừa viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng có làn da mỏng và rất nhạy cảm nên những tổn thương do viêm da tiếp xúc thường có xu hướng tái phát nhiều lần. Chính vì thế mà bạn cần thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa cho trẻ.

Chú ý đến các vấn đề sau:

  • Cách ly trẻ với các yếu tố dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, mạt bụi…
  • Tham khảo bác sĩ để chọn cho trẻ các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da phù hợp, tránh gây kích ứng.
  • Thay tã, vệ sinh tắm rửa cho trẻ thường xuyên, mặc quần áo rộng thoáng cho trẻ, nên chọn đồ có chất liệu mềm và thấm hút tốt.
  • Phun xịt côn trùng định kỳ, chú ý vệ sinh nhà cửa để loại bỏ nấm mốc, mạt bụi và côn trùng.
  • Giặt giũ quần áo cho trẻ sạch sẽ và phơi ở những nơi có ánh sáng mặt trời, tuyệt đối không phơi qua đêm.
  • Hạn chế cho trẻ chơi quá nhiều ngoài trời, nhất là ở những nơi có nhiều cây cỏ khi thời tiết nóng ẩm.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ, bổ sung đầy đủ thành phần dưỡng chất, tăng cường rau củ quả tươi để nâng cao đề kháng.
  • Cho trẻ luyện tập và sinh hoạt khoa học mỗi ngày, đi ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Tình trạng viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường không nghiêm trọng và có xu hướng cải thiện nhanh nếu được can thiệp sớm. Tuy nhiên nếu chủ quan không chăm sóc và điều trị kịp thời thì các vấn đề rủi ro hoàn toàn có thể phát sinh. Bạn cần chú ý phát hiện sớm khi bé có những dấu hiệu bất thường trên da cần liên hệ ngay với bác sĩ để dược tư vấn miễn phí:

Có thể bạn quan tâm:

Click đọc ngay:

Có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên, Thanh bì Dương can thang điều trị chuyên sâu viêm da tiếp xúc, cho hiệu quả lên đến 95% sau 1-3 tháng.

Kinh nghiệm xử lý khi bị viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng

Nhiều loại côn trùng có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc nếu chúng chạm trực tiếp lên da...

viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Bị viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi hoàn toàn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác...

Viêm Da Tiếp Xúc Ánh Sáng Và Cách Xử Trí An Toàn Từ Thảo Dược

Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng khiến vùng da tiếp xúc với ánh sáng hay tia cực tím phồng...

Bật mí cách chữa viêm da cơ địa bằng dầu cám gạo dễ thực hiện

Dầu cám (Rice Bran Oil) không chỉ được dùng nhiều trong ăn uống, làm đẹp mà nguyên liệu trên còn...

bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để giảm nhanh?

Các chuyên gia Da liễu khuyến cáo, khi bị viêm da tiếp xúc nếu kiêng cữ nghiêm ngặt sẽ giúp...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Trần Thị NgaTrần Thị Nga says: Trả lời

    Bé nhà mình 23 tháng , bị viêm da tiếp xúc, xuất hiện bỏng nước, bỏng nước bị vỡ gây loét da, xuất hiện ở khuỷu tay và đùi có dùng được thuốc không ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.