Viêm da ánh sáng thực vật là gì? Cách khắc phục

Viêm da ánh sáng thực vật là tình trạng viêm da xảy ra do dị ứng với các loại thực vật mang những yếu tố khiến da dễ bị kích thích và nhạy cảm với ánh sáng. Triệu chứng của bệnh thường bùng phát vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng và thuyên giảm nhanh vào mùa đông. Để có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết căn bệnh này.

Viêm da ánh sáng thực vật là gì?

Viêm da ánh sáng thực vật là một trong những dạng viêm da xuất hiện phổ biến. Bệnh thể hiện cho tình trạng viêm da hình thành do dị ứng với các loại thực vật mang nhiều yếu tố khiến da dễ bị kích thích và trở nên nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm da ánh sáng thực vật là gì? Cách khắc phục
Tìm hiểu bệnh viêm da ánh sáng thực vật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Khi da tiếp xúc với thực vật chứa yếu tố gây dị ứng sẽ kết hợp với oxy tạo thành một chất oxy hóa. Chất này có khả năng tác động và gây tổn thương cấp tính ở lớp bì, lớp thượng bì và những tế bào nội mạc của da. Từ đó gây nên tình trạng viêm da.

Bệnh viêm da ánh sáng thực vật được thể hiện bởi nhiều dấu hiệu nghiêm trọng. Điển hình như vùng da tiếp xúc với thực vật và ánh sáng bị viêm, đỏ thành từng mảng kèm theo mụn mủ, mụn nước và cảm giác đau rát. Triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng phát triển và lây lan sang nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Căn bệnh này xảy ra phổ biến ở những người thường xuyên tiếp xúc hay hoạt động dưới ánh sáng mặt trời. Triệu chứng của bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng và thuyên giảm nhanh vào mùa đông.

Bệnh viêm da ánh sáng thực vật xảy ra do đâu?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến bệnh viêm da ánh sáng thực vật bùng phát vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa và yếu tố di truyền.

Bệnh dễ dàng phát sinh ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh (ông bà, cha mẹ, anh chị). Ở những đối tượng này, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng xuất hiện khi bạn tiếp xúc với các loại thực vật chứa thành phần tăng nhạy cảm ánh sáng như xương rồng, chanh, cần tây, ớt, tỏi… Sau đó, chỗ tiếp xúc với thực vật bị tác động bởi ánh sáng, ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi tia cực tím có bước sóng dài – UVA 320 đến 380m.

Nguyên nhân gây viêm da ánh sáng thực vật
Bệnh viêm da ánh sáng thực vật có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa nhạy cảm

Tham khảo thêm: Chẩn đoán viêm da cơ địa khởi phát ở người lớn

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da ánh sáng thực vật

Theo các chuyên gia, bệnh viêm da ánh sáng thực vật là một bệnh ngoài da tương đối lành tính. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh dễ phát triển và lây lan trong một thời gian ngắn. Bệnh được chia thành những thể sau: Nhiễm độc ánh sáng, dị ứng với ánh sáng, mụn nước dạng thủy đậu, sẩn ngứa do ánh sáng, khô da đậm sắc tố.

Triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của bệnh giời leo, bệnh chàm. Vì thế bạn cần đến chuyên khoa da liễu để được bác sĩ kiểm tra và xác định chính xác bệnh lý. Sau đó áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Một số dạng viêm da kèm theo dấu hiệu được liệt kê dưới đây sẽ nhanh chóng xuất hiện khi bạn bị viêm da ánh sáng thực vật:

  • Nhiễm độc ánh sáng

Thông thường những triệu chứng của bệnh viêm da ánh sáng thực vật sẽ xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với ánh sáng từ 5 – 20 phút. Khi đó, vùng da tiếp xúc sẽ xuất hiện nhiều nốt ban đỏ có dạng phù nề cùng với các bọng nước và biểu hiện ngứa ngáy tại chỗ.

Tổn thương thường hình thành và phát triển ở những vùng da hở. Điển hình như vùng mặt, vùng ngực, cổ, tay và chân. Ở một vài trường hợp, triệu chứng của bệnh cũng có thể xảy ra trên vùng kín hoặc bị lây lan. Sau khi tổn thương lành, trên vùng da bệnh sẽ hình thành một lớp vảy. Chúng bong tróc tự nhiên và để lại các vệt tăng sắc tố kéo dài trên da.

  • Dị ứng với ánh sáng

Đối với thể dị ứng ánh sáng, những triệu chứng của bệnh sẽ âm thầm hình thành và phát triển sau 24 giờ kể từ khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng.

Những biểu hiện của bệnh gồm vùng da tiếp xúc với ánh sáng hình thành nhiều mảng đỏ kèm theo biểu hiện chảy nước, phù nề, nổi mề đay mẩn ngứa tương tự như bệnh chàm thể cấp tính nhưng lại phát triển thành thể mạn tính.

Tổn thương da sẽ phát sinh mạnh mẽ ở những vùng da hở. Sau đó tổn thương lan rộng ra khắp người.

Dị ứng với ánh sáng
Triệu chứng của thể dị ứng với ánh sáng sẽ âm thầm hình thành và phát triển sau 24 giờ tiếp xúc
  • Mụn nước dạng thủy đậu

Mụn nước dạng thủy đậu là một thể bệnh mang tính bẩm sinh. Thể bệnh này xuất hiện từ khi trẻ nhỏ có độ tuổi từ 2 – 5 hoặc sớm hơn. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện biếng ăn, nôn mửa hoặc buồn nôn.

Mụn nước dạng thủy đậu xuất hiện với biểu hiện đỏ da, có bọng nước, mụn nước mọc thành cụm hoặc rải rác kèm theo cảm giác ngứa ngáy.

Mụn nước lõm ở giữa tương tự như bệnh thủy đậu. Chính vì thế, mụn nước dạng thủy đậu và bệnh thủy đậu rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Khi bọng nước hoặc mụn nước khô tại sẽ đóng vảy tiết có màu đen. Sau 2 tuần, vảy tiết đen bong tróc đi và để lại vết sẹo trắng lõm.

  • Sẩn ngứa do ánh sáng

Sẩn ngứa do ánh sáng xảy ra phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là vào mùa hè. Khi tiếp xúc với ánh sáng những vùng da hở sẽ có biểu hiện ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ có kích thước to và chắc như hạt ngô, nổi cộm và cao hơn bề mặt da, có dạng sẩn phù hoặc sẩn huyết thanh.

Vùng da bị tổn thương từ thể sẩn ngứa do ánh sáng thường hằn cổ trâu và khô ráp, lỗ chân lông nở rộng. Sau khi vùng da bị tổn thương lành lại, sẩn biến mất sẽ để lại sẹo teo hoặc sẹo trắng nhỏ. Ngoài ra môi của bệnh nhân cũng có biểu hiện đóng vảy, khô nứt và phù nề.

Những tổn thương do thể bệnh này không thể tự khỏi và thường xuyên tái phát.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

  • Khô da đậm sắc tố

Khô da đậm sắc tố cũng là một thể bệnh mang tính bẩm sinh giống như thể mụn nước dạng thủy đậu. Bệnh xuất hiện ở những trẻ có độ tuổi từ 14 – 15 tuổi hoặc từ 1 – 3 tuổi. Khi mắc bệnh, vùng da tiếp xúc với ánh nắng sẽ có biểu hiện phù nề, đỏ, trên nền đỏ có bọng nước, mụn nước tương tự như bệnh chàm.

Những trể mắc chứng khô da đậm sắc tố thường sợ ánh sáng. Ở một số trường hợp, niêm mạc có thể bị thâm đen.

Khô da đậm sắc tố
Khô da đậm sắc tố là thể bệnh mang tính bẩm sinh

Những người bị viêm da ánh sáng thực vật cần nhanh chóng rửa sạch vùng da bệnh với xà phòng, chăm sóc da và bảo vệ da bằng cách che chắn kỹ khi nắng. Đồng thời sớm thăm khám và điều trị để phòng ngừa bội nhiễm da. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để làm giảm nguy cơ mắc các di chứng trên da.

Phương pháp điều trị viêm da ánh sáng thực vật

Viêm da ánh sáng thực vật không phải là bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên sau khi xuất hiện, những triệu chứng của bệnh có xu hướng phát triển mạnh và lan rộng sang nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Chính vì thế người bệnh cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà ngay khi triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện. Ở trường hợp nặng, tổn thương xuất hiện trên mảng da lớn hoặc lan rộng sang nhiều vị trí trên cơ thể, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời xử lý.

Biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà

Ngay khi biểu hiện của bệnh viêm da ánh sáng thực vật xuất hiện, bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà dưới đây:

  • Chườm mát/chườm lạnh

Cả biện pháp chườm lạnh và chườm mát đều có khả năng cải thiện tốt tình trạng đỏ da và ngứa da do bệnh viêm da ánh sáng thực vật gây ra. Biện pháp này có khả năng hạn chế sự hình thành và phát triển của những nốt mụn nước.

Đối với biện pháp chườm mát, bạn cần chuẩn bị một thau nước sạch có chứa vài viên đá nhỏ. Sau đó ngâm vùng da bị tổn thương vào thau nước mát để làm dịu các nốt mụn nước, giảm ngứa, giảm đỏ da và sưng da.

Đối với biện pháp chườm lạnh, người bệnh cần đựng một ít đá lạnh trong túi vải. Sau đó chườm túi vải lên vùng da đang bị tổn thương. Bạn cần lưu ý không chườm lạnh vào vùng da có nhiều bọng nước.

Chườm mát/chườm lạnh
Kiểm soát viêm da ánh sáng thực vật bằng biện pháp chườm mát/chườm lạnh

Đối với những trường hợp có tổn thương da kèm theo nhiều mụn nước, người bệnh cần sử dụng nước muối sinh lý hoặc xà phòng dịu nhẹ để vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh. Sau khi vệ sinh xong, dùng khăn khô lau nhẹ vùng da bệnh. Biện pháp này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng và bội nhiễm da.

  • Dưỡng ẩm da

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và làm giảm nhanh những triệu chứng của bệnh viêm da ánh sáng thực vật, người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm.

Kem dưỡng ẩm được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp vào vùng da đang bị tổn thương sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Áp dụng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cần lưu ý bôi kem dưỡng ẩm với liều lượng vừa đủ. Đồng thời lựa chọn kem dưỡng phù hợp với da theo sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

Tham khảo thêm: Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?

Điều trị y tế

Đối với những trường hợp nặng, tổn thương da lan rộng kèm theo triệu chứng đau rát, người bệnh có thể sử dụng một số loại kem bôi hoặc thuốc cortisone theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, trị chứng phồng rộp, da sưng đỏ và nhiều biểu hiện khác của bệnh viêm da ánh sáng thực vật.

Ngoài ra, dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc chống nhiễm khuẩn và một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen…

Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bác sĩ chuyên khoa sẽ thêm thuốc kháng sinh vào phác đồ điều trị bệnh. Loại thuốc này sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều trị tốt các dạng nhiễm khuẩn da.

Điều trị y tế
Sử dụng thuốc bôi trị viêm da ánh sáng thực vật

Ngoài việc áp dụng biện pháp chăm sóc và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và tránh tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng mặt trời. Nếu phải ra ngoài, bạn nên che chắn kỹ càng và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao ở những vùng da không có mụn nước.

Người bị viêm da ánh sáng thực vật cần sinh hoạt như thế nào?

Trong quá trình điều trị viêm da ánh sáng thực vật, người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt phù hợp và chế độ ăn uống hợp lý. Điều này sẽ giúp quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ hơn.

  • Sử dụng kết hợp thuốc bôi và thuốc uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Người bệnh cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu ra ngoài, bạn cần thoa kem chống nắng, sử dụng mủ, mặc quần dài, mặc áo dài tay, mang khẩu trang và váy chống nắng.
  • Không sử dụng mỹ phẩm và sản phẩm làm sạch da chứa chất tẩy rửa trong thời gian điều trị bệnh.
  • Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm có khả năng chống viêm và nâng cao sức đề kháng. Điển hình như thực phẩm giàu vitamin (rau xanh, hoa quả…), thực phẩm chứa chất chống viêm (tỏi, gừng, hành…).
  • Không sử dụng các loại thực phẩm có khả năng làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm hoặc gây kích ứng da. Bao gồm: Thức ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và được bảo quản, thức uống chứa cồn…
  • Người bệnh cần đến bệnh viện nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm da ánh sáng thực vật

Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm da ánh sáng thực vật hình thành hoặc tái phát:

  • Tránh tiếp xúc với các loại thực vật chứa chất gây kích ứng da khi hoạt động dưới ánh nắng mặt trời như xương rồng, chanh,cần tây, ớt, tỏi…
  • Bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng, ánh sáng mặt trời ngay cả khi không tiếp xúc với thực vật chứa yếu tố gây kích ứng, nhất là vào khung giờ trưa.
  • Dùng kem chống nắng và che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài.
  • Vệ sinh da và tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Tránh để nhựa thực vật, bụi bẩn, mồ hôi, hóa chất… tích tụ trên da.
  • Dưỡng ẩm da mỗi ngày bằng các loại kem dịu nhanh, chứa tinh dầu thảo dược. Việc bôi kem dưỡng ẩm không chỉ giúp cân bằng độ ẩm cho da mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm da ánh sáng thực vật.
  • Nếu đang bị viêm da tiếp xúc, bệnh chàm, bệnh viêm da cơ địa bệnh vảy nến… bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng thức uống có cồn và các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng da. Nhất là khi bạn có tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân mắc bệnh viêm da tiếp xúc hoặc các bệnh về da khác.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm giàu vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin E…). Chế độ ăn uống này sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm da ánh sáng thực vật bằng cách bảo vệ da, nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là biện pháp phòng ngừa bệnh hình thành và phát triển

Đa số trường hợp mắc bệnh viêm da ánh sáng thực vật đều không gặp nguy hiểm và có thể điều trị tốt bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn chậm trễ trong quá trình thăm khám và điều trị, triệu chứng của bệnh sẽ lan rộng, khó chữa khỏi và dễ hình thành sẹo sau khi lành. Do đó, hãy áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp ngay khi triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện.

 

Có thể bạn quan tâm

Viêm da tiếp xúc và zona: Cách phân biệt, nhận biết

Viêm da tiếp xúc và zona: Cách phân biệt, nhận biết

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc và zona khá giống nhau. Chẳng hạn tình trạng đau rát, nổi...

bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để giảm nhanh triệu chứng bệnh?

Các chuyên gia Da liễu khuyến cáo, khi bị viêm da tiếp xúc nếu kiêng cữ nghiêm ngặt sẽ giúp...

viêm da tiếp xúc ở trẻ em

Bệnh viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách chăm sóc, điều trị

Trẻ em là đối tượng có làn da rất mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương khi...

Giải pháp “vàng” điều trị viêm da tiếp xúc tận gốc, ngăn chặn tái phát từ thảo dược

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm nhiễm gây ra bởi hàng nghìn yếu tố dị nguyên khác nhau....

Viêm da dị ứng mỹ phẩm là tình trạng phổ biến hiện nay

Viêm da dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu và cách xử lý

Theo ước tính, trung bình ở một người trưởng thành sẽ sử dụng ít nhất bảy loại sản phẩm chăm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *