Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để giảm nhanh triệu chứng bệnh?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Các chuyên gia Da liễu khuyến cáo, khi bị viêm da tiếp xúc nếu kiêng cữ nghiêm ngặt sẽ giúp kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng hơn. Vậy bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị? Những thông tin được cập nhật dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ vấn đề này.

bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì
Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để kiểm soát triệu chứng tốt hơn?

Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để kiểm soát bệnh tốt hơn?

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu thường bùng phát sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng. Thương tổn do bệnh lý này gây ra thường có mức độ nhẹ và phạm vi ảnh hưởng nhỏ. Chỉ cần chăm sóc và điều trị đúng cách thì sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Để hỗ trợ tốt hơn cho việc kiểm soát triệu chứng viêm da tiếp xúc, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện việc kiêng cữ nghiêm ngặt trong suốt quá trình điều trị. Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì? Dưới đây là các vấn đề cần lưu ý:

1. Kiêng tiếp xúc với các loại hóa chất

Các loại hóa chất trong sinh hoạt thường ngày có thể là nguyên nhân làm bùng phát triệu chứng viêm da tiếp xúc. Nhất là ở những người có làn da nhạy cảm thì tiếp xúc nhiều với hóa chất sẽ khiến tổn thương da nặng nề thêm.

Để giúp ích cho quá trình kiểm soát triệu chứng và đẩy lùi bệnh, cần hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất. Bao gồm:

  • Chất tẩy rửa và dung dịch làm sạch: Bột giặt, nước rửa bát, nước lau sàn…
  • Các loại mỹ phẩm: Keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, nước hoa, mỹ phẩm trang điểm…
  • Sản phẩm làm sạch da: Nước rửa tay, sữa tắm, dầu gội đầu, sữa rửa mặt…
  • Dung môi công nghiệp: Methanol, acetone, toluen, cyclohexane…
  • Các chất trong xây dựng: Sơn, vôi, xi măng…

2. Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Vùng da bị tổn thương do viêm da tiếp xúc thường sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc thường xuyên ra ngoài khi trời nắng có thể khiến da bị thâm sạm hay ngứa ngáy nhiều hơn.

Chính vì thế mà người bị viêm da cơ địa cần kiêng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu ra ngoài cần chú ý che chắn cẩn thận và sử dụng kem chống nắng để hạn chế những ảnh hưởng xấu.

Xem thêm: Viêm Da Tiếp Xúc Ánh Sáng Và Cách Xử Trí An Toàn Từ Thảo Dược

viêm da tiếp xúc kiêng gì
Cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tránh triệu chứng viêm da tiếp xúc nghiêm trọng hơn

3. Kiêng ăn một số loại thực phẩm

Các chuyên gia Da liễu cho biết, việc tiêu thục một số thực phẩm không phù hợp có thể kích thích phản ứng viêm, gây sưng đau và khiến vùng da tổn thương bị thâm sẹo sau điều trị. Đồng thời các thành phần trong nhiều loại thực phẩm còn kích hoạt triệu chứng viêm da tiếp xúc nặng nề thêm và kéo dài dai dẳng.

Vậy người bị viêm da tiếp xúc dị ứng kiêng ăn gì? Một số loại thực phẩm cần tránh có thể kể đến:

  • Các loại thịt đỏ: Đa phần các loại thịt đỏ như thịt bò, dê, cừu… đều chứa sắc tố gây tối màu da, dễ để lại thâm sẹo. Đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm khi tiêu thụ 1 lượng protein quá dồi dào có thể gây ngứa ngáy dữ dội ở vùng da tổn thương.
  • Hải sản: Đây chính là nhóm thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng rất cao. Ăn hải sản khi đang bị viêm da tiếp xúc sẽ gây kích thích phản ứng dị ứng. Đồng thời làm bùng phát các triệu chứng như nổi mề đay, ngứa cổ họng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị: Các bác sĩ Da liễu cho biết, các loại gia vị như muối, bột ngọt, đường, ớt, tiêu… có thể khiến các triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời chúng còn làm tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch, kích thích triệu chứng viêm da tiếp xúc bùng phát mạnh..
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Tiêu thụ nhóm thực phẩm này có thể sẽ làm gián đoạn quá trình điều trị. Chất béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này thường kích thích phản ứng viêm và làm tăng mức độ sưng viêm, đau rát ở vùng da tổn thương.
  • Rau muống: Đây là thực phẩm có thể gây ra sẹo lồi ở các vết thương hở. Nên kiêng ăn rau muống trong thời gian điều trị để tránh tình trạng này
viêm da tiếp xúc cần kiêng gì
Khi bị viêm da tiếp xúc cần kiêng ăn các loại hải sản

4. Rượu bia và chất kích thích

Rượu bia, thức uống chứa cồn và chất kích thích (caffeine có trong cà phê và trà đặc) là các loại đồ uống mà người bị viêm da tiếp xúc nên kiêng cữ. Bởi chúng có thể khiến cho cơ thể bị mất nước và làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch. Từ đó dẫn tới tình trạng tổn thương trên da lan tỏa rộng, có thể gây sưng đau và rất dễ để lại thâm sẹo.

Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống này khi đang điều trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng các loại thuốc uống. Bởi chúng có thể gây tương tác, tăng nguy cơ phát sinh phản ứng phụ cùng các tình huống rủi ro.

Bác sĩ giải đáp: Bị bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

5. Kiêng cào gãi và chà xát lên vùng da bị bệnh

Bệnh viêm da tiếp xúc không chỉ khiến da bị tổn thương mà còn kích hoạt triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Chính vì thế mà thường khiến cho người bệnh có xu hướng thích cào gãi, chà xát để giảm ngứa.

Tuy nhiên, cào gãi, chà xát lên vùng da tổn thương là thói quen xấu có thể khiến làn da bị trợt loét, gây sưng viêm nặng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần chú ý kiêng cào gãi để hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tốt hơn.

kiêng gì khi bị viêm da tiếp xúc
Tuyệt đối không cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương do viêm da tiếp xúc

6. Stress, căng thẳng thần kinh

Stress và căng thẳng thần kinh cũng được cho là một trong những triệu chứng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Từ đó khiến triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc bùng phát mạnh mẽ hơn.

Chính vì thế, bạn cần chú ý kiểm soát tốt stress, căng thẳng và tránh các suy nghĩ tiêu cực. Căng thẳng kéo dài có thể khiến tổn thương da lan tỏa và làm tăng nguy cơ kích hoạt viêm nhiễm.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý có mức độ nhẹ, có thể được cải thiện nhanh chóng khi sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. Tuy nhiên, nếu chậm trễ trong việc điều trị hay chăm sóc không đúng cách thì tổn thương da có thể lan rộng. Đồng thời tăng nguy cơ nhiễm trùng cùng các biến chứng nghiêm trọng khác.

Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, cần chú ý đến các vấn đề sau đây:

  • Cần chú ý đến sức khỏe của làn da để sớm phát hiện ngay khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh bùng phát. Có thể chăm sóc và điều trị tại nhà khi bệnh còn nhẹ.
  • Trường hợp tổn thương da lan tỏa hay biểu hiện triệu chứng nặng nề thì cần thăm khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn điều trị chuyên sâu.
  • Nên chú ý vệ sinh cơ thể thường xuyên, đồng thời giữ vùng da tổn thương được thông thoáng và sạch sẽ. Chính điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Bổ sung cho cơ thể đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tăng cường vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi với chất liệu mát mẻ, thấm hút tốt để giảm ma sát lên bề mặt da đang tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, ít nhất 2 lần/ngày bằng các sản phẩm lành tính có nguồn gốc tự nhiên để làm dịu da, giảm khô ráp và thúc đẩy nhanh chóng quá trình chữa lành tổn thương.

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?”. Đồng thời đề cập đến các vấn đề cần lưu ý trong quá trình điều trị để giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt thì triệu chứng viêm da tiếp xúc có thể được kiểm soát và dần cải thiện chỉ sau 7 – 10 ngày.

Có thể bạn quan tâm:

chữa viêm da tiếp xúc tại nhà

Gợi Ý 9 Cách Chữa Viêm Da Tiếp Xúc Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Để thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần áp dụng chăm sóc...

Giải pháp “vàng” điều trị viêm da tiếp xúc tận gốc, ngăn chặn tái phát từ thảo dược

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm nhiễm gây ra bởi hàng nghìn yếu tố dị nguyên khác nhau....

Bật mí cách chữa viêm da cơ địa bằng dầu cám gạo dễ thực hiện

Dầu cám (Rice Bran Oil) không chỉ được dùng nhiều trong ăn uống, làm đẹp mà nguyên liệu trên còn...

Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm: Khó điều trị lại dễ tái phát

Viêm da tiếp xúc dị ứng bội nhiễm là một dạng thương tổn nặng trên bề mặt da. Dạng thương...

Xử lý viêm da tiếp xúc ở vùng kín (bộ phận sinh dục)

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín là một dạng kích ứng da xảy ra khi bộ phận sinh dục...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *