Viêm da cơ địa sau sinh: cách phòng tránh và điều trị
Viêm da cơ địa sau sinh thường không nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, đời sống của người mẹ. Khi có các triệu chứng ban đầu, người mẹ cần áp dụng các biện pháp điều trị sớm và phòng tránh tái phát đúng cách.
Viêm da cơ địa sau sinh xảy ra do đâu?
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) về cơ bản là một bệnh ngoài da dai dẳng, cần nhiều thời gian để can thiệp, điều trị. Những đối tượng có thể mắc phải viêm da cơ địa rất rộng, phụ nữ sau sinh cũng là một trong số đó. Thông thường, những trường hợp viêm da cơ địa sau sinh có thể đến từ một số nguyên nhân như:
1. Tiền sử viêm da cơ địa
Những chị em phụ nữ mang thai nếu có tiền sử viêm da cơ địa thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bùng phát các đợt viêm da. Dù đã điều trị khỏi viêm da cơ địa trước đây nhưng sau khi trải qua một loạt những thay đổi trong thai kỳ có thể khiến cho tình trạng viêm da cơ địa bùng phát trở lại. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng viêm da cơ địa sau sinh, viêm da cơ địa trong thời gian đang cho con bú.
2. Quá trình thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là yếu tố không thể tránh được ở phụ nữ mang thai. Quá trình thay đổi nội tiết tố bắt đầu xuất hiện trong vài tuần đầu khi mới có thai và tăng đều đặn cho đến khi thai đủ tháng thì bắt đầu giảm xuống. Progesterol, Estrogen, Estriol,… là một số yếu tố có sự biến động mạnh về số lượng trong thai kỳ của phụ nữ mang thai.
Sau khi sinh, quá trình thay đổi nội tiết tố vẫn chưa thể cân bằng ngay, do đó phụ nữ mang thai vẫn sẽ gặp khá nhiều vấn đề về tâm sinh lý, dễ mắc một số triệu chứng về sức khỏe, trong đó có các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, các chứng dị ứng.
3. Sức đề kháng
Thời gian đầu sau khi sinh nở là giai đoạn phụ nữ mất nhiều sức, điều này khiến cho hệ miễn dịch và sức đề kháng cũng ảnh hưởng, hàng rào bảo vệ da yếu đi. Chính điều này khiến cho da dễ bị kích ứng, dị ứng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, yếu tố dị ứng, một số chất kích thích có ảnh hưởng xấu trên bề mặt da. Do đó, sức đề kháng suy giảm là một trong những yếu tố có thể khiến cho viêm da cơ địa bùng phát.
Xem thêm: 12+ cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả nhanh
Hướng điều trị viêm da cơ địa sau sinh
Thông tin dưới đây không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, toa thuốc của bác sĩ.
Điều trị viêm da cơ địa là vấn đề cần thực hiện lâu dài, xuyên suốt, hầu như khó có thể cải thiện thông qua một vài đợt điều trị. Giai đoạn sau sinh và đang cho con bú là giai đoạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng không mong muốn, dễ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có hoạt lực nhẹ, không thẩm thấu mạnh để sử dụng cho phụ nữ trong thời gian cho con bú, bao gồm:
1. Dự phòng bằng kem dưỡng
Các loại kem dưỡng ẩm là một trong những biện pháp giúp giảm khô, bổ sung độ ẩm, tăng khả năng bảo vệ da và giúp giảm ngứa. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kem dưỡng với liều lượng thích hợp để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu trên da. Giải pháp này thường áp dụng song song với những biện pháp chăm sóc, vệ sinh da khác để có thể đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Phenergan 2% dùng bôi ngoài da là nhóm thuốc bôi ít ảnh hưởng đến trẻ khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên cần tránh bôi tại những vùng da quanh quầng vú, nơi cho con bú. Tham khảo thêm hướng dẫn từ bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Dự phòng bằng đường uống
Những loại thuốc dùng trong đường uống cho phụ nữ viêm da cơ địa sau sinh và cho con bú thường là thuốc chống dị ứng thế hệ 2 điển hình là telfast, aerius. Đa số những nhóm thuốc chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai có mức độ thẩm thấu thấp. Tuy nhiên khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ điều trị cũng như dùng xa cử bú của trẻ nhỏ.
Đối với các loại thuốc được sử dụng cho phụ nữ sau sinh, đang cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tùy ý sử dụng để tránh những ảnh hưởng không mong muốn.
Các biện pháp phòng tránh viêm da cơ địa sau sinh
Để phòng tránh viêm da cơ địa sau sinh, phụ nữ mang thai cần chú ý một số biện pháp sau:
- Áp dụng các biện pháp bảo vệ da khỏi các yếu tố kích ứng, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa hoặc khi bước vào mùa lạnh.
- Chú ý sử dụng các sản phẩm vệ sinh da phù hợp, mức độ trung tính, dịu nhẹ. Tránh dùng các sản phẩm có hoạt tính tẩy rửa mạnh.
- Chú ý uống đủ nước để tránh những ảnh hưởng xấu do viêm da cơ địa, giữ ẩm trên bề mặt da.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E,… để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và phòng tránh viêm da cơ địa.
- Không gãi khi bị ngứa để tránh những thương tổn như xây xát da, nhiễm khuẩn, làm bùng phát nhiều bệnh viêm da cơ địa.
Như vậy bài viết đã thông tin đến bạn đọc về căn bệnh viêm da cơ địa sau sinh và biện pháp điều trị. Hy vọng với những nội dung trên đây, chị em đã có góc nhìn đúng về bệnh, từ đó sớm đưa ra lựa chọn điều trị và chăm sóc da phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh viêm da cơ địa tái đi tái lại phải làm sao?
- Bệnh Viêm Da Cơ Địa Chữa Khỏi Được Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!