Mách mẹ 7 mẹo xử trí khi bé bị đau dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trên thực tế cho thấy, các trường hợp bé bị đau dạ dày không hề là điều hiếm gặp. Bởi cấu trúc đường tiêu hóa  của trẻ chưa trưởng thành hoàn toàn, trong quá trình tiêu hóa và tiếp nhận thức ăn này sẽ dễ làm bé bị viêm đau. Các mẹ cần phải chú ý đến các biểu hiện bất thường của trẻ và đưa ra các biện pháp xử trí thích hợp để ngăn ngừa đau dạ dày trở thành viêm dạ dày cấp và mãn tính. Đồng thời có thể bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ về sau. 

bé bị đau dạ dày phải làm sao
Theo dõi các biểu hiện của trẻ sẽ giúp các mẹ đưa ra biện pháp xử trí kịp thời khi trẻ bị đau dạ dày

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Những điều cần biết về trẻ bị đau dạ dày

Những cơn đau dạ dày luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người trưởng thành. Với trẻ em, nó còn kinh khủng hơn thế nhiều lần. Liên tục quan sát các biểu hiện của trẻ tại các thời điểm trước, trong và sau khi ăn sẽ giúp bạn nhận biết được kịp thời các khả năng liệu rằng đó có phải là đau dạ dày hay không.

Các dấu hiệu

Ở mỗi trẻ, triệu chứng trẻ bị đau dạ dày có thể sẽ có những khác biệt. Thế nhưng nhìn chung, dưới đây là các triệu chứng thường gặp nhất, như:

  • Khóc hoặc tỏ ra khó chịu khi đến giờ ăn, thậm chí là sau khi ăn.
  • Trẻ chán ăn, bỏ bữa
  • Bụng căng cứng, đầy hơi khó tiêu
  • Mệt mỏi, hôi miệng
  • Trẻ cảm thấy đau khi dùng tay ấn vào bụng
  • Phân đen, hắc ín
  • Buồn nôn, nôn
  • Sụt cân, người xanh xao
  • Đau bụng dữ dội

Các biểu hiện vừa kể trên trong trường hợp trẻ bị đau dạ dày có thể giống với một số biểu hiện bệnh lý khác. Như vậy, dù là bất kỳ triệu chứng khác thường nào đến sức khỏe, gia đình vẫn luôn cần chuẩn bị sẵn sàng để đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

bé bị đau dạ dày phải làm sao
Đưa trẻ gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng đau dạ dày cấp

Điều trị đau dạ dày

Khi cơn đau tái phát nhiều lần, đó chính là cảnh báo cho tình trạng bị viêm dạ dày ở trẻ. Sự điều trị y tế bắt buộc phải được diễn ra nhằm đảm bảo cho sự phục hồi khả năng phát triển và sức khỏe của trẻ.

Việc điều trị đau dạ dày cho trẻ có thể bao gồm điều trị bằng thuốc kháng axit, thuốc chặn axit và thuốc kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn H.pylori. Mỗi loại thuốc được phối hợp đều có chức năng sử dụng và tác dụng phụ đi kèm nhất định. Do đó, gia đình nên hỏi rõ bác sĩ về các tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp hoặc thuốc điều trị đau dạ dày khác.

Mẹo xử trí khi bé bị đau dạ dày

Những cơn đau có thể gây trở ngại đến nếp sống và sức khỏe của đứa trẻ nhà bạn. Điều cần làm ngay lúc này chính là bổ sung các kiến thức mang lại hiệu quả giảm đau viêm cho trẻ ngay lập tức tại nhà. Biết được chúng, các mẹ sẽ tránh được trường hợp tay chân lúng túng hoặc bối rối không biết xử trí ra sao.

Các mẹo được kiến nghị có thể áp dụng khi trẻ bị đau dạ dày là:

1. Uống nước ấm

Cho trẻ uống nhiều nước ấm sẽ mang lại hiệu quả giảm cơn đau dạ dày ở trẻ. Bởi nước có thể đi vào trực tiếp dạ dày, làm loãng lượng axit đang kích ứng trên niêm mạc. Từ đó cơn đau sẽ dần dần giảm bớt mức độ đau đớn. Ngoài ra, nước còn bổ sung chất điện giải cho cơ thể, tránh việc cơ thể trở nên suy kiệt, mệt mỏi vì trẻ bị đau dạ dày hành hạ.

Với trẻ sơ sinh, cách hiệu quả là có thể thay nước ấm bằng sữa mẹ. Sữa mẹ có thể cải thiện sức mạnh đường ruột của hệ tiêu hóa, giúp giảm bớt những tác động không mong muốn từ các nguyên nhân gây viêm dạ dày gây ra.

bé bị đau dạ dày phải làm sao
Sữa mẹ có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ

2. Chia nhỏ bữa ăn

Với trẻ bị đau dạ dày, ăn uống là một chuyện rất “đáng sợ”. Bởi các cơn đau khi ăn luôn cản trở cảm giác ngon miệng và thích thú của trẻ. Thế nhưng để dạ dày rỗng sẽ có thể làm cơn đau càng thêm khó chịu. Bởi lúc này, dịch axit tiết ra sẽ trực tiếp tấn công đến thành dạ dành, gây là viêm loét.

Chia nhỏ lượng thức ăn và ăn thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp trẻ cải thiện hơn về vấn đề ăn uống. Trẻ sẽ không cảm thấy quá khó chịu khi nó hoặc đói. Dạ dày cũng sẽ không bị kích thích bởi lượng thức ăn được đưa vào cơ thể.

3. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng

Bên cạnh nỗi lo thiếu hụt dinh dưỡng của trẻ, gia đình nên quan tâm đến thực đơn hằng ngày. Chuyện ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, thậm chí là tăng sức mạnh chữa lành tự nhiên của dạ dày.

bé bị đau dạ dày phải làm sao
Cháo hoặc súp hầm được nêm nếm ít gia vị sẽ phù hợp hơn cho trẻ bị đau dạ dày

Những loại thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp, nước hầm,… sẽ hạn chế làm dạ dày đau khi tiêu hóa. Đồng thời chúng vẫn có thể đảm bảo lượng dinh dưỡng phù hợp, cân đối cho trẻ.

4. Đừng ép trẻ ăn

Căng thẳng sẽ khiến trẻ bị đau dạ dày càng thêm tồi tệ. Hãy tạo cho trẻ một bầu không khí thoải mái, thư giãn trước khi bước vào bữa ăn. Trong quá trình ăn, hãy nhẹ nhàng với trẻ để giảm bớt tâm lý hoảng sợ, lo lắng của trẻ.

5. Chườm ấm

Một chiếc khăn ấm hoặc một chai dầu trẻ em có thể trở nên cực kì hữu ích. Dùng một chiếc khăn sạch ngâm trong nước ấm vài phút, sau đó nhẹ nhàng đặt trên vùng đau của trẻ. Hoặc sử dụng dầu trẻ em và xoa bóp nhẹ nhàng bụng để cải thiện tiêu hóa.

bé bị đau dạ dày phải làm sao
Đặt trẻ nằm ngửa, dùng một lượng dầu vừa đủ xoa trên vùng ngực – bụng của trẻ nhẹ nhàng

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho trẻ tắm nước ấm để thư giãn. Tránh tắm sau khi ăn xong vì có thể làm cơn đau phát triển.

6. Uống men vi sinh

Các loại probiotics ngày nay thường được sử dụng phổ biến với mục đích làm tăng hệ miễn dịch của đường tiêu hóa. Theo đó, khi trẻ bị đau dạ dày, các mẹ có thể cân nhắc cho trẻ bổ sung các loại men vi sinh xem sao.

Dễ sử dụng nhất là loại sữa chua uống hữu cơ, không có quá nhiều đường hóa học hay các chất tổng hợp bảo quản khác. Gia đình cũng có thể hỏi bác sĩ về các loại men vi sinh ở dạng thuốc để bổ sung cho trẻ sau đó.

7. Giữ vệ sinh cho trẻ

Các điều kiện tiếp xúc như môi trường sinh hoạt ô nhiễm, gia đình có người bị đau dạ dày vì vi khuẩn Hp,… đều có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau dạ dày của con bạn. Vì vậy bên cạnh những lưu ý khi chăm sóc, đừng quên phải quan tâm đến cả vấn đề giữ gìn vệ sinh các nhân cho trẻ. Cụ thể hơn, nên thường xuyên rửa tay và khử trùng các bề mặt vật dụng trẻ thường tiếp xúc để ngăn ngừa sự lây nhiễm ở mức tối thiểu.

bé bị đau dạ dày phải làm sao
Giữ vệ sinh cho trẻ là đang giúp bảo vệ trẻ khỏi các mầm bệnh xâm nhập

Sau cùng, hãy liên hệ với bác sĩ khoa nhi nếu trẻ bị đau dạ dày hoặc khi có một/ nhiều các triệu chứng vừa kể trên. Điều trị sớm sẽ giúp trẻ nhanh chóng lấy lại cân bằng và đảm bảo sự phát triển sức khỏe về sau. Tránh tự ý áp dụng các mẹo điều trị khi chưa được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Trẻ bị đau dạ dày sẽ trở nặng hơn khi điều trị chậm trễ hoặc điều trị sai phương pháp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Click xem thêm

Viêm loét dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ ăn phù hợp

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày xuất hiện vết viêm, loét do sự mất cân...

Thử cách chữa đau dạ dày bằng lá bàng ngay tại nhà cực dễ

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y trị chứng đau dạ dày, người bệnh có thể sử dụng...

Trẻ bị nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ nôn trớ và đi ngoài kèm sốt có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như bị...

5 loại lá chữa bệnh dạ dày có sẵn quanh nhà

Lá mơ lông, lá khôi hay trầu không... là những loại lá chữa bệnh dạ dày đang được nhiều bệnh...

Hội chứng dạ dày là gì? Điều trị như thế nào?

Hội chứng dạ dày tá tràng là gì, có nguy hiểm không?

Ăn nhanh no, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi sau khi ăn… có thể là những triệu chứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.