Viêm bàng quang ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Viêm bàng quang là thuật ngữ chỉ tình trạng bàng quang bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Viêm bàng quang phổ biến hơn ở phụ nữ, tuy nhiên nam giới cũng có thể gặp phải vấn đề này.

viêm bàng quang ở nam
Viêm bàng quang có thể xuất hiện ở nam giới

Tìm hiểu tình trạng viêm bàng quang ở nam giới

1. Triệu chứng

Các triệu chứng viêm bàng quang ở nam giới, bao gồm:

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...
  • Luôn cảm thấy buồn tiểu – ngay cả khi bạn mới vừa tiểu tiện
  • Ngứa ran và nóng rát khi đi tiểu
  • Tần suất đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít
  • Khó tiểu

Trong trường hợp viêm bàng quang nặng, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn:

  • Tiểu ra máu
  • Nước tiểu có mùi và đục
  • Khó chịu vùng xương chậu
  • Sốt
  • Mệt mỏi

2. Nguyên nhân viêm bàng quang ở nam giới

Viêm bàng quang ở nam giới có thể do các nguyên nhân sau:

nguyên nhân viêm bàng quang ở nam giới
Vi khuẩn E. coli là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm ở bàng quang
  • Do vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm bàng quang. Loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Escherichia coli (E. coli).
  • Viêm bàng quang kẽ: Viêm bàng quang kẽ là tình trạng mãn tính do áp lực đè lên thành bàng quang và gây đau đớn. Tình trạng thường gặp ở nữ giới, rất ít nam giới mắc phải bệnh lý này.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Hệ thống tiết niệu giúp loại bỏ độc tố và các thành phần dư thừa. Vì vậy nếu bạn sử dụng những loại thuốc có hoạt động mạnh, thành phần trong thuốc có thể gây tổn thương thành bàng quang và gây viêm. Phổ biến nhất là những loại thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư, như: Ifosfamide, Cyclophosphamide,…
  • Do xạ trị: Xạ trị là phương pháp sử dụng những tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên các tia này có thể gây tổn thương lên những tế bào khỏe mạnh và gây ra tình trạng sưng viêm. Nếu thực hiện xạ trị ở vùng xương chậu, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh viêm bàng quang.
  • Do dùng ống thông tiểu: Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài có thể đưa vi khuẩn truyền nhiễm vào đường tiết niệu. Vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề trong bàng quang và thận.
  • Hóa chất: Tiếp xúc với một số hóa chất trong những sản phẩm như xà phòng, dầu gội, dung dịch vệ sinh,… có thể dẫn đến phản ứng dị ứng và gây viêm bàng quang.
  • Do các bệnh lý khác: Viêm bàng quang ở nam giới có thể là hệ quả do các bệnh lý khác gây ra, chẳng hạn như sỏi thận, tiểu đường, gout, viêm tuyến tiền liệt,…

Nam giới thường không có nguy cơ cao mắc bệnh viêm bàng quang. Điều này có thể do giải phẫu hệ thống sinh sản ở nam giới. Trong khi đó, hậu môn và niệu đạo ở nữ giới rất gần nhau. Vi khuẩn có thể di chuyển từ hậu môn vào niệu đạo và di chuyển xuống bàng quang.

Tuy nhiên, một số vấn đề ở nam giới có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này. Bao gồm:

  • Mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS,…)
  • Nhịn tiểu trong một thời gian dài
  • Sỏi bàng quang
  • Quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm bàng quang

Chẩn đoán viêm bàng quang ở nam giới

Để chẩn đoán viêm bàng quang ở nam giới, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

viêm bang quang nam
Bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu, nội soi, xét nghiệm hình ảnh,… để chẩn đoán viêm bàng quang

Xét nghiệm nước tiểu

Vi khuẩn sinh sống tại thành bàng quang và trong nước tiểu. Do đó khi bạn tiểu tiện, một phần nhỏ vi khuẩn sẽ đi theo đường tiểu ra bên ngoài.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn cung cấp một mẫu nước tiểu để thực hiện xét nghiệm. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân và loại vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang.

Nội soi bàng quang

Nội soi là phương pháp chẩn đoán sử dụng một ống nhỏ, dài, có chứa camera nhằm giúp bác sĩ quan sát được các cơ quan ở bên trong cơ thể.

Ngoài ra, nội soi còn được thực hiện để sinh thiết mô ở thành bàng quang để tiến hành xét nghiệm.

Xét nghiệm hình ảnh

Trong trường hợp bạn có các triệu chứng viêm bàng quang nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh (X-Quang và siêu âm).

Hình ảnh từ X-Quang và siêu âm có thể giúp bác sĩ quan sát các mô và cấu trúc của bàng quang. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Điều trị viêm bàng quang ở nam giới

Một số trường hợp bị viêm bàng quang ở mức độ nhẹ có thể tự chữa lành sau một thời gian. Tuy nhiên với các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể được đề nghị sử dụng thuốc để cải thiện.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm bàng quang ở nam giới, bao gồm:

1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid có thể được chỉ định để làm giảm cơn đau và triệu chứng do viêm bàng quang gây ra. Các NSAID được sử dụng phổ biến:

Các loại thuốc chống viêm không steroid có thể cải thiện tình trạng viêm và giảm đau nhanh. Tuy nhiên dùng thuốc liều cao hoặc dùng trong thời gian dài có thể làm tổn thương niêm mạc và gây xuất huyết đường tiêu hóa.

2. Kháng sinh

Nếu viêm bàng quang do vi khuẩn E. coli gây ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện tình hình.

điều trị viêm bàng quang ở nam giới
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp viêm bàng quang do nhiễm vi khuẩn

Các loại kháng sinh được dùng để điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn:

  • Aminopenicillins: Nhóm kháng sinh này có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt các vi khuẩn gram dương.
  • Aztreonam: Là kháng sinh bate-lactam đơn vòng tổng hợp. Loại thuốc này có tác dụng trên các vi khuẩn gram âm.
  • Cephalosporins: Tương tự như Aztreonam, Cephalosporins thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam. Loại kháng sinh này được chiết xuất từ nấm Acremonium. Cephalosporins có tác dụng trên cả vi khuẩn gram âm và gram dương.

Bạn nên uống thuốc theo liều lượng, tần suất và thời gian được chỉ định. Ngưng thuốc đột ngột có thể khiến vi khuẩn E. coli bùng phát và gây bệnh trở lại.

Thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý. Cần chủ động trao đổi với bác sĩ vấn đề này trước khi sử dụng thuốc.

3. Thuốc giảm đau đường tiết niệu

Trong trường hợp thuốc giảm đau không làm cải thiện được cơn đau và các triệu chứng do viêm bàng quang ở nam giới. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc giảm đau đường tiết niệu – Phenazopyridine.

Phenazopyridine có khả năng làm giảm các triệu chứng như nóng rát, đau khi tiểu, đi tiểu nhiều lần,… Loại thuốc này không tác động đến nguyên nhân gây bệnh. Do đó bạn nên kết hợp Phenazopyridine với thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm viêm bàng quang.

Chế độ chăm sóc viêm bàng quang tại nhà

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng các biện pháp chăm sóc ngay tại nhà. Việc thực hiện các biện pháp này sẽ giúp tình trạng bệnh chuyển biến tốt và nhanh chóng được điều trị dứt điểm.

bệnh viêm bàng quang ở nam giới
Bạn có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc viêm bàng quang tại nhà, bao gồm:

  • Uống đủ nước: Tình trạng mất nước có thể khiến nồng độ khoáng chất trong nước tiểu tăng lên. Điều này khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó bạn nên uống từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Ngoài ra, uống đủ nước còn kích thích bàng quang bài tiết nước tiểu. Việc này sẽ giúp đẩy một số lượng vi khuẩn ra bên ngoài.
  • Vệ sinh cơ thể: Nên vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Ngoài ra, bạn cần dùng nước ấm để vệ sinh cơ quan sinh dục. Nếu có sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín, cần lựa chọn những sản phẩm không mùi và ít gây kích ứng.
  • Ngưng quan hệ tình dục tạm thời: Bạn nên hạn chế quan hệ trong thời gian điều trị viêm bàng quang. Vi khuẩn có thể lây nhiễm qua bạn tình thông qua hoạt động tình dục.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Mặc quần áo chật có thể khiến mồ hôi tiết ra nhiều và gây bí bách. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn E. coli phát triển và gây ngứa ngáy vùng hậu môn, cơ quan sinh dục. Do đó bạn nên mặc quần áo rộng rãi trong thời gian điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Bệnh viêm bàng quang cấp tính và cách điều trị

Viêm bàng quang cấp tính là dạng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp. Bệnh có xu hướng phát sinh...

Viêm bàng quang mãn tính

Viêm bàng quang mãn tính và những điều có thể bạn chưa biết

Có khoảng 12 triệu người ở Hoa Kỳ có nguy cơ mắc chứng viêm bàng quang mãn tính. Theo một...

Viêm bàng quang ở nữ giới có dấu hiệu như thế nào? Điều trị ra sao?

Do giải phẫu hệ thống sinh sản đặc biệt nên viêm bàng quang thường xuất hiện ở nữ giới nhiều...

Viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để chống chọi với bệnh?

Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa chế độ ăn với bệnh viêm bàng quang....

viêm bàng quang tiểu ra máu

Viêm bàng quang tiểu ra máu và cách xử lý cấp tốc

Viêm bàng quang tiểu ra máu là dấu hiệu cho thấy rằng bệnh đang có xu hướng chuyển nặng mà...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.