Viêm bàng quang kẽ là gì? Những thông tin bạn nên biết

Viêm bàng quang kẽ thường xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, ở nam giới tình trạng này ít phổ biến hơn. Nó gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hằng ngày, cảm xúc và các mối quan hệ của người bệnh. Vậy bạn biết gì về bệnh viêm bàng quang kẽ?

Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ nếu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh

Viêm bàng quang kẽ là gì?

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng bàng quang bị suy yếu và viêm nhiễm khiến bàng quang bạn bị áp lực gây đau đớn vùng bàng quang hoặc vùng chậu.

Đi cùng với các cơn đau này bạn thường cảm thấy tần xuất đi tiểu nhiều hơn bình thường nhưng lượng nước tiều lại ít hơn.

Viêm bàng quang kẽ còn được gọi là hội chứng đau bàng quang hoặc đau vùng chậu mãn tính.

Phân loại viêm bàng quang kẽ

Các nhà nghiên cứu đã phân loại ra hai nhóm viêm bàng quang kẽ là loét và không loét:

Viêm bàng quang kẽ loét:

Khoảng 5 – 10% bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ xuất hiện vết loét gây hiện tượng đỏ hoặc chảy máu trên thành bàng quang.

Viêm bàng quang kẽ không loét:

90% bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ có dạng không loét, biểu hiện thường là xuất hiện cầu thận trong thành bàng quang.

Nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ

Các tác nhân

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây có nguy cơ là tác nhân gây nên viêm bàng quang kẽ:

  • Sự tổn thương trong niêm mạc mô bàng quang khiến các chất kích thích có trong nước tiểu như Kali có thể xâm nhập được, làm tổn thương bàng quang và gây đau dây thần kinh mãn tính
  • Một loại tế bào viêm có tên là tế bào mast giải phóng histamine và các hóa chất khác dẫn đến các triệu chứng của viêm bàng quang kẽ.
  • Khả năng tự hồi phục của bàng quang khi bị tổn thương đã mất khiến các tế bào bàng quang bị ngăn chặn và không thể phát triển được.
  • Phẫu thuật vùng chậu gây chấn thương bàng quang.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu, nhất là ở phụ nữ sau sinh.
  • Viêm bàng quang dễ dẫn đến viêm bàng quang kẽ.
  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công bàng quang.
  • Viêm dây thần kinh chậu.
  • Chấn thương tủy sống.
  • Các chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá,…

Yếu tố rủi ro khác

Ngoài ra còn có một số yếu tố rủi ro khác khiến bạn dễ mắc phải viêm bàng quang kẽ:

  • Giới tính: tỉ lệ mắc phải bệnh ở phụ nữ luôn cao hơn nam giới.
  • Màu da và tóc: nghiên cứu cho thấy da trắng và tóc đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ viêm nhiễm bàng quang kẽ.
  • Độ tuổi: thông thường độ tuổi hay mắc viêm bàng quang kẽ là sau 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ đã sinh con.
  • Gia đình bạn có người từng mắc phải bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Triệu chứng nhận biết

Tùy vào mỗi người sẽ có những triệu chứng biểu hiện đau bàng quang kẽ khác nhau. Có thể người này đau nhiều hơn hoặc ít hơn và thay đổi theo thời gian.

Tổng hợp một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm bàng quang kẽ:

  • Nam giới sẽ cảm thấy đau ở phần giữa vùng bìu và hậu môn.
  • Nữ giới có cảm giác đau ở vùng xương chậu hoặc giữa âm đạo và hậu môn.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn và tình trạng tiểu gấp hay diễn ra.
  • Thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
  • Đau hoặc khó chịu khi bàng quang đầy và giảm đau sau khi đi tiểu.
  • Đau khi quan hệ.
  • Vùng chậu bị đau mãn tính.

Một số dấu hiệu của viêm bàng quang kẽ dễ gây nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, vì vậy nếu phát hiện mình có các triệu chứng trên hãy đến bác sĩ ngay để được kiểm tra và chẩn đoán phù hợp.

Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ gây đau đớn và khó chịu

Biến chứng viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh rất nhiều như:

  • Làm giảm khả năng hoạt động của bàng quang: viêm bàng quang kẽ gây cứng thành bàng quang khiến bàng quang hoạt động kém hơn, chứa được ít nước tiểu hơn.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Triệu chứng đau và đi tiểu thường xuyên khi bị viêm bàng quang kẽ sẽ khiến cho người bệnh gặp rắc rối trong công việc, hoạt động thường ngày.
  • Cản trở trong hoạt động tình dục: cảm giác đau khi quan hệ tình dục ngăn cản sự hưng phấn và thân mật trong đời sống vợ chồng.
  • Rối loạn cảm xúc: gây căng thẳng thậm chí trầm cảm nếu người bệnh không điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh viêm bàng quang kẽ

Các biện pháp sau đây giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất:

Lịch sử lâm sàng và nhật ký của hệ tiết niệu

  • Bạn có thể mô tả cho bác sĩ biết các triệu chứng hoặc ghi lại số lượng chất lỏng bạn nạp vào và lượng nước tiểu thải ra để bác sĩ nhận định.

Khám phụ khoa

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, âm đạo và cổ tử cung để đánh giá vùng chậu bên trong.
  • Trong một số trường hợp bác sĩ có thể kiểm tra thêm hậu môn và trực tràng.

Xét nghiệm nước tiểu

  • Đây là phương pháp kiểm tra và phát hiện bệnh chính xác nhờ vào các chất rong nước tiểu.

Nội soi bàng quang

  • Nội soi bàng quang giúp bác sĩ thấy được hệ thống niêm mạc bên trong bàng quang có bị tổn thương hay không. Từ đó xác định được bệnh một cách dễ dàng.

Kiểm tra mẫu mô bàng quang

  • Mẫu mô trong bàng quang được bác sĩ lấy ra và kiểm tra dưới kính hiển vi. Phương pháp này được thực hiện để tìm ra nguyên nhân hiếm gặp của viêm bàng quang kẽ hoặc ung thư bàng quang.

Phân tích độ nhạy Kali

  • Bác sĩ sẽ thực hiện một kiểm tra giữa clorua và kali trong bàng quang.
  • Nếu bạn cảm thấy đau và đi tiều nhiều hơn khi thử nghiệm với kali, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị viêm bàng quang kẽ.
  • Nếu thử với 2 dung dịch kết quả như nhau chứng tỏ bàng quang bạn bình thường.

Các phương pháp điều trị

Sử dụng thuốc

Để cải thiện tình trạng bệnh viêm bàng quang kẽ được tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như:

  • Các loại thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc thuốc giảm đau paracetamol.
  • Thuốc chống trầm cảm: amitriptyline, imipramine nhằm giúp bàng quang thư giãn, ngăn chặn cơn đau.
  • Thuốc kháng histamine như loratadine, cetirizine để giảm tần suất đi tiểu và các triệu chứng của bệnh.
  • Pentosan polysulphate natri giúp sửa chữa niêm mạc bàng quang.

Xem thêm: 7 Bài thuốc Nam chữa viêm bàng quang hiệu quả, lành tính

Liệu pháp hỗ trợ và vật lý trị liệu

  • Vật lý trị liệu: xoa bóp cơ sàn chậu để có thể giảm sự căng thẳng trên bàng quang.
  • Đào thải bàng quang: duy trì thói quen giữ nhiều nước tiểu trong bàng quang trước mỗi lần đi vệ sinh.
  • Kích thích dây thần kinh xuyên da: giúp tăng lưu lượng máu đến bàng quang, củng cố các cơ giúp kiểm soát bàng quang hoặc ngăn chặn các cơn đau. Đồng thời giảm tần xuất đi tiểu nhiều lần.
  • Kích thích dây thần kinh hông: điều này có thể làm giảm tình trạng bí tiểu liên quan đến viêm bàng quang kẽ.

Phẫu thuật để điều trị bệnh

Các phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng để điều trị viêm bàng quang kẽ bao gồm:

  • Sử dụng các tia laser hoặc dòng điện để đốt các vết loét bên trong bàng quang.
  • Cắt bỏ quanh vết loét trong bàng quang để điều trị bệnh.
  • Tiêm độc tố botulinum trực tiếp vào bàng quang để giảm các triệu chứng tạm thời.
  • Tăng kích cỡ bàng quang bằng việc sử dụng một phần ruột non đặt vào bàng quang.

Tất cả những trường hợp cần điều trị bằng các phương pháp trên nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Lời khuyên cho những người bị viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ có thể khắc phục và ngăn ngừa tình trạng phát triển nếu chúng ta biết cách duy trì lối sống khỏe mạnh và an toàn.

Thay đổi thực phẩm hằng ngày

  • Không sử dụng những thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia, đồ uống có ga, cafein, trái cây họ cam quýt, thực phẩm giàu vitamin C… để giảm sự khó chịu và đau đớn.
  • Một số thực phẩm sau có thể làm cho triệu chứng trở nên nặng hơn: cà chua, dưa chua, chất tạo ngọt,….

Tập luyện bàng quang

  • Duy trì thói quen đi tiểu đúng giờ.
  • Kiểm soát nhu cầu đi tiểu nhiều lần bằng các kỹ thuật như thư giãn, thở chậm và sâu,…

Mặc quần áo rộng

  • Mặc quần áo rộng và tránh sử dụng thắt lưng hoặc quần áo quá chật để gây áp lực lên bàng quang.

Tập thể dục mỗi ngày

Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao không những hạn chế được những cơn đau do viêm bàng quang kẽ mà còn đẩy lùi nhiều bệnh tật.

Toàn bộ thông tin về bệnh viêm bàng quang kẽ được chúng tôi đưa ra để tham khảo. Nếu bạn có thắc mắc về bệnh vui lòng hỏi thăm ý kiến bác sĩ để đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

9 dấu hiệu viêm bàng quang tuyệt đối không được chủ quan

Viêm bàng quang là một căn bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Viêm bàng...

Hội chứng bàng quang tăng hoạt

Tìm hiểu bàng quang tăng hoạt là gì và cách điều trị

Theo một thống kê tại Mỹ, có khoảng 33 triệu người mắc phải triệu chứng bàng quang tăng hoạt, trong...

Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị

Sa bàng quang ở mức độ nhẹ nếu không gây đau nhức hoặc khó chịu, bệnh nhân không cần điều...

Viêm bàng quang có nguy hiểm không khi phát hiện muộn?

Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và dứt điểm...

Hội chứng bàng quang thần kinh

Hội chứng bàng quang thần kinh và biện pháp chữa trị

Bàng quang thần kinh thuộc một loại bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến suy thận nếu không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *