Dày thành bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Nếu không được điều trị sớm thì bệnh dày thận bàng quang có thể biến chứng sang nhiễm trùng bàng quang. Lúc này các biểu hiện bệnh sẽ rất khó kiểm soát và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy việc tìm hiểu thật chi tiết những thông tin về bệnh hết sức quan trọng. 

dày thành bàng quang
Đừng chủ quan khi mác bệnh dày thành bàng quang

Dày thành bàng quang là gì?

Trước hết bạn cần hiểu được vai trò của bàng quang trong có thể. Nó có cấu tạo như một quả bóng nước giúp lưu trữ nước tiểu từ thận rồi chuyển qua niệu đạo. Cơ quan này nằm trong khoang giữa xương chậu. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu thì các cơ thành bàng quang sẽ giãn ra. Đến khi đi tiểu thì các cơ sẽ thắt lại để đẩy nước tiểu ra ngoài.

Sự dày bên của thành bàng quang là một biểu hiện bất thường về sức khỏe có thể gây nhiễm trùng bàng quang nếu không điều trị sớm. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thận. Chính vì vậy người bệnh không được chủ quan mà cần có có nhiều thông tin hơn để đối phó với căn bệnh này.

Nguyên nhân gây dày thành bàng quang

Thành bàng quang có xu hướng dày lên nếu phải làm việc nhiều hơn để đi tiểu. Đồng thời nó cũng dày lên khi bị kích thích và bị viêm. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do các nguyên nhân sau:

# Viêm đường tiết niệu

Hiện tượng nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo rồi tấn công bàng quang. Tình trạng này thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.

nguyên nhân dày thành bàng quang
Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân dày thành bàng quang

Tình trạng nhiễm trùng này thường do quan hệ tình dục nhưng người phụ nữ không quan hệ tình dục cũng có thể bị nhiễm trùng bàng quang. Đó là do lượng vi khuẩn trong và xung quanh âm đạo.

Một trong những biến chứng của viêm đường tiết niệu là viêm bàng quang. Bệnh này có thể làm cho bàng quang dày hơn. Hiện tượng viêm bàng quang có thể xảy ra do phương pháp điều trị ung thư như xạ trị hoặc hóa trị, hoặc dùng ống thông kéo dài.

# Tăng trưởng mô không ung thư

Sự phát triển mô bất thường ở thành bàng quang làm cho các khối u phát triển và thành dày lên. Các khối u lành tính có thể tăng trưởng do sự tấn công của các loại virus từ bên ngoài. Khối u làng tính có thể phát triển thành ung thư bạch cầu nhưng rất hiếm. Sự tăng lên về kích thước có thể là sự phát triển của các tế bào cơ trơn.

U xơ cũng là sự phát triển của u bàng quang lành tính. Đó là sự phát triển của các mô liên kết sợi trong thành bàng quang gây nên.

# Ung thư

Các khối u ác tính có xu hướng hình thành trong lớp trong cùng của thành bàng quang. Lớp này còn có tên gọi là biểu mô chuyển tiếp.

nguyên nhân của bệnh dày thàng bàng quang
Ung thư bàng quang có thể là nguyên nhân gây dày thành bàng quang

Sự phát triển bất thường của các tế bào trong thành bàng quang có thể liên quan đến việc hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với hóa chất. Tình trạng kích thích của bàng quang hoặc tiếp xúc với bức xạ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

# Viêm bàng quang xuất huyết

Đôi khi kích thích và viêm thành bàng quang gây chảy máu ở niêm mạc bàng quang. Tình trạng này hay gọi là viêm bàng quang xuất huyết. Nguyên nhân có thể là do:

  • Xạ trị
  • Hóa trị
  • Nhiễm trùng
  • Tiếp xúc với một số hóa chất: thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm…

# Mắc bệnh Amyloidosis

Trước hết bạn cần phải hiểu Amyloid là một loại protein bất thường tạo ra trong tủy. Còn bệnh Amyloidosis là sự tích tụ của các Amyloid trong cơ quan. Thông thường bàng quang có thể bị tổn thương do mắc phải căn bệnh này.

Khi mắc bệnh này có thể có sự tăng lên bất thường về số lượng amyloid do thận không hoạt động hiệu quả, gây ra nhiều sự bất thường trong cơ thể. Bệnh Amyloidosis có thể phát triển từ bệnh viêm khớp dạng thấp, do di truyền.

# Tắc nghẽn bàng quang

Tình trạng này thường xảy ra ở đáy bàng quang, nên tiếp giáp với niệu đạo. Với nam giới, ung thư tuyến tiền liệt hoặc mở rộng tuyến tiến liệt có thể gây ra tắc nghẽn bàng quang. Ngoài ra bệnh còn xuất hiện do các nguyên nhân khác như:

  • Sỏi bàng quang
  • Khối u
  • Mô sẹo ở niệu đạo

XEM THÊM: Các cách ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt nên thử

Triệu chứng của bệnh dày thành bàng quang

Các triệu chứng dày thành bàng quang thường liên quan đến những sự thay đổi về hoạt động của đường tiết niệu. Bạn có thể bị đi tiểu thường xuyên hơn, và cảm thấy rất nhẹ nhõm mỗi lần đi xong. Ngoài ra có thể nhận thấy rõ qua màu sắc của nước tiểu. Cụ thể, chúng ta hay xuất hiện các triệu chứng sau:

# Sốt

Nhiễm trùng bàng quang có thể gây sốt nhẹ. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh. Nhưng nếu sốt do bàng quang thì cần phải đi khám bác sĩ.

# Đau rát khi đi tiểu

Đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh, từ các bệnh liên quan đến đường tình dục đến ung thư bàng quang. Tình trạng này cũng cần phải được kiểm soát càng sớm càng tốt.

triệu chứng dày thành bàng quang
Người bệnh hay có cảm giác đau rát khi bị dày thành bàng quang

# Tiểu nhiều hoặc khó tiểu

Rối loạn bàng quang làm cho bàng quang không hoạt động hiệu quả như trước. Điều này gây đi tiểu thường xuyên. Khi thành bàng quang dày lên sẽ làm cho nó không thể giữ nước tiểu nhiều như bình thường. Vì vậy cảm giác buồn tiểu sẽ đến thường xuyên hơn.

# Nước tiểu đục hoặc có máu trong nước tiểu

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một lượng nhỏ máu trong nước tiểu của bạn. Nó có thể là dấu hiệu của viêm bàng quang, ung thư bàng quang hoặc một vấn đề nào đó liên quan đến đường tiết niệu.

biểu hiện dày thành bàng quang
Nước tiểu đổi màu là dấu hiệu của dày thành bàng quang

Thông thường máu trong nước tiểu chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Vậy nên nếu thấy nước tiểu chuyển sang màu đục thì hãy đi gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.

# Nước tiểu có mùi hôi

Mùi hôi của nước tiểu có thể do thực phẩm mà bạn tiêu thụ nhưng cũng có thể do nhiễm trùng. Khi bệnh viêm bàng quang được điều trị thì mùi hôi sẽ biến mất.

Sự khác nhau khi mắc bệnh dày thành bàng quang ở nam và nữ

Bệnh dày thành bàng quang có thể có sự khác nhau giữa nam và nữ. Ở nam thường xuất hiện do các vấn đề về tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt mở rộng thì buộc bàng quang phải hoạt động nhiều hơn để loại bỏ nước tiểu. Điều này sẽ làm cho thành bàng quang dày lên. Điều trị bệnh ở tuyến tiền liệt có thể sẽ làm giảm gánh nặng cho bàng quang.

Viêm đường tiết niệu rất phổ biến ở nữ giới và có thể làm xuất hiện bệnh dày bàng quang. Vậy nên điều trị bệnh là cách làm giảm gánh nặng cho khu vực bàng quang.

Chẩn đoán bệnh dày thành bàng quang

Nếu bạn nhận thấy mình có các triệu chứng dày bàng quang hoặc có bất kì triệu chứng bất thường nào liên quan đến đường tiết niệu thì hãy gặp bác sĩ.

Điều trị dày thành bàng quang
Khi có dấu hiệu dày thành bàng quang cần đến gặp bác sĩ để chữa trị

Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm phân tích nước tiểu. Điều này giúp kiểm tra nhiễm trùng, tế bào máu hoặc protein bất thường. Nếu nghi ngờ bị ung thư bàng quang thì có thể phát hiện tế bào ung thư.

Nội soi bàng quang cũng là cách để kiểm tra có bị ung thư này không.

Kiểm tra vùng chậu là cách được chỉ định để chẩn đoán nhiễm trùng hoặc các rối loạn khác.

Điều trị bệnh dày thành bàng quang đúng cách

Việc điều trị dày thành bàng quang có nghĩa là điều trị những thay đổi trong cơ thể. Tình trạng viêm niệu đạo được tiến hành bằng cách dùng kháng sinh, vệ sinh để giảm vi khuẩn tấn công từ trực tràng lên niệu đạo.

Phẫu thuật là cách để loại bỏ khối u đang gây ra các triệu chứng cho bạn và thường không tái phát. Ngoài ra các biện pháp xạ trị, hóa trị cũng có thể được áp dụng sớm.

Điều trị bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi vì có thể gây rối loạn chức năng hoặc cương dương. Nếu các vấn đề về tuyến tiền liệt là nhỏ thì bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi tình trạng này thường xuyên. Vì ung thư tuyến tiền liệt phát triển khá chậm nên việc can thiệp bằng các phương pháp điều trị không phải lúc nào cũng được khuyến khích.

Nếu bí tiểu do dày bàng quang thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc tamsulosin, giúp thông tiểu tốt hơn.

Tình trạng dày bàng quang khá nguy hiểm nếu chúng ta không tiến hành điều trị sớm. Chính vì vậy bạn cần hết sức thận trọng và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chữa bệnh càng sớm càng tốt. Tuy là bệnh vùng kín nhưng việc điều trị là hết sức cần thiết. Vì càng để lâu thì khả năng hết bệnh sẽ giảm dần.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Viêm bàng quang khi mang thai do đâu? Có nên dùng thuốc điều trị?

Sự thay đổi đột ngột của cơ thể trong thời gian thai kỳ chính là nguyên nhân khiến các vấn...

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là gì?

Hóa trị và phẫu thuật là hai phương pháp điều trị phổ biến nhất cho người mắc ung thư bàng...

7 cách chữa viêm bàng quang tại nhà ít người biết

Viêm bàng quang là loại nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất. Bệnh hình thành khi vi khuẩn xâm...

Viêm bàng quang có thể lây nhiễm qua đường tình dục

Viêm bàng quang có lây không, có cần kiêng quan hệ?

Viêm bàng quang có lây không, có cần kiêng tình dục là vấn đề có không ít người thắc mắc....

Vị trí và chức năng của bàng quang

Bàng quang là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng

Bàng quang là cơ quan đảm nhiệm chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được thải...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Chu văn mạnhChu văn mạnh says: Trả lời

    Kết bạn zalo 0387545614 con cần tư vấn

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *