Ung thư bàng quang giai đoạn 3 điều trị như thế nào?

Ung thư bàng quang được hình thành bởi các tế bào ác tính trong mô của bàng quang. Bệnh tiến triển qua từng giai đoạn khác nhau, ở giai đoạn 3 bệnh đã xâm nhập vào mô bên ngoài của bàng quang. Chính vì vậy cần điều trị nhanh chóng và kịp thời nhất.

Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Ung thư bàng quang giai đoạn 3 là gì?

Ung thư bàng quang giai đoạn 3 là tình trạng ung thư đã lan vào các mô bên ngoài bàng quang, gây tổn thương nghiêm trọng.

Ở nữ giới, trong giai đoạn này các tế bào ung thư đã lây lan đến tử cung hoặc âm đạo. Với nam giới, có thể đã lây lan đến tuyến tiền liệt hoặc tinh dịch.

Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã tiến triển khá nhanh, tuy nhiên vẫn có thể điều trị thành công nếu lựa chọn đúng phương pháp và thời điểm.

Ung thư bàng quang giai đoạn 3
Ung thư bàng quang giai đoạn 3

Các triệu chứng ở giai đoạn 3

Nếu bạn mắc phải ung thư bàng quang thì đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang ở giai đoạn 3 của bệnh:

  • Khả năng đi tiểu kém đi hoặc không còn nữa.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Cân nặng bị giảm sút nghiêm trọng.
  • Cảm giác đau vùng lưng dưới dữ dội.
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi và yếu đuối.
  • Chân bạn bị sưng nề.
  • Đau nhứt ở xương hoặc khớp.

Lúc này, bạn nên đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh được tình trạng sức khỏe yếu đi không thể chữa trị được nữa.

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 3 như thế nào?

Thông thường để điều trị dứt điểm ung thư trong giai đoạn này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và sự tiến triển của tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ hướng ra phát đồ điều trị phù hợp nhất.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị ung thư giai đoạn 3:

Phẫu thuật cắt bàng quang cấp tính

Đây được xem là phương pháp điều trị chính cho những người bị ung thư ở giai đoạn 3 này.  Phương pháp này sẽ loại bỏ triệt để bàng quang và các mô mỡ xung quanh thông qua vết mổ ở bụng hoặc mổ nội soi.

Ở phụ nữ khi thực hiện phương pháp này sẽ cắt bỏ toàn bộ buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, thành âm đạo trước sau và niệu đạo.

Ở nam giới các tuyến tiền liệt và tinh dịch sẽ bị cắt bỏ.

Sau khi bàng quang bị cắt bỏ sẽ tạo ra một cách mới để lưu trữ và chuyển nước tiểu ra ngoài như:

  • Chuyển hướng không thường xuyên: bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn ruột để tạo đường dẫn cho nước tiểu. Lúc này nước tiểu sẽ chảy từ thận đến một túi nhỏ trên bụng.
  • Tạo ra các bong bóng nhân tạo: dùng 1 đoạn ruột để tạo ra một túi và được kết nối với một lỗ trên da bụng để chứa nước tiều
  • Bác sĩ sẽ tạo ra một bàng quang mới cho phép bạn có thể đi tiểu bình thường.

Sau phẫu thuật bạn có thể gặp phải một số rủi ro như nhiễm trùng, tồn tại máu đông hoặc tổn thương các cơ quan khác. Tuy nhiên, tất cả đều có thể phòng ngừa nếu chúng ta chăm sóc cẩn thận.

Hóa trị

Hóa trị được sử dụng trước khi phẫu thuật để làm cho khối u nhỏ lại và tiêu diệt các tế bào ung thư một cách mạnh mẽ nhất.

Ngoài ra, hóa trị cũng có thể sử dụng sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật.

Đới với những người không thể thực hiện phẫu thuật thì hóa trị được sử dụng để làm phương pháp điều trị chính cho người mắc ung thư bàng quang giai đoạn 3.

Thuốc hóa trị sẽ được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân trong vòng vài tháng. Các loại thuốc được phối hợp để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 3 thường là:

  • GemCIS hoặc GC – gemcitabine (Gemzar) và cisplatin.
  • MVAC – methotrexate, vinblastine (Velbe), doxorubicin (Adriamycin) và cisplatin
  • CMV – cisplatin, methotrexate và vinblastine.

Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi.

Xạ trị

Xạ trị là liệu pháp sử dụng chùm tia ngoài để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 3. Các bức xạ sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư ở khu vực bàng quang.

Bức xạ sẽ hoạt động tốt hơn nếu được điều trị cùng các loại thuốc hóa trị như:

  • Cisplatin.
  • 5-fluorouracil và mitomycin.

Liệu pháp xạ trị này cũng có thể áp dụng cùng với hóa trị sau khi khối u được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ.

Trong một số trường hợp nó được sử dụng một mình vì cơ thể người bệnh không thể chịu đựng được cả hóa trị và xạ trị cùng lúc.

Tác dụng phụ khi áp dụng phương pháp này có thể là kích ứng da hoặc gây rụng tóc.

Điều trị ung thư bằng xạ trị
Điều trị ung thư bằng xạ trị

Ức chế kiểm tra miễn dịch

Đây được xem là giải pháp thứ 2 nếu ung thư vẫn còn phát triển khi đang điều trị bằng hóa trị hoặc đã kết thúc.

Chất ức chế kiểm kiểm tra miễn dịch là một nhóm thuốc khái thác hệ thống miễn dịch để tấn công vào tế bào ung thư.

Để đảm bảo đạt hiệu quả điều trị thuốc được tiêm vào tĩnh mạch mỗi tuần từ 2 – 3 lần.

Tác dụng phụ của thuốc thường là mệt mỏi, buồn nôn, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thử nghiệm lâm sàng

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như muốn tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng để điều trị bệnh ung thư.

Các biến chứng trong giai đoạn này là gì?

Sẽ có hai trường hợp xảy ra khi ung thư bàng quang ở giai đoạn 3:

  • Nếu bạn thực hiện phẫu thuật cắt bàng quang thì bàng bang của bạn sẽ bị loại bỏ khỏi cơ thể.
  • Nếu bạn không điều trị hoặc điều trị thất bại thì ung thư bàng quang giai đoạn 3 sẽ phát triển sang giai đoạn 4. Các tế bào ung thư lúc này sẽ xâm lấn sang các mô và cơ quan khác.

Bạn sẽ phù hợp với phương pháp nào?

Các phương pháp điều trị ung thư trên sẽ bao gồm những lợi ích và tác dụng không mong muốn mà nó gây ra. Chính vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liệu pháp điều trị tốt nhất.

Những yếu tố sau đây sẽ quyết định phương pháp nào là phù hợp với bạn nhất:

  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe: những người lớn tuổi hoặc người có sức khỏe yếu kém cần cân nhắc lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Nếu áp dụng hóa trị hoặc xạ trị rất có thể cơ thể họ sẽ không chịu đựng nổi.
  • Loại ung thư bàng quang: tùy thuộc vào khối u ác tính hay lành tính mà từ đó lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Nếu là khối u ác tính thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ có thể sẽ không hiệu quả.
  • Người bệnh bị tái phát sau khi điều trị: lúc này phương pháp điều trị có thể kết hợp giữa hóa trị và xạ trị.
  • Đo lường mức độ phản ứng giữa các phương pháp từ đó lựa chọn cho mình phương pháp hiệu quả nhất.

Chăm sóc phục hồi như thế nào?

Sau quá trình điều trị ung thư giai đoạn 3 cơ thể bạn bắt đầu có dấu hiệu phát triển tốt, các tế bào ung thư không còn hoạt động nữa. Lúc này hãy quan tâm và chăm sóc sức khỏe mình thật tốt bằng cách:

  • Nắm vững những thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra muộn sau khi điều trị để phát hiện kịp thời.
  • Có chế độ ăn uống, tập luyện thể dục đều đặn và kỹ lưỡng.
  • Tái khám theo đúng lịch trình bác sĩ đưa ra.
  • Lên lịch kiểm tra định kỳ ung thư bàng quang và các loại ung thư khác.

Trên đây là thông tin tham khảo về cách điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 3. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất.

Đọc thêm:

Chẩn đoán ung thư bàng quang

Chẩn đoán và phác đồ điều trị ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là một loại ung thư phổ biến thứ 6 tại Hoa Kỳ với ước tính lên...

Cần phải xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang như thế nào?

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang nhanh khỏi

Bệnh nhân bị viêm bàng quang nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra...

Viêm bàng quang: Nguyên nhân – Triệu chứng – Thuốc điều trị

Viêm bàng quang là tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gây đau đớn và khó chịu,...

viêm bàng quang tiểu ra máu

Viêm bàng quang tiểu ra máu và cách xử lý cấp tốc

Viêm bàng quang tiểu ra máu là dấu hiệu cho thấy rằng bệnh đang có xu hướng chuyển nặng mà...

Viêm bàng quang ở trẻ em – Xem thường coi chừng mang họa

Viêm bàng quang ở trẻ em có thể gây viêm bể thận, viêm thận và dẫn đến suy thận mãn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.