Viêm bàng quang ở trẻ em – Xem thường coi chừng mang họa
Viêm bàng quang ở trẻ em có thể gây viêm bể thận, viêm thận và dẫn đến suy thận mãn tính nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, phụ huynh cần chú ý những biểu hiện bất thường ở trẻ để phát hiện và khắc phục kịp thời.
Viêm bàng quang ở trẻ em – Những thông tin phụ huynh cần biết
Viêm bàng quang là dạng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý này thường xuất hiện ở trẻ em. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Viêm bàng quang là tình trạng vi khuẩn đi qua niệu quản vào bàng quang và phát triển ở cơ quan này. Sau đó, vi khuẩn sinh sôi và khiến niêm mạc bị sưng viêm.
1. Dấu hiệu viêm bàng quang ở trẻ
Khi bàng quang bị tổn thương, trẻ sẽ có phản ứng với cơn đau bằng cách quấy khóc, khó chịu, nôn mửa hoặc sốt.
Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sau:
- Đau rát khi tiểu tiện
- Tiểu đêm nhiều lần
- Đau ở vùng bụng dưới
- Nước tiểu đục và có mùi hôi, một số trẻ tiểu ra máu
- Tiểu lắt nhắt
Cơn đau và các triệu chứng do viêm bàng quang có thể khiến trẻ chán ăn và sụt cân.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ chủ yếu là do vi khuẩn E.coli. E.coli có thể xâm nhập vào niệu đạo rồi di chuyển vào bàng quang. Tuy nhiên ở một số trường hợp, vi khuẩn này xuất hiện ở đường tiêu hóa và lây lan sang đường tiết niệu.
Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm bàng quang do tác dụng của một số loại thuốc hoặc do thói quen vệ sinh kém.
3. Yếu tố rủi ro
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát sinh viêm bàng quang ở trẻ nhỏ, ví dụ như:
- Táo bón
- Không tẩy giun
- Gia đình có người bị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Dị tật bẩm sinh (hẹp bao quy đầu, nứt gai cột sống, tổn thương não, dính môi lớn, hội chứng bàng quang thần kinh,…)
4. Biến chứng
Viêm bàng quang ở trẻ em đều được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, chậm trễ trong việc điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm bể thận. Các biến chứng này có thể phát triển thành nhiễm trùng huyết và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Trẻ bị viêm bàng quang không được điều trị đúng cách có nguy cơ bị suy thận mãn tính.
Chẩn đoán viêm bàng quang ở trẻ nhỏ
Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu nêu trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Trước tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý của trẻ và người thân trong gia đình. Nếu trẻ có các triệu chứng đặc biệt, bạn nên thông báo để bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng mà trẻ mắc phải.
Sau đó bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các thủ tục sau:
- Kiểm tra thể chất: Trẻ bị viêm bàng quang thường lười vận động, ì ạch và phản ứng chậm. Ở một số trường hợp, trẻ có xu hướng khòm lưng khi đi lại để giảm đau đớn ở bụng dưới. Qua kiểm tra thể chất, bác sĩ có thể xác định được vị trí phát sinh cơn đau.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kết quả từ mẫu nước tiểu cho phép bác sĩ xác nhận sự hiện diện của vi khuẩn.
- Xét nghiệm máu: Trong một số trường hợp bệnh phức tạp, bác sĩ có thể xét nghiệm máu để xác định trẻ có bị nhiễm trùng hay không.
- Siêu âm, CT: Nếu nghi ngờ trẻ có dị tật bẩm sinh, các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, CT có thể được thực hiện.
Ở trẻ sơ sinh, bác sĩ sẽ sử dụng kim đâm để sinh thiết mô bàng quang.
XEM THÊM: Viêm bàng quang có tự khỏi không, khi nào cần trị?
Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em
Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do dị tật bẩm sinh, trẻ sẽ được thực hiện các xét nghiệm cần thiết và chỉ định phương pháp thích hợp.
Trong trường hợp do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Thời gian dùng thuốc kéo dài khoảng 3 – 10 ngày. Sau thời gian này, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để chắc chắn nhiễm trùng được điều trị dứt điểm.
Hầu hết viêm bàng quang đều đáp ứng tốt với kháng sinh. Sau khoảng 2 – 3 ngày dùng thuốc, các triệu chứng đều có xu hướng thuyên giảm dần. Nếu triệu chứng không cải thiện sau 3 ngày dùng thuốc, phụ huynh cần thông báo với bác sĩ.
Cơ thể trẻ nhạy cảm hơn người trưởng thành, do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh cho trẻ. Nếu trẻ có tiền sử dị ứng hay tình trạng sức khỏe đặc biệt, cần trình bày với bác sĩ để được cân nhắc việc dùng thuốc.
Khi cho trẻ uống thuốc, bạn cần theo sát chặt chẽ nhằm hạn chế tình trạng trẻ dùng thiếu hoặc quá liều. Trong trường hợp trẻ bị nôn sau khi uống, bạn nên trao đổi với bác sĩ để thay thế bằng thuốc tiêm hoặc thuốc đặt hậu môn.
Phòng ngừa viêm bàng quang ở trẻ nhỏ
Viêm bàng quang có thể tái phát khi có điều kiện thích hợp. Vì vậy, bạn cần chủ động thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh lý này cho trẻ.
Các biện pháp đề phòng viêm bàng quang ở trẻ tái phát:
- Uống đủ nước là biện pháp ngăn ngừa viêm bàng quang hữu hiệu nhất. Việc cung cấp đủ nước sẽ làm loãng nước tiểu và tăng khả năng thải trừ của thận. Khi tiểu tiện, vi khuẩn sẽ đi ra bên ngoài và ít có khả năng phát triển ở thành bàng quang.
- Bạn nên khuyến khích trẻ đi tiểu khi có nhu cầu. Nhịn tiểu gây áp lực lên bàng quang và tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.
- Cho trẻ ăn nhiều chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón.
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ.
- Nên thay tã thường xuyên. Nước tiểu và phân ở trong tã quá lâu có thể đẩy ngược vi khuẩn vào bàng quang.
- Hướng dẫn trẻ cách tự vệ sinh.
- Vệ sinh cho trẻ thường xuyên và đúng cách. Với bé gái, bạn nên lau vùng kín từ trước ra sau để hạn chế tình trạng vi khuẩn từ trực tràng tiếp xúc với niệu đạo. Ngoài ra, bạn nên rửa sạch đầu dương vật khi tắm cho bé trai để đề phòng vi khuẩn đi ngược vào bàng quang.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và khô thoáng. Quần áo chật và ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
Viêm bàng quang ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Do đó, bạn cần chú ý những biểu hiện bất thường ở trẻ bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Chữa viêm bàng quang ở đâu, bệnh viện nào uy tín và tốt nhất?
- 7 cách chữa viêm bàng quang tại nhà an toàn, hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!