Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau đớn nhất là khi vận động. Chính vì vậy có khá nhiều người băn khoăn không biết có nên chạy bộ không? Nhiều chuyên gia cho rằng việc đi bộ có thể làm giảm đau và làm giảm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm?

bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hoặc chạy bộ hay không
Nhiều bệnh nhân lo ngại việc chạy bộ hoặc đi bộ có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn

Giải đáp: Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Trước hết bạn cần hiểu rằng cột sống của mỗi người thường gồm nhiều đốt sống và được xếp chồng với nhau thành một cột. Ở giữa các đốt sống có các đĩa đĩa phẳng, tròn đóng vai trò giảm sốc. Trong nhân đĩa đệm có một lớp nhầy. Khi có tác động từ bên ngoài thì lớp đệm sẽ bị rơi ra khỏi vị trí ban đầu và chèn lên các dây thần kinh và làm cho người bệnh có cảm giác đau. Thông thường nếu thoát vị đĩa đệm ở lưng thì sẽ gây đau ở lưng, mông và chân thậm chí xuống cả bàn chân. Còn thoát vị đĩa đệm ở cổ thì sẽ thấy đau ở cổ, vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay…

có nên đi bộ hoặc chạy bộ khi bị thoát vị đĩa đệm
Đi bộ hoặc chạy bộ không những không gây hại mà còn hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây đau ở cổ, lưng, chân… tùy thuộc vào vị trí phát bệnh. Ngoài ra còn làm cho người bệnh cảm thấy tê, ngứa ran và hoạt động của cơ thể sẽ trở nên yếu dần.

Chính vì vậy nhiều người rất ngại vận động vì cho rằng có thể tác động không tốt đến hệ thống xương khớp, làm cho tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Nhưng theo các chuyên gia thì thực tế không phải như vậy, việc chạy bộ không những không làm bệnh nặng hơn mà còn hỗ trợ điều trị bệnh.

Cụ thể chạy bộ tăng cường và ổn định cơ lưng dưới của bạn, giúp hỗ trợ hoạt động của cột sống. Đồng thời việc chạy bộ còn giúp giảm cân, tăng cường sự linh hoạt và sức bền.

Chưa dừng lại ở đó, việc chạy bộ sẽ giúp tăng cường cơ bắp, giảm đau và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. Hơn nữa thời gian đi bộ cũng là lúc bạn được thư giãn, tránh áp lực từ bệnh cũng như cuộc sống. Nhờ đó mà những biểu hiện bệnh sẽ có sự cải thiện rõ rệt.

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như các chuyên gia vật lý trị liệu để nhận được cách chạy bộ đúng cách. Nhằm cải thiện tư thế, tình trạng bệnh cũng như tính linh hoạt… Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà bạn không nên bỏ qua.

Phương pháp chạy bộ đúng cách cho người bị thoát vị đĩa đệm

Do lúc này hệ thống xương khớp đang bị tổn thương nên việc chạy bộ cần phải cẩn trọng, tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tuân thủ vài nguyên tắc khi chạy bộ hoặc đi bộ

Người bệnh nên tập nhẹ nhàng rồi nâng dần cường độ tập lên. Ban đầu chỉ nên chạy bộ từ 5 đến 10 phút. Sau đó tăng một vài phút mỗi ngày và duy trì chạy bộ từ 30 đến 40 phút mỗi ngày là vừa đủ. Tránh việc chạy mạnh và nhanh ngay từ ban đầu vì có thể tạo áp lực lên cột sống, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của người bệnh.

Bạn nên cố gắng duy trì việc đi bộ hay chạy bộ mỗi ngày để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Nếu tiến hành các biện pháp điều trị một cách đều đặn thì chắc chắn căn bệnh này sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn.

Tham khảo thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?

Tìm hiểu cách chữa trị thoát vị đĩa đệm bằng lá mật gấu

Cách trị thoát vị đĩa đệm bằng lá mật gấu

Trị thoát vị đĩa đệm bằng lá mật gấu là cách chữa trị đã được dân gian áp dụng từ lâu. Những bài thuốc này có thể làm giảm các...

Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi xe đạp cần lưu ý những điều này

Việc đi xe đạp khi bạn bị thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của...

Một số loại gạo lứt hiện nay

Tìm hiểu phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng gạo lứt

Những người bị thoát vị đĩa đệm thường mang tâm lý nặng nề khi phải đối mặt với những cơn...

Bài thuốc đem lại hiệu quả bền vững qua sự kết hợp 3 nhóm thuốc

VTV2 giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang – Giải pháp hoàn chỉnh điều trị thoát vị đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm và có tỷ lệ người mắc...

Thoát vị đĩa đệm lồng ngực: Triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Đau là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm lồng ngực và có thể được phân...

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn trực tiếp thăm khám bệnh cho nghệ sĩ Phú Thăng

Nghệ sĩ Phú Thăng tái khám sau 3 tháng điều trị thoát vị đĩa đệm tại TT Thuốc dân tộc

Ngày 5/12/2020, NSƯT Phú Thăng tới tái khám sau 3 tháng điều trị thoát vị đĩa đệm. Tại Trung tâm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *