Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm tròn hay hình bầu dục trên da gây ngứa, sốt. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ ai nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ và phụ nữ từ 10 – 35 tuổi.

Vẩy nến phấn hồng là gì?

Vẩy nến phấn hồng là một bệnh ngoài da thường gặp chủ yếu ở trẻ em và phụ nữ. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm phát ban dạng tròn hoặc bầu dục. Những đốm phát ban này thường có kích thước từ 2,5 đến 5cm. Tập trung phổ biến trên lưng, bụng và ngực.

Gia đình ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đến 3 người đủ 3 thế hệ cùng điều trị vảy nến tại đây và đã thoát khỏi căn bệnh ám ảnh này nhờ vào bài thuốc thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc.
vẩy nến phấn hồng là bệnh gì
Vẩy nến phấn hồng thường xuất hiện với hình dạng đốm phát ban hình tròn hoặc bầu dục.

Về đặc điểm nhận dạng, vẩy nến phấn hồng thường có vảy xung quanh và có màu đỏ hoặc hồng nhạt. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ nhóm tuổi nào và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, độ tuổi thường gặp vẩy nến phấn hồng nhiều nhất đó là từ 10 đến 35.

Bệnh vẩy nến phấn hồng không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, những đốm phát ban có thể tự biến mất trong 2 tháng hoặc có thể kéo dài lâu hơn. Nhưng, bệnh có thể gây ngứa ngáy khó chịu trên bề mặt da. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành điều trị để làm giảm triệu chứng.

Làm thế nào để nhận biết được vẩy nến phấn hồng?

Đặc điểm nhận biết của bệnh vẩy nến phấn hồng là các tổn thương ở trên da có màu hồng, hình thoi. Bên cạnh đó, bờ đốm phát ban hơi nhô lên và có ít vảy nằm dọc theo hình thoi, ở giữa có màu nhạt hơn. Ngoài ra, những triệu chứng khác thường là tổn thương có dạng hình tròn, bầu dục, sẩn nhô lên có màu hồng, ít vẩy.

Ngoài sự xuất hiện của những đốm phát ban, người bệnh còn gặp phải biểu hiện như sốt, đau đầu hoặc đau họng. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây ngứa, đặc biệt là khi người bệnh tham gia thể thao hay tiếp xúc với nhiệt.

Nguyên nhân gây vẩy nến phần hồng

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng theo các chuyên gia da liễu, vẩy nến phấn hồng có thể là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Đặc biệt là chủng vi rút Herpes – một loại vi rút gây mụn giộp sinh dục.

Biến chứng của bệnh vẩy nến phấn hồng

Vẩy nến phấn hồng là bệnh lành tính và có thể tự khỏi trong 2 tháng. Do đó, khả năng bệnh gây ra biến chứng thường không khả quan. Nếu có xảy ra có thể bao gồm các biểu hiện như ngứa ngáy dữ dội, da thay đổi chuyển sang sẫm màu. Đồng thời, sau khi phát ban đã lành sẽ xuất hiện các đốm màu nâu kéo dài.

Trong hầu hết các trường hợp, vẩy nến phấn hồng thường vô hại và không quay trở lại khi đã biến mất. Tuy nhiên, ở một vài đối tượng bệnh kéo dài hơn 3 tháng, người bệnh nên tiến hành thăm khám ngay lập tức. Bởi tình trạng phát ban có thể không phải do vẩy nến phấn hồng gây ra mà là do dị ứng thuốc.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải biến chứng khá cao khi mắc phải bệnh. Bởi theo một vài nghiên cứu nhỏ, phần lớn phụ nữ mang thai bị phát ban trong 15 tuần đầu tiên của thai kỳ khả năng sẩy thai thường rất cao.

Chẩn đoán và điều trị vẩy nến phấn hồng

Vẩy nến phấn hồng thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý ngoài da khác như chàm, vẩy nến, viêm da dị ứng,… Nếu không có trình độ chuyên môn việc chẩn đoán bệnh là rất khó. Ngoài việc kiểm tra bằng mắt thường, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thí nghiệm như xét nghiệm máu, sinh thiết,… để chẩn đoán bệnh.

Chẩn đoán và điều trị vẩy nến phấn hồng
Dựa vào triệu chứng lâm sàng và kinh nghiệm, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán bệnh. Từ đó, đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Thông thường, vẩy nến phấn hồng có thể tự khỏi sau 4 – 8 tuần. Một số trường hợp có thể kéo dài lâu hơn 12 tuần và tỷ lệ tái phát bệnh rất thấp khoảng 2%. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Và để giảm ngứa, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng một số biện pháp sau:

  • Dùng các loại thuốc bôi không kê đơn hoặc các loại kem dưỡng da như oxit kẽm, calamine.
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc kháng histamine dùng trong dị ứng để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và phát ban. Tuy nhiên, thuốc thường gây tác dụng phụ buồn ngủ. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng vào ban đêm.

Trong một số trường hợp vẩy nến phấn hồng gây sưng và ngứa dữ dội. Khi đó, bác sĩ sẽ kê thuốc theo toa cho bạn dùng. Corticosteroid hoặc acyclovir (Zovirax, Valtrex) là các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị vẩy nến phấn hồng ở mức độ trung bình.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc chống vi rút gây mụn rộp cũng được kê đơn dùng. Ngoài ra, nếu bệnh ở mức độ nặng, chuyên viên y tế có thể đề nghị người bệnh áp dụng liệu pháp ánh sáng. Tia cực tím có thể làm giảm tình trạng phát ban nhưng chúng luôn tiền ẩn nhiều rủi ro, gây hại da. Do đó, bệnh nhân nên điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Biện pháp khắc phục vẩy nến phấn hồng

Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để giúp hạn chế diễn tiến của vảy phấn hồng. Cụ thể:

  • Bệnh nhân nên hạn chế gãi, bởi gãi có thể gây ngứa nhiều thêm. Bên cạnh đó, hành động này làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ bội nhiễm, chàm hóa và để lại sẹo xấu khi bệnh lành.
  • Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Phơi nắng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên cũng là cách giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Có chế độ chăm sóc da hợp lý. Nên tắm bằng nước ấm trong khoảng thời gian ngắn. Có thể dùng các sản phẩm có chiết  xuất từ bột yến mạch để cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp để làm mềm da, hạn chế tình trạng khô da, gây kích ứng dẫn đến ngứa.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của chuyên viên chăm sóc y tế. Không nên tự ý mua thuốc uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp thuốc gây tác dụng phụ. Hơn nữa, không được ngưng sử dụng thuốc khi thấy triệu chứng của bệnh mới thuyên giảm.
  • Tiến hành đặt lịch tái khám định kỳ để được bác sĩ theo dõi diễn biến triệu chứng cũng như tình trạng sức của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến bệnh vẩy nến phấn hồng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

ThuocDanToc.Vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

HỮU ÍCH:

Học cách chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng theo dân gian

Chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy...

Lạm dụng corticoid chữa vảy nến dễ gây biến chứng nguy hiểm

Corticoid là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên lạm dụng loại...

Cách trị vảy nến bằng nghệ và đánh giá hiệu quả

Không chỉ được biết đến là loại gia vị dùng chế biến thức ăn, nghệ còn được dùng như một...

Một số món ăn tốt cho người bệnh vảy nến là canh khổ qua, canh rau má, chè đậu xanh, canh bí đao,...

Các món ăn tốt cho người bị vảy nến nên thử

Bệnh vảy nến là một dạng bệnh da liễu mãn tính. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng...

Vảy nến ở nách làm sao điều trị, ngừa tái phát?

Vảy nến ở nách là một tổn thương ngoài da, đồng thời là một đặc trưng cơ bản của bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.