Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương bánh chè

Vật lý trị liệu gãy xương bánh chè được thực hiện sau điều trị với hai trường hợp bó bột và phẫu thuật. Trong hệ thống hoạt động của khớp gối, xương bánh chè đảm nhiệm chức năng chính. Do đó khi gặp tổn thương tại vị trí này, bạn nên thực hiện vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Gãy xương bánh chè là như thế nào?

Gãy xương bánh chè hay những tổn thương liên quan đến xương bánh chè do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, ngã hoặc va chạm gây chấn thương là nguyên nhân chính. Khi đó, khớp gối thường có biểu hiện sưng đau, điều này làm cho người bệnh nhầm lẫn rằng mình đang bị bong gân thay vì gãy xương.

Gãy xương bánh chè là như thế nào?
Gãy xương bánh chè là như thế nào?

Thông thường, những chấn thương nặng sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khi ngã đập đầu gối xuống mặt phẳng cứng. Mặt trước của khớp gối xuất hiện các cơn đau và không thể duỗi gối ra như bình thường.

Đồng thời, khớp gối cũng sưng to không còn các lõm ở đầu gối. Nếu kéo dài mà không sớm đến cơ sở y tế thăm khám, bệnh nhân sẽ nhận thấy da bắt đầu có nhiều vết bầm tím. Ngoài ra khi ấn vào sẽ thấy đau dữ dội, sờ vào nhận thấy có sự giãn cách giữa hai phần xương gãy.

Thông qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy có dấu hiệu bập bềnh những đoạn xương bánh chè bị gãy, thậm chí có thể thực hiện động tác ngược chiều giữa hai đoạn gãy với nhau. Người bệnh cần được điều trị sớm để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Cần làm gì khi bị gãy xương bánh chè?

Những chấn thương xảy ra ở khớp gối ban đầu vẫn chưa thể xác định có phải gãy xương bánh chè hay không. Do đó, đầu tiên bạn cần để người bệnh nằm bất động, nghỉ ngơi và theo dõi. Nếu người bệnh bị đau, có thể sử dụng khăn lạnh, túi đá lạnh chườm lên vị trí đầu gối khoảng 20 phút, cách 20 phút lặp lại chườm lạnh.

Tránh để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da, nên sử dụng khăn hoặc túi chườm bọc đá lạnh lại sau đó chườm cho người bệnh. Tiếp tục theo dõi tình trạng, trường hợp gãy xương bánh chè hoặc tổn thương xương bánh chè thường có cơn đau tăng dần, sưng phù nề không thuyên giảm sau thời gian nghỉ ngơi.

Cần làm gì khi bị gãy xương bánh chè?
Sơ cứu trường hợp chấn thương chân

Nếu người bệnh bị gãy xương bánh chè, bạn nên sơ cứu cho người bệnh. Tốt nhất là nên cố định ⅓ từ vị trí giữa đùi của người bệnh đến bàn chân bằng nẹp, giữ gối ở tư thế duỗi thẳng hoàn toàn. Sau đó bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Nhằm phòng tránh những nguy cơ không mong muốn, bạn không nên tự ý áp dụng các biện pháp điều trị khi chưa xác định mức độ tổn thương xương khớp của người bệnh. Gãy xương bánh chè trên thực tế không phải là tổn thương vĩnh viễn.

Nếu người bệnh được điều trị theo đúng phương pháp, xương có thể liền và phục hồi sau 3 – 4 tháng điều trị. Trường hợp không can thiệp sớm, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khác như viêm mủ khớp gối, teo cơ, xơ hóa, vôi hóa dây chằng bao khớp,…Lúc này, khả năng phục hồi chức năng sẽ khó khăn hơn.

Biện pháp điều trị khi bị gãy xương bánh chè

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân để lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Ngoài ra, tùy theo độ tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đề xuất nên điều trị theo hướng bảo tồn hay can thiệp phẫu thuật. Hai hướng điều trị như sau:

  • Điều trị bảo tồn thực hiện trong trường hợp xương bánh chè bị nứt rạn, vỡ nhưng không lệch. Đối tượng là bệnh nhân có tuổi tác cao, không đi lại được hoặc người đang mắc các bệnh nội khoa nặng.
  • Điều trị phẫu thuật thực hiện trong trường hợp vỡ xương bánh chè, 2 phần vỡ rời ra xa nhau khoảng 4mm, mảnh gãy khấp khểnh, có phần lệch vào khớp gối. Thông thường, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp mổ buộc vòng chỉ thép hoặc buộc xương chữ U. Ngoài ra, một số trường hợp sẽ được bắt vít, mổ néo ép. Trường hợp có nhiều mảnh gãy sẽ cần mổ hở để lấy xương vỡ khỏi cơ thể.

    Biện pháp điều trị khi bị gãy xương bánh chè
    Dựa vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị cũng như chăm sóc sau điều trị để giúp xương khớp mau chóng lành lặn. Bên cạnh đó, các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho người bệnh tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng xương bánh chè để người bệnh sớm vận động trở lại bình thường.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương bánh chè

Vật lý trị liệu gãy xương bánh chè được tiến hành nhằm mục đích phục hồi chức năng cho xương. Đồng thời, thông qua vật lý trị liệu, người bệnh tránh được tình trạng teo cơ, nhất là cơ tứ đầu đùi, chống cứng khớp, kích thích quá trình tuần hoàn. Cụ thể như:

Vật lý trị liệu gãy xương bánh chè cho bệnh nhân bó bột

Tùy theo thời gian bó bột cũng như mức độ phục hồi mà bài tập sẽ được áp dụng tương ứng. Theo đó, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn luyện tập theo giai đoạn như sau:

Giai đoạn bó bột, nẹp: Lúc này, khớp gối bị bất động, người bệnh sẽ được hướng dẫn bài tập co cơ tĩnh ngay trong nẹp hoặc bột, nhất là vị trí cơ tứ đầu đùi. Thực hiện 10 giây trong một lần tập, mỗi ngày tập ít nhất là 10 lần. Ngoài ra, người bệnh tập chủ động ở những vị trí khớp tự do khác như khớp háng, khớp cổ chân. Thông quá đó các khớp được kích thích tuần hoàn. Đến khi bột khô, người bệnh tập đi với nạng, tập chịu một phần sức nặng của cơ thể ở bên chân bệnh.

Giai đoạn tháo bột, nẹp: Giai đoạn này người bệnh có thể sử dụng nhiệt trị liệu, hoặc xung điện, điện phân thuốc đến khớp gối nhằm giảm đau và phòng tình trạng co cứng khớp gối. Dưới đây là một số bài tập:

  • Di động xương bánh chè từ từ theo chiều dọc rồi chiều ngang. Kết hợp xoa bóp để hạn chế nguy cơ dính khớp xung quanh, nhất là trường hợp mổ điều trị.
  • Tăng vận động thông qua kỹ thuật giữ nghỉ và trợ giúp.
  • Dưới khớp hoàn toàn, gấp gối, tập tăng dần để sớm gập gối lại vị trí 90 độ sau 1 tháng 2 tuần trị liệu. Và sau 3 tháng có thể vận động trở lại khớp gối như bình thường.
  • Có thể thực hiện các bài tập với tạ, bao cát hoặc dùng ghế chuyên dụng để tăng sức mạnh cho cơ đùi khi luyện tập.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập như xuống tấn, đạp xe hoặc tập bơi, sử dụng dụng cụ tập, đi bộ trên cầu thang.

    Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương bánh chè
    Người bệnh đang nẹp hoặc bó bột cố định chân vẫn có thể tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Thông thường, nếu bệnh nhân thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên kỹ thuật, sau khoảng 6 tháng xương bánh chè có thể phục hồi hoàn toàn khả năng vận động. 

Vật lý trị liệu gãy xương bánh chè cho bệnh nhân phẫu thuật

Trường hợp người bệnh cần phẫu thuật, thường sau khoảng 2 tuần phải duỗi gối để tránh xơ cứng khớp. Bệnh nhân thực hiện gấp và duỗi khớp gối cố gắng sao đến 90 độ. Ngoài ra, cách 2 giờ, người bệnh phải chườm lạnh cho khớp gối trong khoảng 20 phút, Sau đó, sử dụng băng thun để ép cố định lại khớp gối.

Song song đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn để người bệnh tập các động tác co cơ hoàn toàn ở bên chân được phẫu thuật. Các bài tập bao gồm vận động thụ động khớp gối, gập duỗi từ 0 – 30 độ ở các ngày đầu. Sau đó sẽ tăng dần lên đến 90 độ kể từ tuần thứ 2 trở đi. Đồng thời, thực hiện duỗi khớp gối, vận động khớp háng, cổ chân ở bên đã được can thiệp ngoại khoa.

Kể từ tuần thứ 2 – 6 sau khi đã phẫu thuật điều trị gãy xương bánh chè, người bệnh cần vận động khớp gối để giảm đau, chống phù nề và hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ đùi. 

Người bệnh vẫn phải luyện tập các động tác kể trên hoặc tham gia bộ môn thể thao tương tự như bệnh nhân bó bột hoặc nẹp. Sau 2 tuần phẫu thuật, người bệnh cần đến bệnh viện để tái khám. Các lần khám sau đó sẽ thực hiện cách mỗi tháng 1 lần cho đến khi đạt 6 tháng điều trị.

Vật lý trị liệu gãy xương bánh chè được tiến hành giúp người bệnh sớm phục hồi chức năng, tránh xảy ra hiện tượng xơ cứng xương khớp sau phẫu thuật hoặc cố định chân trong thời gian dài. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh lưu ý thăm khám định kỳ cũng như tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Các bài tập vật lý trị liệu đau vai gáy cổ hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu đau vai gáy cổ hiệu quả

Vật lý trị liệu đau vai gáy cổ là một trong những phương pháp phục hồi chức năng được nhiều...

Tập vật lý trị liệu có được bảo hiểm không?

Tập vật lý trị liệu có được bảo hiểm không?

Vật lý trị liệu có được bảo hiểm không? Theo thông tư số 11/2009/TT-BYT, một số nhóm bệnh được bảo...

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay

Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay

Tập vật lý trị liệu bàn tay giúp phục hồi khả năng vận động của bàn tay sau những chấn...

Các bài tập vật lý trị liệu cho lưng đơn giản, hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu cho lưng đơn giản, hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu cho lưng giúp người bệnh đang gặp vấn đề ở khu vực này...

Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Tập vật lý trị liệu đứt gân tay giúp người bệnh phục hồi chức năng của cơ quan này. Có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.