Loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?

Loãng xương xuất hiện ngày càng biến. Bệnh phát triển thầm lặng và không có triệu chứng sớm. Do đó khi phát hiện người bệnh thường ở giai đoạn nặng và kèm theo một vài biến chứng. Vậy loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?

Loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?
Tìm hiểu tình trạng loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương là một bệnh lý về cơ xương khớp vô cùng nguy hiểm. Bệnh có khả năng gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng và rất khó để khắc phục những hậu quả đó. Bên cạnh đó, không giống như các bệnh lý về xương khác, loãng xương xuất hiện và phát triển một cách nhanh chóng nhưng không có triệu chứng rõ ràng. Bạn sẽ không thể nhận ra xương của mình đang yếu dần cho đến khi chúng bị gãy. Điều này gây đau đớn và làm tăng khả năng tàn tật lâu dài, đồng thời làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và người bệnh không thể sinh sống một mình.

Bệnh loãng xương gây ra hậu quả như thế nào?

Gãy xương là hậu quả phổ biến nhất ở những người bị bệnh loãng xương. Thông thường tình trạng gãy xương sẽ xảy ra khi người bệnh đột nhiên bị vấp ngã. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, xương trở nên yếu đến mức chỉ cần một lần va chạm nhẹ chúng cũng có thể gãy. Ngoài ra khi bạn di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động thường ngày như: Mang túi xách, mang vác đồ dùng cá nhân… cũng có thể gây nên tình trạng này, đặc biệt là xương cột sống.

Tất cả trường hợp gãy xương do bệnh loãng xương gây ra đều rất nguy hiểm. Bởi xương gãy trong thời gian mắc bệnh thường gây ra nhiều rắc rối hơn so với người bình thường. Cổ tay, hông và cột sống là những vị trí thường xuyên bị gãy. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất vẫn là gãy xương cột sống và hông.

Gãy xương cột sống

Gãy xương cột sống do bệnh loãng xương gây nên là tình trạng các đốt sống – xương nhỏ có dấu hiệu bị yếu. Khi có va chạm nhẹ chúng dễ dàng gãy gây nên tình trạng chèn ép. Điều này khiến bệnh nhân có cảm giác đau đớn dữ dội, khó di chuyển, không thể đứng thẳng và dần mất chiều cao. Bên cạnh đó bệnh còn gây nên tình trạng kyphosis (còn được gọi là bướu của người xuống cấp). Khi đó một vòng tròn nghiêm trọng sẽ nằm trên lưng của bạn dẫn đến gù lưng và vẹo cột sống.

Ngoài ra gãy xương cột sống thường gây đau mãn tính, khiến bệnh nhân tàn tật, tăng tỉ lệ tử vong và dẫn đến nhiều vấn đề dài hạn khác.

Gãy xương hông

Sau gãy xương cột sống, gãy xương hông cũng là một biến chứng nghiêm trọng và phổ biến ở những bệnh nhân bị loãng xương. Xương hông bị gãy thường gây nguy hiểm, khiến bệnh nhân suy nhược thậm chí là tử vong. Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh sẽ không thể tự chăm sóc bản thân và thực hiện các hoạt động thường ngày. Chính vì thể rất cần có sự chăm sóc từ người nhà và các chuyên viên y tế.

Chỉ một nửa số người bị gãy xương hông có khả năng hồi phục khả năng di chuyển, vận động. Số còn lại thường bị đau mãn tính, khiến bệnh nhân tàn tật và dẫn đến nhiều vấn đề dài hạn khác tương tự như gãy xương cột sống.

Loãng xương gây gãy xương hông
Gãy xương hông là hậu quả nghiêm trọng của bệnh loãng xương

Gãy xương cổ tay

Những người bị gãy xương cổ tay do loãng xương thường rất khó hồi phục, đau nhức và không thể dùng lực tay để mang vác, đẩy, kéo, cầm đồ vật như người bình thường. Điều này khiến bệnh nhân luôn gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày và cần có sự trợ giúp từ người khác.

Ngoài ra bệnh loãng xương còn có khả năng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác, bao gồm:

Khả năng di chuyển bị hạn chế

Bệnh loãng xương có khả năng vô hiệu hóa và hạn chế những hoạt động thể chất của bạn. Khi không thể thường xuyên thực hiện các hoạt động thể chất sẽ khiến bạn bị tăng cân nghiêm trọng. Đồng thời tạo thêm căng thẳng và áp lực cho xương, đặc biệt tại đầu gối và vùng hông. Ngoài ra tình trạng tăng cân còn khiến bện nhân mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Bệnh tim, bệnh tiểu đường…

Phiền muộn

Việc hoạt động thể chất ít do bị loãng xương sẽ khiến bệnh nhân mất khả năng độc lập và dần bị cô lập. Những hoạt động thường ngày, các môn thể thao bạn thích sẽ gây đau đớn nếu bạn thực hiện. Thêm vào đó, nổi sợ gãy xương có thể làm bạn bị trầm cảm. Đồng thời tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng yếu dần và gây nên nhiều bệnh lý khác nhau.

Đau đớn

Loãng xương gây đau đớn mãn tính và khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Nhất là trường hợp gãy xương hoặc loãng xương gây xẹp cột sống và chèn ép lên các rễ dây thần kinh.

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Việc phòng ngừa bệnh loãng xương rất cần thiết. Điều này sẽ giúp làm chậm sự xuất hiện và quá trình tiến triển của bệnh. Đồng thời kiểm soát những triệu chứng và hạn chế được những rủi ro do bệnh gây ra. Bạn có thể bổ sung những dưỡng chất có lợi hoặc thực hiện các hoạt động phòng ngừa bệnh sau đây:

Canxi

Xương cần canxi để luôn được khỏe mạnh. Nếu bạn không sớm dung nạp đủ lượng canxi cần thiết, khi lớn tuổi bạn sẽ rất dễ gặp phải bệnh loãng xương. Những người có độ tuổi từ 18 đến 50 cần 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Lượng canxi cần thiết trong một ngày sẽ tăng lên 1.200 miligam khi đàn ông 70 tuổi và phụ nữ 50 tuổi.

Bạn có thể cung cấp canxi từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:

  • Các loại sữa ít béo
  • Cá hồi đóng hộp hoặc cá mồi có xương
  • Các loại rau lá có màu xanh đậm
  • Đậu phụ và các sản phẩm làm từ đậu nành khác
  • Nước cam và ngũ cốc tăng cường canxi…

Cơ thể rất cần canxi để xương luôn chắc khỏe, tuy nhiên bạn chỉ nên dung nạp vừa đủ. Bởi nếu cung cấp quá nhiều canxi cho cơ thể sẽ làm tăng tỉ lệ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Sỏi thận, bệnh tim… Do đó bạn cần có chế độ ăn uống thích hợp và không sử dụng canxi quá 2.000 miligam/ngày ở những người trên 50 tuổi.

Cung cấp lượng canxi cần thiết giúp phòng ngừa bệnh loãng xương
Cung cấp lượng canxi cần thiết giúp phòng ngừa bệnh loãng xương

ĐỌC THÊM: Người bị gai cột sống uống canxi như thế nào là tốt nhất?

Vitamin D

Vitamin D có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, đồng thời giúp xương chắc khỏe theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể dung nạp lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên nó sẽ không tốt cho cơ thể của bạn nếu bạn sống tại những nơi có vĩ độ cao. Thay vào đó bạn có thể sử dụng những những loại thực phẩm có lợi để cung cấp lượng vitamin D cần thiết, bao gồm: Các loại nấm, cá (đặc biệt là các loại cá béo và cá dầu), trứng gà, pho mát, sữa đậu nành…

Protein

Protein là một trong những dưỡng chất rất tốt cho xương và cơ thể của người bệnh. Các loại đậu, sữa, trứng, hải sản, chuối, quả bơ, ngô ngọt… đều là những loại thực phẩm chứa nhiều protein. Tuy nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, lượng protein cần thiết ở mỗi người cũng khác nhau. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sĩ để có thể dung nạp lượng dưỡng chất phù hợp.

Trọng lượng cơ thể

Tình trạng thiếu cân khiến xương suy yếu và làm tăng tỉ lệ bị gãy. Cân nặng dư thừa làm tăng nguy cơ gãy xương cổ tay và cánh tay. Chính vì thế việc duy trì trọng lượng cơ thể vô cùng quan trọng. Khi có cân nặng phù hợp, xương và sức khỏe của bạn đều tốt, đồng thời ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của bệnh loãng xương.

Tập thể dục

Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp xương chắc khỏe, đồng thời làm chậm quá trình loãng xương. Chính vì thế bạn nên bắt đầu tập thể dục thường xuyên khi bạn còn trẻ để có thể đạt nhiều lợi ích hơn.

Loãng xương là bệnh lý nguy hiểm và thường gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Do đó bạn cần thường xuyên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe định kỳ cho xương, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Điều này sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Loãng xương uống thuốc gì

Bị loãng xương uống thuốc gì? Các lưu ý khi sử dụng

Loãng xương là một trong những vấn đề xương khớp thường gặp cùng với quá trình lão hóa chung của...

Ở những người cao tuổi, sức khỏe đã giảm sút, cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, suy giảm nội tiết tố,... dẫn đến dễ mắc bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bệnh loãng xương chỉ diễn ra âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Khi bệnh đã nặng, cơ...

10 cách phòng bệnh loãng xương hiệu quả nên áp dụng

Loãng xương nguy hiểm hơn chúng ta tưởng. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như gãy xương, viêm...

Cảnh giác với chứng loãng xương ở người trẻ tuổi

Những tưởng bệnh loãng xương chỉ có ở người già nhưng ngay cả những đối tượng mới ngoài 20 tuổi...

10 loại sữa tốt cho người bị loãng xương, nên uống mỗi ngày

Với bệnh nhân bị loãng xương thì việc cung cấp dưỡng chất rất quan trọng, nhất là canxi. Vậy nên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *