Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày (có video hướng dẫn)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thực tế cho thấy, áp dụng bấm huyệt đúng cách có thể giúp khắc phục tạm thời những cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về cách thức thực hiện liệu pháp điều trị này. Liệu có nên bấm huyệt để chữa đau dạ dày? Bấm như thế nào để đem lại hiệu quả tối ưu. Cập nhật thông tin từ bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

bấm huyệt chữa đau dạ dày
Có thể áp dụng liệu pháp bấm huyệt để hỗ trợ chữa đau dạ dày

Bấm huyệt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Theo ghi chép từ các tài liệu y học cổ truyền, đau dạ dày chính là chứng “vị quản thống”. Cơn đau thường khởi phát do ăn uống cũng như sinh hoạt không điều độ khiến cho khí trệ ở Tỳ và Vị. Từ đó khiến cho chức năng của dạ dày và tiêu hóa bị suy giảm. Gây ra một số triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày hay buồn nôn…

Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc dùng thuốc còn có thể áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt. Tác dụng lực vào các huyệt vị sẽ giúp giải phóng khí trệ và tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó mà có thể làm giảm các cơn đau một cách tức thì.

Khi tình trạng đau dạ dày thường xuyên phát sinh, bạn có thể bấm huyệt để cải thiện cơn đau. Tác động vào những huyệt đạo có mối tương quan với dạ dày còn giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, co bóp cũng như bài tiết dịch vị.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, cách này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Không thể tác động toàn diện đến căn nguyên của bệnh. Với những trường hợp bị đau nghiêm trọng, cần phải tích cực dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Bởi lúc này, liệu pháp bấm huyệt thường không mang lại cải thiện lâm sàng.

Tham khảo thêm: Châm cứu điều trị đau dạ dày và cách thực hiện

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày

Việc bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ thật sự mang đến hiệu quả tốt khi bạn thực hiện đúng cách. Day bấm huyệt cần kết hợp với bước xoa bóp trước đó để nâng cao hiệu quả giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

1. Xoa bóp vùng bụng trước khi bấm huyệt chữa đau dạ dày

Thực hiện các thao tác xoa bóp vùng bụng trước khi bấm huyệt sẽ giúp làm nóng phần mô mềm. Đồng thời có khả năng kích thích tuần hoàn máu và tăng cường nhu động ruột.

Bên cạnh đó, việc xoa bóp còn giúp cơ thể làm quen dần với lực tác động từ bàn tay. Nhờ đó hạn chế được tình trạng đau nhức và khó chịu khi day ấn các huyệt vị.

chữa chứng vị quản thống tại nhà
Trước khi bấm huyệt nên xoa bóp để làm nóng vùng bụng để giúp cải thiện tuần hoàn máu tốt hơn

Trước khi bấm huyệt chữa đau dạ dày, cần xoa bóp vùng bụng theo các bước dưới đây:

  • Bước 1 – Xoa vuốt vùng bụng: Người thực hiện sẽ đặt 2 bàn tay ở vùng vị trí rốn. Sau đó tiến hành dùng 2 tay để trượt lên nhau theo chuyển động tròn để làm nóng vùng bụng.
  • Bước 2 – Nắn bóp cơ bụng: Dùng tay bóp nhẹ cơ bụng rồi từ từ kéo lên cao và thả xuống.
  • Bước 3 – Day ấn theo khung đại tràng: Lúc này cần sử dụng lực của các đầu ngón tay. Tiến hành day ấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn dọc khung đại tràng.
  • Bước 4 – Ấn cơ: Đặt 2 bàn tay lên vùng bụng ngoài. Sau đó ấn nhẹ ngón tay giữa và ngón tay áp út.
  • Bước 5 – Rung cơ: Dùng bàn tay để nắm chính giữa bụng. Sau đó nhắc nhẹ lên và tiến hành rung với tần số nhanh.
  • Bước 6 – Lắc cơ bụng: Tiến hành áp 2 lòng bàn tay vào bụng rồi trực tiếp lắc cơ bụng.
  • Bước 7 – Gián tiếp lắc cơ bụng: Nắm chặt lấy 2 cổ chân và tiến hành rung lắc chân để cơ bụng được rung lắc một cách gián tiếp.

**Lưu ý: Trước khi xoa bóp vùng bụng có thể dùng tinh dầu để thoa một lớp mỏng nhẹ lên bụng. Điều này sẽ giúp làm nóng và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình tuần hoàn máu, nâng cao tác dụng của việc xoa bóp.

2. Xác định vị trí huyệt và hướng dẫn cách thực hiện

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ những vị trí huyệt có tác động đến cơn đau cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa. Bao gồm 5 huyệt chính là huyệt cự khuyết, huyệt thượng quản, huyệt túc tam lý, huyệt lậu cốt, huyệt công tôn. Sau đó mới tiến hành day ấn huyệt.

bấm huyệt chữa đau dạ dày
Cần xác định chính xác vị trí các huyệt đạo cần tác động trước khi thực hiện bấm huyệt

Xác định vị trí và bấm huyệt theo hướng dẫn sau:

– Day ấn huyệt Cự khuyết:

  • Cách xác định: Nằm ngay giữa buồng tim, trên đường thẳng giữa bụng, đo từ rốn lên 6 thốn.
  • Thực hiện: Day và ấn huyệt khoảng 1 – 2 phút. Có thể lặp lại nhiều lần và mỗi ngày thực hiện khoảng từ 1 – 2 lần.

– Day ấn huyệt Thượng quản:

  • Huyệt thượng quản nằm ở vị trí dưới huyệt cự khuyết 1 thốn và trên lỗ rốn 5 thốn.
  • Thực hiện: Bấm huyệt thượng quản 1 – 2 lần, mỗi lần chỉ khoảng 1 – 2 phút. Nên thực hiện 1 đợt khoảng từ 10 – 15 ngày liên tục.

– Day ấn huyệt Túc tam lý:

  • Cách xác định: Đặt 2 bàn tay lên trên đầu gối, điểm nằm ở ngay đầu của ngón tay áp út chính là vị trí huyệt túc tam lý.
  • Thực hiện: Sử dụng đồng thời 2 đầu ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) của 2 bàn tay để day ấn mạnh vào 2 huyệt đạo này.

– Day ấn huyệt Lậu cốc:

  • Cách xác định: Huyệt đạo này nằm ở chỗ lõm ngay sát bờ sau phía trong xương chày, chính là đường thẳng phía trên mắt cá chân đúng 6 thốn.
  • Thực hiện: Tương tự như với huyệt túc tam lý, dùng 2 đầu ngón tay day ấn mạnh vào cả 2 bên huyệt.

– Day ấn huyệt Công tôn:

  • Cách xác định: Huyệt công tôn nằm ở vị trí giữa thân và đầu sau thân xương đốt 1 của bàn chân, cách mắt cá chân 3 thốn.
  • Thực hiện: Dùng đầu 2 ngón tay bấm huyệt đạo này 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng từ 1 – 3 phút. Nên thực hiện bấm huyệt 1 đợt khoảng từ 10 – 15 ngày.

Có thể xem và thực hiện theo video hướng dẫn dưới đây:

Ngoài việc day ấn 5 huyệt đạo chính kể trên, bạn có thể tác động lên một số huyệt đạo khác để hỗ trợ thêm. Ví dụ như huyệt trung quản, huyệt nội quan, huyệt thái xung hay huyệt thiên xu.

– Day ấn huyệt Trung quản:

Huyệt đạo này nằm ở vị trí giữa 2 bờ sườn, đo từ rốn lên khoảng 4 thốn. Day ấn trong vòng từ 1 – 3 phút sẽ giúp giảm đau dạ dày, cải thiện chức năng bài tiết dịch vị và co thắt.

– Day ấn huyệt Thái xung:

Vị trí của huyệt đạo này nằm ở mu bàn chân, ngay kẽ ngón chân trỏ và ngón chân cái đo lên 5 thốn.

– Day ấn huyệt Nội quan:

Vị trí huyệt nội quan nằm ngay trên đường lằn chỉ tay 2 thốn, ở giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay bé.

bấm huyệt chữa đau dạ dày
Huyệt nội quan có mối liên hệ với dạ dày và các cơ quan tiêu hóa nên có thể tác động

Day ấn huyệt nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết cho cơ thể. Hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời giảm đau vùng ngực, mất ngủ và khắc phục chứng động kinh.

– Day ấn huyệt Thiên xu

Huyệt đạo này nằm ở vị trí ngang rốn, đo ngang sang khoảng 2 thốn. Thường xuyên thực hiện sẽ giúp giảm đau dạ dày, hỗ trợ trị chứng rối loạn tiêu hóa, tắc ruột…

Lưu ý khi áp dụng mẹo bấm huyệt chữa đau dạ dày

Khi áp dụng liệu pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày cần lưu ý đến những vấn đề sau để giảm thiểu các vấn đề ngoại ý:

  • Phụ nữ đang mang thai hay những người vừa trải qua phẫu thuật bụng tuyệt đối không chữa đau dạ dày bằng cách này.
  • Tránh tác động lên những vị trí có tổn thương hở hay đang bị nhiễm trùng.
  • Người thực hiện cần cắt gọn móng tay và chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bấm huyệt.
  • Sử dụng lực tác động phù hợp với từng huyệt đạo. Tuyệt đối không tác dụng lực quá mạnh lên các huyệt đạo nhạy cảm.
  • Tuyệt đối không thực hiện bấm huyệt khi bụng quá đói hay khi vừa mới ăn no.
  • Cần bấm đúng vị trí huyệt, trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định, hãy gặp bác sĩ y học cổ truyền để được chỉ dẫn cụ thể.

Bấm huyệt chữa đau dạ dày có tác dụng cải thiện tốt một số triệu chứng lâm sàng. Nếu thực hiện đúng cách, bấm đúng huyệt còn hỗ trợ tốt cho hoạt động của dạ dày cùng hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời và không thể đáp ứng với những trường hợp nghiêm trọng. Vì vậy tốt nhất vẫn nên chú ý thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học có thể ngăn được nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Muốn phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần phải nhớ!

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm...
Tìm hiểu về chứng đau thượng vị từng cơn

Đau Thượng Vị Từng Cơn Có Phải Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm?

Thông thường, đau thượng vị từng cơn là biểu hiện của việc ăn uống không khoa học, do căng thẳng...

Đau Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Tươi Không? Uống Thế Nào Tốt?

Sữa tươi là nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, chứa nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu...

Bụng nóng cồn cào khi mang thai phải làm sao?

Trong suốt thời gian mang thai, bà bầu rất hay mắc chứng bụng nóng cồn cào. Mặc dù hiện tượng...

Đau Dạ Dày Ăn Bánh Mì Rất Tốt – Không Nên Kiêng

Người bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm....

Đi ngoài ra máu cuối bãi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu cuối bãi là dấu hiệu nhiều người gặp phải khi mắc các bệnh lý như trĩ,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *