Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa được không?

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 gây ra nhiều triệu chứng hơn so với giai đoạn 1. Đây là giai đoạn toàn phát, khối u thay đổi kích thước lớn hơn, gây khó khăn cho người bệnh khi nói và nuốt thức ăn, nước bọt,…Nếu không điều trị, ung thư lưỡi có thể nhanh chóng chuyển nặng, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa được không?
Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa được không?

Nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn 2

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý nguy hiểm về khoang miệng. Xuất hiện phổ biến ở nam giới ngoài độ tuổi 50. Đặc biệt là những đối tượng thường xuyên hút thuốc, uống rượu, không chăm sóc tốt răng miệng,…

Ung thư lưỡi khi mới khởi phát khó nhận biết do những triệu chứng của bệnh gần giống với các vấn đề về răng miệng khác như nhiệt miệng, nổi hạch miệng,…Điều này là nguyên nhân khiến cho nhiều bệnh nhân chủ quan, không can thiệp sớm khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 hay còn được gọi là giai đoạn toàn phát gần như đã phát tín hiệu rõ ràng hơn thông qua những triệu chứng bất thường ở lưỡi. Cụ thể như sau:

  • Người bệnh có thể nhận biết tình trạng bất ổn qua việc ăn uống, nhai và nuốt thức ăn, thậm chí nhận thấy giọng nói khác thường và khó khăn hơn.
  • Cơ thể sốt cao thường xuyên do tình trạng nhiễm khuẩn bắt đầu trở nên nặng nề.
  • Cơ đau ở lưỡi xuất hiện thường xuyên, nặng nề khi lưỡi hoạt động. Do đó người bệnh không còn muốn ăn uống, sức khỏe và cân nặng ngày càng giảm sút.
  • Nước bọt tiết ra ồ ạt, đôi khi trong nước bọt có lẫn máu, hơi thở có mùi hôi khi niêm mạc lưỡi bị hoại tử.
  • Một số trường hợp bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn này bị khít hàm, lưỡi không hoạt động khiến việc nói, nhai thức ăn trở nên khó khăn.
  • Vết loét ở lưỡi rộng hơn, bao phủ giả mạc, rất dễ chảy máu. Tốc độ lan rộng nhanh, tổn thương làm hạn chế hoạt động của lưỡi nghiêm trọng.

    Nhận biết ung thư lưỡi giai đoạn 2
    Nhanh chóng thăm khám khi nhận thấy lưỡi có biểu hiện đau rát bất thường, khó nhai, nuốt và nói,…

Nếu bạn nhận thấy các biểu hiện kể trên, bạn nên nhanh chóng thăm khám y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán vấn đề bạn đang gặp là ung thư lưỡi hay những bệnh lý khác về khoang miệng. Nếu không sớm can thiệp, bệnh ung thư lưỡi giai đoạn 2 có thể di căn lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa khỏi được không?

Ung thư ở giai đoạn toàn phát đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển nhanh và xâm lấn sang các bộ phận xung quanh. Tuy nhiên nếu can thiệp điều trị tốt, người bệnh vẫn có khả năng chữa khỏi chứng bệnh này, kiểm soát di căn hiệu quả.

Theo đó, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn toàn phát đạt khoảng 67,8%, người bệnh có thể kéo dài tiên lượng sống trên 5 năm. Tỷ lệ này so với giai đoạn đầu đã có sự sụt giảm mạnh. Mặc dù vậy, nếu người bệnh tuân thủ hướng dẫn điều trị, có tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực sẽ có kết quả khả quan hơn.

Tương tự như giai đoạn trước, ung thư lưỡi giai đoạn 2 cũng có những phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…Dựa vào khả năng có thể đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phù hợp, đảm bảo kiểm soát tốt nhất ung thư lưỡi. Cơ bản như sau:

Phẫu thuật ung thư lưỡi giai đoạn 2

Phẫu thuật là biện pháp điều trị ung thư thường được áp dụng. Đối với bệnh ung thư lưỡi, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân phát hiện sớm bệnh nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Giai đoạn 2, khi tế bào ác tính chưa di căn xa, phẫu thuật là giải pháp hiệu quả để điều trị bệnh.

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa khỏi được không?
Phẫu thuật là biện pháp thường áp dụng điều trị ung thư, trong đó có ung thư lưỡi

Bác sĩ có thể cắt bán phần lưỡi hay toàn phần kết hợp với vét hạch cổ,cắt sàn miệng, xương hàm dưới,….sau đó tái tạo lại phần đã can thiệp dao kéo cho người bệnh. Biện pháp này giúp loại bỏ khối u nhanh chóng.

Tuy nhiên một số trường hợp không thể áp dụng phẫu thuật hoặc còn sót tế bào gây bệnh, bác sĩ thường chỉ định thay thế bằng hóa trị, xạ trị hoặc biện pháp khác đảm bảo an toàn hơn cho người bệnh.

Xạ trị ung thư lưỡi giai đoạn 2

Thông thường, xạ trị được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn không thể can thiệp bằng biện pháp ngoại khoa. Ngoài ra, nếu phù hợp xạ trị cũng được tiến hành để điều trị cho bệnh nhân ngay từ giai đoạn sớm.

Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị hậu phẫu để một lần nữa loại bỏ chắc chắn hết tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân sẽ được xạ trị tại chỗ hay còn gọi là xạ trị áp sát nhằm loại bổ tổn thương trực tiếp tại bề mặt lưỡi.

Ba loại tổn thương sau đây thường được áp dụng phẫu thuật hay xạ trị để điều trị:

  • Thể nhú sùi: Tổn thương có dạng đồng xu, màu ghi hồng, khi sờ vào thấy mềm và không có hiện tượng thâm nhiễm.
  • Thể nhân: Tổn thương có nhân nhỏ cứng, dính vào lớp niêm mạc khiến vị trí đó trồi lên so với bề mặt lưỡi, đôi khi nhẵn bóng rồi tự vỡ ra.
  • Thể loét: Tổn thương hình thành một đám loét rất nông, người bệnh khó nhận thấy. Chúng không có ranh giới rõ ràng với vùng niêm mạc lành. Ngoài ra, tổn thương còn được bao bọc bởi một vùng đỏ xung huyết gây đau và không có thâm nhiễm.

    Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa khỏi được không?
    Tùy trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị điều trị ung thư

Biện pháp xạ trị áp dụng cho các trường hợp ung thư di căn đến những bộ phận khác lân cận hoặc ở xa. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Người bệnh cần được theo dõi thận trọng trong và sau xạ trị.

Hóa trị ung thư lưỡi

Tùy tình trạng cụ thể của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp hóa trị phù hợp. Người bệnh có thể dùng đơn thuốc hóa trị hoặc đa thuốc hóa trị. Việc kết hợp nhiều loại thuốc cho kết quả cao hơn so với chỉ dùng một dạng thuốc hóa chất.

Mục đích của việc sử dụng hóa chất điều trị nhằm ngăn không cho khối u phát triển, hỗ trợ cho phẫu thuật hoặc xạ trị thuận lợi hơn. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp cả 3 phương pháp trên để tăng hiệu quả, giúp bệnh nhân kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể.

Phương pháp miễn dịch tế bào ung thư lưỡi

Đây là một liệu pháp điều trị ung thư bằng sinh học tế bào. Bác sĩ sẽ cho một lượng tế bào miễn dịch thâm nhập vào khối u. Chúng có hoạt tính kháng ung thư, tác dụng tiêu diệt khối u và kích hoạt cơ thể phản ứng chống lại khối u.

Liệu pháp miễn dịch tế bào có khả năng giúp hệ miễn dịch của người bệnh hoạt động trở lại, tăng khả năng kháng khối u hoặc virus gây hại. Thường được áp dụng trong hoặc sau quá trình điều trị bằng phẫu thuật, xạ tần hoặc dao đông lạnh,…bệnh ung thư.

Ngoài ra, đối với người bệnh cao tuổi không thể thực hiện phẫu thuật, không làm toxi hay thậm chí là những biện pháp điều trị khác có thể được chỉ định áp dụng liệu pháp này. Thông qua đó hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh được tăng cường, hỗ trợ kéo dài tiên lượng sống tốt nhất.

Chăm sóc và phòng ngừa biến chứng ung thư lưỡi giai đoạn 2

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 thường bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Tuy nhiên, tình trạng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng khỏi sau 1 – 2 tuần khi người bệnh thay đổi thói quen và bổ sung thực phẩm làm mát cơ thể. Trong khi đó ung thư sẽ kéo dài và có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc và phòng ngừa biến chứng ung thư lưỡi giai đoạn 2
Loại bỏ hoàn toàn những thói quen không tốt cho sức khỏe như rượu bia, hút thuốc lá,…

Ngoài việc điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn đọc nên lưu ý đến những vấn đề sau đây để giúp cơ thể sớm hồi phục, tăng hiệu quả điều trị bệnh:

  • Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách bằng chải đánh răng phù hợp và chỉ nha khoa hàng ngày.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe.
  • Tập trung ăn những thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây tươi,…tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá cay nóng, chế biến sẵn,
  • Vận động cơ thể giúp tăng cường trao đổi chất, nâng cao hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật.
  • Thăm khám theo lịch hẹn, tuân thủ điều trị, thông báo với bác sĩ ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 vẫn còn hy vọng điều trị. Bệnh chưa xâm lấn rộng ra các cơ quan xa. Việc thăm khám định kỳ, kiểm soát tốt sẽ giúp tình trạng di căn giảm thiểu, giúp bệnh nhân đẩy lùi chứng bệnh này hiệu quả hơn. Người bệnh nên chủ động tái khám và phòng ngừa nguy cơ bệnh bùng phát nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh...

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu?

Bệnh ung thư lưỡi sống được bao lâu? Điều cần biết

Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc nhiều yếu tố, chẳng hạn như giai đoạn ung thư, thể...

Ung thư lưỡi giai đoạn 1

Ung thư lưỡi giai đoạn 1: Dấu hiệu, cách chữa trị

Ung thư lưỡi giai đoạn 1 là giai đoạn mới khởi phát bệnh, thường không có triệu chứng rõ ràng....

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối – Thông tin cần biết

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng và ngày càng nặng nề. Việc điều...

Khám - Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám – Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám ung thư lưỡi ở đâu hiện đang là quan tâm của nhiều người. Việc khám và tầm soát phát...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. TRƯƠNG VĂN NGHĨATRƯƠNG VĂN NGHĨA says: Trả lời

    sau phẩu thuật ung thư lưỡi thì cần ở lại nội trú bệnh viện khoản bao nhiêu ngày theo bình thường thì được xuất viện về nhà? .

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.