Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán – Có phải hói?

Trẻ sơ sinh rụng tóc trước trán là vấn đề khiến nhiều ông bố và bà mẹ hoang mang, lo lắng. Liệu tình trạng này có phải là hói không? Tuy nhiên, bạn đọc không cần quá lo lắng. Đây được xem là hiện tượng sinh lý khá bình thường. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lý giải cụ thể hơn vấn đề này.

Tóc của trẻ sơ sinh có những đặc điểm gì?

Tóc của các em bé khi vừa chào đời sẽ không giống nhau. Một số bé ngay khi cất tiếng khóc đầu đời đã có một mái tóc dày và đen. Trong khi đó, có những em bé chỉ thấy những sợi tóc lưa thưa, thậm chí có em còn chưa móc tóc. Các chuyên gia giải thích hiện tượng này bắt nguồn từ yếu tố di truyền của bố và mẹ.

Tóc của trẻ sơ sinh có những đặc điểm gì?
Tóc của trẻ sơ sinh có những đặc điểm gì?

Khi con yêu ra đời mà không có nhiều tóc như những đứa trẻ khác, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Vì, trong quá trình phát triển, tóc của bé sẽ dần hình thành, mọc dày và dài hơn. Tuy nhiên, tương thích theo các giai đoạn và những yếu tố bên trong, bên ngoài tác động, tóc của trẻ cũng sẽ có những thay đổi. Chẳng hạn, tình trạng rụng bớt, mỏng đi, hoặc mọc thêm tóc mới,…

Người ta chia chu kỳ mọc tóc của trẻ theo 2 giai đoạn: tăng trưởng và nghỉ ngơi. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn tăng trưởng: Đây còn được gọi là giai đoạn mọc tóc của trẻ, kéo dài trong 3 năm.
  • Giai đoạn nghỉ ngơi: Đây là thời gian tóc bắt đầu rụng, thường duy trì trong khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, mỗi trường hợp sẽ có thời gian không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ như có trường hợp giai đoạn nghỉ ngơi của tóc chỉ xuất hiện trong 1 tháng, cũng có trường hợp kéo dài đến nửa năm. 

Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ và cách xử lý

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán có phải hói không?

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán là bình thường. Phụ huynh có thể yên tâm vì điều này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Thông thường, tình trạng này xuất hiện ở những em bé từ 1 – 6 tháng tuổi. Các chuyên gia gọi hiện tượng này là telogen effluvium.

Telogen effluvium không khiến tóc trẻ rụng theo mảng mà chỉ làm cho tóc dần thưa đi, đặc biệt là khu vực vùng đỉnh đầu. Tóc ở vị trí này sẽ mỏng và thưa hơn so với vị trí hai bên đầu và sau gáy trẻ. Bên cạnh tình trạng rụng tóc trước trán, nhiều trẻ sơ sinh còn bị rụng tóc ở thóp, đỉnh đầu, say gáy,…

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán có phải hói không?
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán có phải hói không?

Hầu hết những em bé trước 6 tháng tuổi đều gặp phải tình trạng này. Sau khi bước qua giai đoạn 6 tháng đầu đời, hiện tượng rụng tóc trước trán sẽ giảm dần. Do đó, phụ huynh không cần phải quá lo lắng.

Vì sao trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán?

Nếu không phải do hói thì vì sao trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán? Đây hẳn cũng là thắc mắc của các ông bố bà mẹ. Bên cạnh việc rụng tóc theo chu kỳ tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Dưới đây là một số yếu tố tác động khiến trẻ bị rụng tóc trước trán:

Trẻ bị thiếu vitamin D, canxi

Cơ thể thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất thiết yếu không chỉ làm chậm phát triển mà còn khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán. Cụ thể:

  • Thiếu vitamin D: Quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể trị bị rối loạn.
  • Thiếu canxi: Lúc này hệ thần kinh thực vật trong cơ thể trẻ sẽ gặp một vài vấn đề dẫn đến rối loạn. Trẻ sơ sinh hay giật mình, ngọ nguậy, khó ngủ,…Điều này làm cho bé cọ đầu vào gối nhiều hơn, tóc vì thế bị đứt gãy theo. Không những thế, tình trạng cơ thể thiếu canxi còn gây ra hiện tượng sản sinh nhiều hormone không tốt đối với sự phát triển của mái tóc.

Trẻ bị giảm hormone

Hormone được truyền từ cơ thể mẹ vào bào thai giúp nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, sau khi chào đời, việc thay đổi môi trường sống khiến cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp. Do đó, cơ thể trẻ sơ sinh dễ bị suy giảm hormone làm cho tóc rụng dần. 

Sau một khoảng thời gian khi trẻ phát triển, số lượng hormone sẽ được sản sinh đầy đủ. Giai đoạn này trẻ cũng bước vào chu kỳ mọc tóc mới, thay thế cho phần đã rụng.

Thói quen tựa trán một chỗ

Trẻ sơ sinh được đặt nằm trong nôi, xe đẩy, nằm trên gối,…tựa trán vào bề mặt trong thời gian dài sẽ khiến cho tóc ở trán bị ma sát. Chính vì thế mà khu vực này thường gặp phải tình trạng gãy rụng.

Vì sao trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán?
Trẻ nằm úp trán, cọ phần trán xuống gối, nôi,… quá lâu khiến cho tóc bị ma sát khiến chúng dễ gãy rụng

Trẻ tự giật tóc

Thói quen tự nắm tóc, giật tóc của trẻ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tóc rụng nhiều hơn. Nhất là trường hợp trẻ bị giật mình sẽ thường phản ứng tự nhiên bằng cách cầm nắm những thứ trên người, và tóc là một trong số những vị trí bị tác động. Do đó, mẹ nên đeo bao tay cho em, để tránh bé tự nắm tóc hoặc lấy tay cào lên mặt gây rụng tóc và trầy xước.

Trẻ sơ sinh bị bệnh

Nếu thấy trẻ bị rụng tóc ở trán theo từng mảng có thể là do hệ thống miễn dịch tập trung hoạt động ở nang tóc. Điều này khiến cho quá trình phát triển của tóc bị ảnh hưởng. Tóc ở phần trước trán bị rụng dần. Ngoài ra, nếu trẻ mắc bệnh rối loạn tuyến giáp, nhiễm nấm da đầu,…cũng là nguyên nhân làm cho tóc trẻ bị rụng nhiều hơn, kèm theo dấu hiệu nổi mẩn, ngứa ngáy,…

Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên kiêng ăn gì?

Khi nào nên đưa trẻ sơ sinh gặp bác sĩ?

Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán không kèm theo những biểu hiện bất thường như ngứa, nổi mẩn đỏ, da bị bong tróc,…thì phụ huynh có thể yên tâm. Tuy nhiên, khi thấy con bị rụng tóc không chỉ ở trán, mà còn các vị trí khác cùng với việc xuất hiện các triệu chứng bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. 

Ngoài ra, những em bé sau khi bước qua giai đoạn 6 tháng tuổi vẫn bị rụng tóc, lúc này việc thăm khám là thật sự cần thiết. Bác sĩ sẽ kiểm tra em bé của bạn xem liệu rằng bé có đang bị thiếu hụt dưỡng chất hay mắc bệnh gì không. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra các hướng giải quyết sao cho phù hợp nhất đối với thể trạng của từng trẻ.

Cách chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết cách chăm sóc để giúp con nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh, bạn đọc có thể tham khảo:

Vệ sinh da đầu cho trẻ

Gội đầu và chải tóc đúng cách cho trẻ sẽ giúp con có một mái tóc khỏe mạnh hơn. Vệ sinh da đầu cho trẻ nhỏ bằng các sản phẩm chuyên dụng, chứa thành phần nhẹ dịu cho trẻ sơ sinh. Khi gội nên massage nhẹ nhàng da đầu giúp cho máu huyết lưu thông. Việc này cũng giúp kích thích tóc mới mọc nhanh hơn. 

Sau khi gội đầu, bố mẹ nên nhanh chóng lau khô nhẹ nhàng tóc bé bằng khăn bông mềm mại. Sử dụng thêm tinh dầu hoặc một sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh để dưỡng ẩm tóc cũng là cách được nhiều người áp dụng. Thông qua đó, tóc trẻ sẽ tránh được tình trạng khô dẫn đến dễ gãy rụng.

Cách chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh tóc, da đầu đúng cách giúp bảo vệ mái tóc cho trẻ

Ngoài ra, việc lựa chọn lược phù hợp, thao tác chải nhẹ nhàng tóc cho trẻ cũng khiến cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là cách hữu hiệu gây kích thích các nang tóc phát triển, giúp tóc mới hình thành nhanh hơn, bù vào số tóc bị gãy rụng trước đó.

Tham khảo thêm: Chàm thể tạng ở trẻ sơ sinh – mẹ chớ xem thường!

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Như trên đã đề cập, một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh rụng tóc có thể là do cơ thể trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất. Chính vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ là thật sự cần thiết, có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Bạn đọc nên lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Đối với trẻ đang còn bú mẹ: Mẹ nên bổ sung những thực phẩm tốt để sữa có đầy đủ dưỡng chất cho con. Những dưỡng chất cần thiết như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất,…
  • Đối với trẻ đã ăn dặm: Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung cho bé những thực phẩm đầy đủ dưỡng chất. Không nên tập trung vào một vài nhóm thực phẩm cố định mà cần đa dạng hơn để trẻ có hứng thú và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. 

Thói quen sinh hoạt 

Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. Thời gian ngủ tốt nhất vào buổi tối là từ 10 – 11 tiếng, lúc này cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra hormone giúp tóc mọc nhanh hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ nên giúp trẻ chỉnh lại tư thế khi ngủ. Không nên để trán trẻ tựa vào bề mặt quá lâu khiến tóc bị ma sát dẫn đến gãy rụng.

Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị rụng tóc trước trán. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về hiện tượng này ở con. Nếu nhận thấy tóc trẻ rụng lâu không khắc phục hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

7 cách trị gàu tại nhà nhanh nhất - Đơn giản, hiệu quả

7 cách trị gàu tại nhà nhanh nhất – Đơn giản, hiệu quả

Một số cách trị gàu tại nhà có thể kể đến như sử dụng chanh, muối, dầu dừa, bia,...là các...

Dấu hiệu trẻ bị rụng tóc do thiếu chất – Cách bổ sung

Tóc cũng được xem là một tế bào sống và cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để...

Dầu gội Kaminomoto có tác dụng gì? Giá bán và lưu ý

Dầu gội Kaminomoto là một sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản đã được Bộ Y tế kiểm định về...

10+ dầu gội thảo dược trị rụng tóc tốt nhất hiện nay

Tóc rụng nhiều, mỏng và thưa là tình trạng xảy ra phổ biến. Nguyên nhân gây rụng tóc có thể...

Hói đầu là gì? Nguyên nhân và thông tin cần biết

Hói đầu là một bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng tóc rụng nhiều, tình trạng rụng tóc không cân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *