Tại sao dương vật của nam giới đôi lúc bị tê mất cảm giác?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi TRẦN MẠNH XUYÊN – Khoa Nam họcthầy thuốc y học cổ truyền – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dương vật chứa rất nhiều dây thần kinh và nó thường rất nhạy cảm. Tình trạng nam giới bị tê thường do nam giới ngồi ở một vị trí nhất định trong thời gian dài. Ngoài ra, tê dương vật còn cảnh báo vấn đề sức khỏe mà nam giới cần đi khám bác sĩ nếu không rõ lý do.

I. Điều gì gây ra tình trạng nam giới bị tê dương vật?

Một số vấn đề liên quan đến hoạt động, yếu tố thể chất và lối sống có thể làm tăng nguy cơ gây tê ở dương vật:

1. Chấn thương y tế

Nam giới bị chấn thương dương cũng có thể khiến bộ phận này bị tê, gây thiệt hại cho một số dây thần kinh và mạch máu. Thông thường, qua một đoạn thời gian sẽ khôi phục lại cảm giác. Nhưng nếu bạn vẫn không khỏi thì hãy nói chuyện với bác sĩ.

lái xe đạp
Lái xe đạp thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây tê dương vật

Tình trạng chấn thương hoặc hoạt động gây tê dương vật thường là:

  • Lái xe đạp: Tình trạng va đập và ma sát giữa bánh xe với mặt đường có thể làm tổn thương đáy xương chậu, tinh hoàn và dương vật. Đạp xe lâu và liên tụ cũng có thể gây áp lực lên háng và tê liệt tạm thời các dây thần kinh hoặc mạch máu, dẫn đến tê dương vật.
  • Ngồi quá lâu: Nam giới nếu ngồi trên những chiếc ghế quá cứng và không có đệm lót trong một khoảng thời gian dài có thể gây áp lực lên dương vật dẫn đến tình trạng mất cảm giác.
  • Kích ứng: Dương vật bị kích ứng bởi xà phòng, sữa tắm hoặc các sản phẩm chăm sóc cơ thể. Từ đó gây nên tình trạng tê dương vật và không có cảm giác khi quan hệ hoặc thủ dâm.
  • Ma sát với quần áo: Việc nam giới mặc đồ lót chật chội hoặc có chất liệu vải thô cứng có thể gây kích ứng dương vật, gây cảm giác ngứa râm ran, nhất là xung quanh quy đầu dương vật.

2. Chấn thương liên quan đến tình dục hoặc thủ dâm

Trong hoạt động tình dục hoặc thủ dâm, dương vật khi cương cứng nếu dùng lực quá mạnh sẽ khiến nam giới có nguy cơ bị gãy, bầm tím và gây nên nhiều đau đớn, tê buốt và thay đổi màu sắc ở dương vật. Việc ma sát quá mạnh mẽ khi thủ dâm hoặc quan hệ tình dục cũng có thể gây ra chấn thương dẫn đến tê liệt. Nếu nam giới nhận thấy dương vật giảm độ nhạy cảm, bị tê buốt thì rất có thể cơ quan này đang gặp trục trặc.

Ngoài ra, việc dương vật gặp phải thiệt hại cũng có thể là do nam giới sử dụng máy bơm hút để làm to dương vật hoặc duy trì sự cương cứng. Khiến cho dương vật bị tê buốt, bầm tím, xuất hiện các đốm đỏ và các loại thiệt hại khác đối với chức năng sinh lý ở phái mạnh.

3. Do lượng hormone testosterone thấp

Testosterone là một hormone có tác dụng rất quan trọng đối với sinh lý của nam giới trên phạm vi rộng, bao gồm vai trò điều chỉnh khối lượng cơ bắp và ham muốn tình dục. Sau tuổi dậy thì, nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới có dấu hiệu giảm dần và sẽ ở mức độ thấp khi đã lớn tuổi.

Tuy nhiên, testosterone thấp cũng có thể gặp ở những người trẻ tuổi. Khi nồng độ testosterone giảm, nam giới có thể nhận thấy khoái cảm từ hoạt động tình dục dần dần suy yếu, đôi khi xuất hiện cảm giác tê buốt ở quy đầu dương vật.

4. Các vấn đề về thần kinh

Các vấn đề mà nam giới gặp phải ở các dây thần kinh xung quanh cơ quan sinh dục có thể gây tê ở dương vật, tinh hoàn và đáy xương chậu. Một số vấn đề sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, dẫn đến tê liệt dương vật và vùng háng như:

tiểu đường
Một trong những nguyên nhân gây tê dương vật là căn bệnh tiểu đường

5. Bệnh Peyronie

Bệnh Peyronie là một trong những nguyên nhân ít phổ biến hơn gây nên tình trạng tê buốt ở dương vật. Sự tích tụ của các mô sẹo, mảng bám bên trong dương vật là đặc trưng của căn bệnh này. Mô sẹo có thể khiến dương vật bớt nhạy cảm hoặc tê liệt.

6. Ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là cơ quan đóng vai trò khá quan trọng trong hệ thống sinh sản của nam giới. Nó giúp tạo ra chất lỏng mang tinh trùng vào niệu đạo trong quá trình xuất tinh.

Nếu tuyến tiền liệt của bạn bị tổn thương như xuất hiện một khối u, bị phì đại… có thể dẫn đến chứng tê, ngứa ran và những thay đổi bất thường bên trong dương vật. Ngoài ra, nam giới có thể phải thường xuyên đi tiểu hơn bình thường hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu như đau buốt.

II. Triệu chứng nam giới bị tê dương vật

Dương vật trở nên tê liệt khi nam giới không thể nhận biết được cảm giác khi chạm hoặc kích thích tình dục. Các triệu chứng tê có thể khác nhau giữa người này với người khác. Có người cảm thấy bị tê dại, lại có người không cảm thấy sự hiện diện của dương vật như khu vực đã bị cắt đứt.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm với tình trạng tê dương vật thường là những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục như:

  • Mất cảm giác ở tinh hoàn, đáy xương chậu hoặc da xung quanh dương vật
  • Có cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran, giống như bị kim châm ở cơ quan sinh dục
  • Có cảm giác bị lạnh ở dương vật hoặc tinh hoàn
  • Da vùng dương vật bị xanh hoặc tím.

III. Điều trị chứng tê dương vật ở nam giới

Khi bị tê dương vật do chấn thương hoặc các vấn đề sinh lý, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và xem xét về tình trạng cơ bản của chứng tê dương vật. Từ đó đề ra phương án điều trị và quản lý vấn đề sức khỏe sinh lý phù hợp để có thể giúp giảm tê dương vật:

1. Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

Bác sĩ sẽ xem xét và kê toa thuốc để điều trị các tình trạng y tế lâu dài, gây chứng tê dương vật chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh Peyronie. Bạn hãy thường xuyên theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu, tham khảo ý kiến để dùng thêm thuốc ngăn ngừa tổn thương thần kinh.

Những người mắc bệnh Peyronie có thể dùng thuốc phá vỡ mô sẹo và mảng bám collagen hình thành trong dương vật. Điều này sẽ kiểm soát các triệu chứng tê dương vật ở nam giới và khôi phục khả năng tình dục như trước.

2. Tăng nồng độ testosterone

Nam giới có mức độ hormone testosterone thấp có thể yêu cầu bác sĩ điều trị nội tiết tố dưới dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc miếng dán. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các thực phẩm tăng cường testosterone cho cơ thể như gừng, hàu, sữa, lựu, chuối, dưa hấu, cá hồi, hải sản, rau xanh…

Độc giả tìm hiểu: Những thực phẩm tăng cường testosterone mà nam giới cần bổ sung

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Việc ngồi lâu ở một vị trí nhất định, cơ thể không thoải mái có thể gây tê dương vật, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Nghỉ ngắn hạn như đi uống nước, vệ sinh
  • Nên đứng hoặc đi lại thường xuyên
  • Điều chỉnh tư thế, vị trí ngồi
  • Đổi ghế cho bạn cảm giác thoải máu hơn
điều chỉnh tư thế ngồi
Khi bị tê dương vật, bạn nên điều chỉnh tư thế ngồi để hạn chế tình trạng này xảy ra

Đối với người đi xe đạp, nên sử dụng ghế ngồi có độ rộng lớn để giúp ngăn ngừa đau và tê quanh háng sau những chuyến đi đường dài. Bạn nên thay đổi góc của ghế để hạn chế các cú sốc và áp lực từ mặt đường.

Điều trị tê dương vật thường tương đối đơn giản. Quan trọng là bạn nên kết hợp nghỉ ngơi nhiều hơn khi bị chấn thương và hãy thăm khám bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Nam giới tìm hiểu thêm: Những cảnh báo bất thường từ dương vật mà nam giới cần lưu tâm

Xem thêm

Vấn đề “cực khoái” ở nam giới: Có nên xuất tinh thường xuyên hay không?

Theo triết lý phương Đông, việc người đàn ông có sự điều tiết về việc xuất tinh sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tuổi thọ và sức mạnh cơ bắp....

Tinh trùng có màu đỏ – Coi chừng bệnh nguy hiểm!

Trạng thái, màu sắc tinh dịch, tinh trùng là dấu hiệu đặc trưng giúp nam giới nhận biết tình trạng...

Những cách bảo vệ sự cương cứng của dương vật nam giới nên thử

Đối với nam giới, việc có một dương vật cương cứng và khỏe mạnh là niềm tự hào ở chốn...

Tinh trùng yếu trong đông y và các bài thuốc chữa trị

Chữa tinh trùng yếu bằng Đông y cần phải dựa trên các triệu chứng để chia bệnh thành nhiều thể...

Giải pháp giúp “lão Cấn” của Quỳnh Búp Bê lấy lại phong độ chốn phòng the

Trong phim "ngầu" bao nhiêu thì ở ngoài "tẽn tò" bấy nhiêu - đó là những chia sẻ chân thật...

Cách chữa bệnh liệt dương bằng cây thuốc nam quanh nhà

Ngoài việc dùng các loại thuốc tây, chữa bệnh liệt dương bằng thuốc nam cũng là một trong những pháp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.