Vì sao ra dịch màu vàng (khí hư) khi mang thai?
Ra dịch màu vàng khi mang thai khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Mức độ nguy hiểm của hiện tượng này còn phụ thuộc vào độ đậm nhạt, kết cấu và mùi của dịch. Thai phụ không nên chủ quan, bởi đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe thai nhi.
Hiện tượng ra dịch màu vàng khi mang thai có bình thường không?
Thời gian mang thai, cơ thể nữ giới sẽ gặp nhiều biểu hiện khác so với bình thường. Bởi, khi đó cơ thể có sự xuất hiện của một cơ thể sống tồn tại bên trong. Các hormone, nội tiết của phụ nữ trở nên không ổn định. Đây là điều khiến cho tình trạng âm đạo tiết dịch nhiều và có màu lạ hơn.
Thông thường, dịch tiết âm đạo hay còn gọi là khí hư (huyết trắng) sẽ có màu và chất tương tự như lòng trắng trứng gà. Nhưng trong giai đoạn mang thai, dịch tiết sẽ có màu sắc cũng như chất thay đổi. Thông thường, ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, dịch tiết sẽ có màu vàng nhưng không có mùi hôi.
Đây được xem là biểu hiện mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Nếu không kèm theo những biểu hiện đau đớn, vùng kín có mùi lạ thì bạn có thể yên tâm nếu nhận thấy màu sắc khí hư ngả vàng trong thời gian mang bầu.
Ra dịch màu vàng khi mang thai là do đâu?
Ngoài yếu tố sinh ký khiến cho dịch tiết âm đạo có màu bất thường, một số vấn đề liên quan đến bệnh lý cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ra dịch màu vàng khi mang thai. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:
Tăng nồng độ estrogen quá mức
Estrogen là hormone liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dịch tiết ra ở âm đạo. Nếu nồng độ hormone này tăng cao, đồng nghĩa với việc dịch tiết ra ngày càng nhiều. Các yếu tố gây nên tình trạng này có thể là do cơ thể phụ nữ bị tăng cân vượt mức khi mang thai, thai phụ ăn ít chất xơ, hệ thống miễn dịch yếu,…
Để khắc phục, thai phụ có thể được bác sĩ chỉ định cho sử dụng một số thuốc giúp ổn định estrogen trong cơ thể. Vậy, việc ra dịch màu vàng khi mang thai có thể là hiện tượng bắt nguồn từ nguyên nhân tăng sinh estrogen quá mức gây nên.
Nhiễm nấm âm đạo
Tình trạng dịch âm đạo tiết màu vàng bất thường khi mang thai có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ đang bị nhiễm nấm âm đạo. Hiện tượng này khá phổ biến ở phụ nữ khi mang thai ở tam cá nguyệt thứ hai. Nguyên nhân được cho là vì sự thay đổi nội tiết, độ pH âm đạo, tạo điều kiện cho nấm candida sinh sôi.
Ngoài màu sắc thay đổi, vùng kín của phụ nữ còn xuất hiện mùi hôi, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đôi khi âm hộ bị sưng. Khi gặp phải hiện tượng này, thai phụ nên báo với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Tham khảo thêm: Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Sự rối loạn nội tiết khiến cho lợi khuẩn và hại khuẩn trong âm đạo bị mất cân bằng. Theo đó, lượng vi khuẩn tăng vượt mức lấn át những vi khuẩn có lợi. Chính vì thế, âm đạo thai phụ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.
Viêm âm đạo có thể nhận biết thông qua tình trạng khí hư có màu vàng kèm theo tình trạng ngứa ngáy, mùi hôi tanh và sưng vùng kín. Nếu không kịp thời kiểm soát, bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ sinh non, em bé sinh ra có sức khỏe kém, nhẹ cân hơn những em bé bình thường. Trường hợp nặng, thai phụ có thể bị nhiễm trùng tử cung sau sinh.
Mắc bệnh lây qua đường tình dục
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, việc thai phụ ra dịch vàng cũng có thể là một trong những biểu hiện của bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Tình trạng này có thể gây ra nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé, thai phụ không nên chủ quan.
Bởi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến thai phụ vỡ ối sớm, dẫn đến sinh non, em bé sinh ra có cân nặng nhẹ bất thường. Các bệnh lý lây qua đường tình dục phổ biến có thể kể đến như: trichomonas, nấm chlamydia, bệnh lậu,…
Biểu hiện ra dịch màu vàng khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trường hợp màu sắc dịch khác thường kèm theo mùi hôi tanh, ngứa ngáy có thể là triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu không sớm can thiệp có thể gây hại cho sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé.
Ra dịch màu vàng khi mang thai khi nào đến gặp bác sĩ?
Ngoài những trường hợp kể trên, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường sau đây, thai phụ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ sản phụ khoa:
- Cơ thể mệt mỏi, đi vệ sinh khó khăn.
- Dịch âm đạo tiết ra có mùi hôi bất thường.
- Màu sắc thay đổi lạ, có khi màu vàng có khi lẫn máu.
- Đau bụng dưới âm ỉ, vùng kín ngứa ngáy dữ dội,…
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ giúp người bệnh nhận diện bệnh lý đang gặp phải. Đồng thời, dựa vào tình trạng thực tế để đưa ra biện pháp điều trị cho phù hợp, tránh những nguy cơ có thể xảy ra cho mẹ và bé.
Tham khảo thêm: Bụng nóng cồn cào khi mang thai phải làm sao?
Khắc phục tình trạng ra dịch màu vàng khi mang thai
Tình trạng ra dịch màu vàng khi mang thai không có mùi, không gây ngứa là một trong những biểu hiện thường gặp, nhất là khi thai phụ bước vào tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba.
Tuy nhiên, trường hợp màu sắc khí hư thay đổi kèm theo những biểu hiện bất thường khác như mùi hôi, ngứa thì chị em phụ nữ không nên chủ quan. Một số vấn đề thai phụ nên làm để phòng tránh các nguy cơ không mong muốn:
Đến gặp bác sĩ và điều trị y tế
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai sẽ gặp nhiều vấn đề hơn bình thường. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, thai phụ nên chủ động thăm khám định kỳ. Ngoài ra, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu lạ, trong đó có dịch tiết ra màu vàng, chị em nên báo với bác sĩ sản phụ khoa của mình.
Tùy theo trường hợp thực tế và sức khỏe của thai phụ, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng biện pháp khắc phục phù hợp. Việc sử dụng thuốc thường không được khuyến khích áp dụng đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu cần thiết, một số loại thuốc cũng sẽ được kê đơn để hỗ trợ điều trị bệnh lý phụ khoa.
Thông thường, tình trạng khí hư có màu vàng và mùi hôi kèm theo là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, nhiễm nấm âm đạo. Khi đó, thuốc kháng sinh có thể được sử dụng. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ cân nhắc để thai phụ điều trị bằng các loại thuốc phù hợp khác.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, cũng như bảo vệ sức khỏe em bé, thai phụ nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tình trạng tự mua và sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Chăm sóc tại nhà
Ngoài thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chị em phụ nữ nên điều chỉnh một số thói quen và có biện pháp chăm sóc cơ thể tại nhà. Các vấn đề như:
- Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày hoặc tampon thường xuyên.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lựa chọn dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, lành tính. Tránh thụt rửa sâu vào âm đạo.
- Giữ bộ phận sinh dục được thông thoáng, chọn quần lót chất liệu thấm hút tốt, co giãn phù hợp với cơ thể.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh ăn các thực phẩm có hại cho sức khỏe, nhất là trong thời kỳ mang thai.
- Tham khảo với bác sĩ các thực phẩm nên và không nên ăn để cân bằng dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp tốt dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Tham khảo thêm: Lạc nội mạc tử cung có mang thai, sinh con được không?
Áp dụng mẹo chữa từ thiên nhiên
Một số mẹo chữa viêm ngứa vùng kín bằng phương pháp dân gian cũng được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Đa phần các thảo dược từ thiên nhiên nên đảm bảo độ an toàn, lành tính, phù hợp cho phụ nữ đang mang thai. Tham khảo các cách như:
Rửa vùng kín với lá trà xanh: Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa EGCG có tác dụng tốt trong việc chống nấm men, tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, chị em có thể sử dụng loại lá này để cải thiện nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do viêm nhiễm ở vùng kín gây ra. Thực hiện theo các bước sau:
- Hái một nắm trà xanh sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng. Thông qua bước này, lá trà sẽ được làm sạch tuyệt đối hơn.
- Sau đó vò dập lá trà, cho vào nồi nấu với 2 lít nước, cho thêm khoảng 2 muỗng cà phê muối hạt vào.
- Đổ nước ra chậu, có thể pha thêm nước lạnh hoặc để nước lá trà xanh nguội tự nhiên.
- Sử dụng nước âm ấm vệ sinh vùng kín, hậu môn cho sạch sẽ, thấm khô với khăn bông mềm.
- Kiên trì thực hiện tuần 2 – 3 lần để có được kết quả tốt nhất.
Xông hơi với lá trầu không: Đây cũng là cách được nhiều người áp dụng. Lá trầu có công dụng kháng khuẩn, diệt trùng mạnh mẽ, phù hợp cho cả phụ nữ mang thai. Xông hơi bằng lá trầu giúp cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy vùng kín, ức chế vi khuẩn, nấm ngứa phát triển, khử mùi hôi và giúp vùng kín được sạch sẽ thoáng mát. Thực hiện đơn giản như sau:
- Bạn hái khoảng 5 – 7 lá trầu không, sau đó rửa sạch nhiều lần.
- Nấu 2 lít nước sôi, sau đó vò lá trầu cho vào, đun thêm 5 phút.
- Đổ nước ra chậu xông, cho thêm một ít muối hạt, khuấy đều.
- Để nước bay hơi bớt thì tiến hành xông vùng kín, chú ý giữ khoảng cách phù hợp tránh làm bỏng vùng kín.
- Đến khi nước nguội hẳn, tận dụng nước để rửa vùng kín và hậu môn.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp dân gian giúp loại bỏ triệu chứng khó chịu ở cơ quan sinh dục nữ, nhất là tình trạng ra dịch vàng khi mang thai. Tuy nhiên, đây là mẹo chữa có nguyên liệu thiên nhiên nên không có tác dụng điều trị triệt để vấn đề bệnh lý phụ khoa. Do đó, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, thai phụ nên kết hợp thăm khám và điều trị ý tế.
Tham khảo thêm: Khô Miệng Khi Mang Thai Do Đâu? Có Ảnh Hưởng Thai Nhi?
Biện pháp phòng tránh ra dịch màu vàng khi mang thai
Ra dịch vàng khi mang thai nếu không phải nguyên nhân bệnh lý thì chị em phụ nữ có thể yên tâm. Tuy nhiên, do cơ thể thai phụ lúc này có thể dễ dạng bị dị nguyên xâm nhập, nhất là vùng kín. Vì thế cũng không nên chủ quan bỏ qua các yếu tố bệnh lý phụ khoa ảnh hưởng sức khỏe sinh sản.
Chủ động phòng tránh được xem là biện pháp tốt nhất giúp phụ nữ hạn chế rủi ro không mong muốn khi mang thai. Một số vấn đề phụ nữ nên lưu ý như sau:
- Tránh sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chất tẩy rửa mạnh, ưu tiên những sản phẩm, chiết xuất thiên nhiên để đảm bảo độ pH.
- Không thụt rửa sâu, vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
- Kiểm soát cân nặng, tránh ăn quá nhiều đồ ngọt.
- Không nên mặc quần áo bó sát, nên lựa chọn quần lót loại phù hợp, thấm hút tốt.
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, lưu ý cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn thiên về một món bổ dưỡng quá lâu.
- Nếu cần thiết, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung các viên uống cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Luyện tập, vận động thể thao vừa sức để máu huyết được lưu thông tốt, hạn chế tình trạng đùn ứ khiến cơ thể bị đình trệ, gây ra nhiều vấn đề không mong muốn.
- Thăm khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ để kiểm tra tình trạng của mẹ và bé, nếu có vấn đề bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp khắc phục.
Ra dịch vàng khi mang thai có thể nói là một trong những hiện tượng khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang lo lắng. Để phòng tránh nguy cơ, thai phụ nên kết hợp thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng tự ý mua và uống thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Việc này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm không cải thiện mà còn tiến triển theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và tăng nguy cơ đối với thai nhi.
Có thể bạn quan tâm
- Vùng kín, khí hư có mùi hôi khi mang thai cần làm gì?
- Bị ngứa khi mang thai tháng cuối phải làm sao?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!