Dùng Rau Ngổ Chữa Bệnh Huyết Trắng – Nên Hay Không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Rau ngổ chữa bệnh huyết trắng là phương pháp dân gian được chị em phụ nữ truyền tai nhau áp dụng. Mẹo chữa này không tốn nhiều chi phí lại khá an toàn, lành tính vì nguyên liệu từ thiên nhiên. Tuy nhiên, để điều trị huyết trắng dứt điểm, tránh tái phát thì người bệnh cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác.

Chữa bệnh huyết trắng bằng rau ngổ có hiệu quả?

Bệnh huyết trắng hình thành thường do vùng kín bị vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công gây viêm nhiễm. Các triệu chứng điển hình như tình trạng huyết trắng thay đổi màu sắc, tính chất, kèm theo mùi hôi và gây ngứa ngáy khó chịu.

Chữa bệnh huyết trắng bằng rau ngổ có hiệu quả?
Cây rau ngổ chứa các thành phần có công dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh huyết trắng

Để điều trị bệnh, phụ nữ có thể sử dụng thuốc đặt, bôi, uống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, thuốc tân dược sẽ gây ra một số tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Do đó, hiện nay, khi bệnh khởi phát những triệu chứng nhẹ, nhiều người đã lựa chọn giải pháp điều trị bằng các thảo dược có từ thiên nhiên.

Trong đó, không thể không nhắc đến công dụng chữa bệnh huyết trắng của rau ngổ. Loại rau quen thuộc và dễ dàng để tìm mua. Người bệnh chỉ mất một khoản chi phí nhỏ có thể khắc phục các triệu chứng khó chịu tại nhà. Đồng thời, mẹo chữa dân gian cũng khá lành tính, không gây tác dụng phụ.

Rau ngổ hay ngổ hương, ngổ điếc,…là cây sống ở vùng có nhiều nước, thường được sử dụng để chế biến món ăn cho thêm dậy mùi, do hương thơm của nó khá đặc biệt. Người ta có thể trồng và thu hái quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè do rau ngổ khá dễ tính.

Giá trị chữa bệnh của cây rau ngổ theo y học cổ truyền là có tính mát, vị đắng, giúp kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Nhờ vào những đặc tính này mà hiện nay rau ngổ được tận dụng trong việc điều trị bệnh huyết trắng.

Ngoài ra, theo y học hiện đại, bên trong loại cây này còn chứa các thành phần như limonene, aldehyde perilla, cis 4 caranone, coumarin,…giúp kháng viêm mạnh mẽ. Chính vì thế, mẹo dùng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng ngày càng được lan truyền rộng rãi.

Chữa bệnh huyết trắng bằng rau ngổ có hiệu quả?
Chữa bệnh huyết trắng bằng rau ngổ có hiệu quả?

Mặc dù vậy, như đã đề cập, do nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên nên hiệu quả sẽ không nhanh so với khi bạn sử dụng thuốc tân dược. Do đó, đòi hỏi người thực hiện phải kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian nhất định.

Để đảm bảo an toàn và có kết quả điều trị bệnh được tốt nhất, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ và thực hiện theo đúng hướng dẫn từ người có chuyên môn.

Tham khảo thêm: Trị Huyết Trắng Bằng Phèn Chua Có Thực Sự Hiệu Quả?

Mẹo sử dụng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng tại nhà

Sử dụng rau ngổ để chữa bệnh huyết trắng được thực hiện bằng những biện pháp đơn giản. Bạn có thể ép nước uống, đun nước để rửa vùng kín,…Dưới đây là chi tiết một số mẹo chữa, bạn đọc có thể tham khảo:

Ép nước rau ngổ uống chữa bệnh huyết trắng

Đây có thể nói là cách thực hiện đơn giản, được nhiều chị em phụ nữ áp dụng nhất. Uống nước ép nguyên chất giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng những dưỡng chất có trong rau ngổ. Chúng tác động sâu và loại bỏ những tác nhân gây bệnh từ bên trong. Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị khoảng một bó rau ngổ còn tươi, một thìa muối ăn.
  • Sau đó loại bỏ những lá sâu, hư và rửa rau ngổ cho thật sạch với nước muối pha loãng và nước sạch, để cho ráo nước.
  • Tiếp theo, bạn giã nhuyễn rau ngổ rồi ép lấy nước cốt, sử dụng nước uống trực tiếp.
  • Kiên trì áp dụng cách làm này một thời gian bạn sẽ nhận thấy huyết trắng dần ổn định lại như bình thường, giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu hiệu quả.

Nấu nước rau ngổ uống chữa bệnh huyết trắng

Nếu bạn bạn thích uống nước ép rau ngổ tươi, bạn có thể nấu lấy nước rau để uống chữa bệnh tại nhà. Cách làm không tốn nhiều thời gian, thuận lợi cho những bệnh nhân có công việc bận rộn. Thực hiện với các bước đơn giản:

Mẹo sử dụng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng tại nhà
Nấu nước cây rau ngổ uống cải thiện bệnh huyết trắng tại nhà khá đơn giản hiệu quả
  • Sử dụng rau ngổ tươi hoặc phơi khô đem rửa sạch rồi thái nhỏ.
  • Cho rau vào nồi đun với một lượng nước vừa đủ.
  • Sau khi nước sắc lại còn một nửa thì tắt lửa.
  • Chắt nước rau ngổ nấu ra uống vào các buổi sáng, trưa, tối.
  • Áp dụng công thức này từ 2 – 3 tuần bạn sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực của cơ thể.

Nấu nước rau ngổ rửa vùng kín chữa bệnh huyết trắng

Bên cạnh hai cách kể trên, bạn đọc có thể sử dụng rau ngổ để nấu nước rửa bên ngoài vùng kín. Với cách này, tình trạng ngứa ngáy, hôi tanh ở vùng kín do bệnh huyết trắng gây ra cũng được cải thiện đáng kể. Vi khuẩn, nấm ngứa, ký sinh trùng,…gây hại được rửa trôi giúp vùng kín thông thoáng, sạch sẽ. Thực hiện:

  • Sử dụng một bó rau ngổ tươi rửa sạch, chỉ lấy phần không có sâu bọ, hư thói.
  • Cho tất cả rau vào nồi, đổ nước đầy rồi bắt đầu đun sôi.
  • Để nước sôi trong khoảng vài phút cho rau chín kỹ thì chắt lấy phần nước.
  • Chờ cho nước bay hơi, nguội bớt thì sử dụng để rửa vùng kín, tránh không thụt rửa sâu bên trong.
  • Rửa lại vùng kín với nước sạch rồi dùng khăn bông mềm mịn thấm khô nhẹ nhàng.
  • Áp dụng mỗi ngày, kiên trì khoảng 10 ngày để có được hiệu quả như mong đợi.

Tham khảo thêm: Huyết Trắng (Khí Hư) Ở Tuổi Dậy Thì – Cách Trị An Toàn

Chữa huyết trắng bằng rau ngổ và các vị thuốc nam

Ngoài cách sử dụng riêng lẻ, bạn đọc có thể kết hợp rau ngổ và một số loại thảo dược khác để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh huyết trắng. Không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh hiệu quả, những nguyên liệu này khi kết hợp còn giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát. Thực hiện theo cách:

Mẹo sử dụng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng tại nhà
Kết hợp rau ngổ và một số vị thuốc nam khác làm tăng hiệu quả chữa bệnh huyết trắng
  • Sử dụng những nguyên liệu như rau ngổ, ngải cứu, cỏ lông gà, rễ bông trang trắng, củ gấu mỗi loại một ít.
  • Sau đó rửa sạch tất cả cho vào nồi sắc nấu nước uống.
  • Kiên trì uống thuốc thảo dược từ 1 – 2 tuần sẽ thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm đáng kể.

Trên đây là một vài cách sử dụng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng tại nhà cực kỳ đơn giản. Tuy nhiên, nhờ vào những công dụng của mình, rau ngổ đã giúp người bệnh giải quyết một số vấn đề khó chịu, điển hình là tình trạng khí hư tiết ra nhiều, vùng kín ngứa ngáy, có mùi hôi,…

Phương pháp này phù hợp với đối tượng bệnh nhân mới khởi phát các triệu chứng nhẹ. Trường hợp bệnh nặng, chị em nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh những rủi ro.

Có nên sử dụng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng không?

Bởi vì có tính kháng khuẩn hiệu quả nên rau ngổ được dân gian tận dụng điều trị bệnh huyết trắng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn những thắc mắc xoay quanh mẹo chữa này. Trong đó, vấn đề liệu hiệu quả điều trị của rau ngổ có thật sự như lời truyền miệng trong dân gian được đông đảo người bệnh quan tâm.

Như đã đề cập, do đây là mẹo chữa dân gian nên chỉ phù hợp cho đối tượng đang mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ. Các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công nhưng chưa lan rộng. Những triệu chứng về cơ bản chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Do đó, giai đoạn này bạn có thể áp dụng điều trị bệnh huyết trắng bằng phương pháp dân gian tại nhà. Rau ngổ an toàn và khá lành tính nên ít gây ra những phản ứng phụ không mong muốn cho cơ thể người bệnh. Đồng thời, do an toàn nên hiệu quả tương đối chậm, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.

Nếu trường hợp bệnh huyết trắng đã trở nặng, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên điều trị bằng những biện pháp chuyên sâu hơn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ phụ khoa. Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định mức độ viêm nhiễm và đưa ra hướng khắc phục sao cho hiệu quả, an toàn nhất.

Tham khảo thêm: Huyết trắng (khí hư) màu đen là bệnh gì? Cảnh báo!

Lưu ý để tăng hiệu quả chữa bệnh huyết trắng bằng rau ngổ

Trong quá trình sử dụng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng, bạn đọc nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên quá lạm dụng cách làm này, nhất là tránh uống nhiều nước ép hoặc ăn quá nhiều rau ngổ. Ngoài ra, việc vệ sinh vùng kín với nước nấu từ rau không nên áp dụng trong thời gian dài.
  • Trường hợp nữ giới đang mang thai không nên áp dụng cách làm này.
  • Bên cạnh những vấn đề này, bạn đọc nên đặc biệt lưu ý vấn đề giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng mỗi ngày để tránh tạp khuẩn tiếp tục xâm nhập gây bệnh.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ, nếu có những dấu hiệu bất thường ở huyết trắng nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ. Thực hiện điều trị theo phác đồ để cơ thể sớm phục hồi, bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Dùng rau ngổ chữa bệnh huyết trắng là mẹo chữa được lưu truyền trong dân gian. Với phương pháp này, người bệnh có thể giải quyết được một số triệu chứng không mong muốn do bệnh gây ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa bệnh huyết trắng nào, bạn đọc nên tham vấn ý kiến của bác sĩ. Tránh trường hợp sử dụng sai cách, lạm dụng, tự ý kết hợp với thuốc tây gây hại cho sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

Có thể bạn quan tâm

Bài thuốc điều trị khí hư (huyết trắng) được đánh giá cao nhất hiện nay

Diệp Phụ Khang Chữa Khí Hư, Huyết Trắng Bao Lâu Thì Khỏi? Giá Bao Nhiêu?

Bệnh phụ khoa nói chung, khí hư (huyết trắng) bất thường nói riêng luôn là nỗi “phiền toái” rất lớn...

Vì sao khí hư làm khô cứng quần lót?

Vì sao khí hư làm khô cứng quần lót? Phải làm sao?

Khí hư làm khô cứng quần lót là hiện tượng thường gặp nhưng cũng gây hoang mang cho không ít...

Ra huyết trắng và đau bụng dưới là bị gì? Cách trị

Ra Huyết Trắng Và Đau Bụng Dưới Là Bị Gì? Cách Trị

Ra huyết trắng và đau bụng dưới có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường, nhưng đôi khi đây...

Ra dịch màu vàng khi mang thai là do đâu?

Vì sao ra dịch màu vàng (khí hư) khi mang thai?

Ra dịch màu vàng khi mang thai khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Mức độ nguy hiểm của...

Ra khí hư màu nâu không mùi không ngứa là gì?

Ra Khí Hư Màu Nâu Không Mùi, Không Ngứa Là Bị Gì?

Khí hư màu nâu không mùi, không ngứa là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn tại cơ quan sinh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *