Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân ra nhiều và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bệnh huyết trắng thường xảy ra ở những người phụ nữ vệ sinh vùng kín không đúng cách dẫn đến viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm nấm Candida albicans hoặc Trichomonas. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, bệnh lý này còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.

Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân ra nhiều và điều trị
Tìm hiểu bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân ra nhiều, dấu hiệu, biện pháp phòng ngừa và cách điều trị

Bệnh huyết trắng là gì?

Huyết trắng là chất dịch nhầy thường gặp được tiết ra từ âm đạo. Đối với những người bình thường, huyết trắng sẽ có màu trắng sữa hoặc trong tương tự như lòng trắng trứng và thường không xuất hiện mùi. Tùy thuộc vào nồng độ hormone sinh dục của nữ giới, số lượng và tính chất của huyết trắng tiết ra ở mỗi người sẽ khác nhau.

Tác dụng chính của huyết trắng là giữ ẩm môi trường âm đạo, làm chất bôi trơn trong đời sống sinh lý (tạo điều kiện cho dương vật dễ xâm nhập vào âm đạo, tinh trùng dễ dàng di chuyển đến tử cung), bảo vệ vùng kín khỏi sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn cùng nhiều tác nhân gây hại khác.

Tuy nhiên nếu quá nhiều mầm bệnh xuất hiện, vượt quá khả năng bảo vệ tự nhiên, nữ giới sẽ bị viêm nhiễm vùng kín, đây chính là bệnh huyết trắng.

TÌM HIỂU THÊM: Ra Huyết Trắng Bao Lâu Thì Có Kinh? Cách Nhận Biết

Triệu chứng của bệnh huyết trắng

Những triệu chứng dưới đây sẽ xuất hiện khi nữ giới mắc bệnh huyết trắng:

  • Lượng huyết trắng tiết ra ở âm đạo nhiều hơn bình thường, đồng thời có dấu hiệu thay đổi màu sắc. Cụ thể huyết trắng có thể chuyển sang màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xanh và có mùi hôi
  • Có cảm giác đau rát khi đi tiểu tiện hoặc đau khi quan hệ tình dục
  • Có cảm giác bỏng rát và ngứa ngáy ở âm đạo
  • Bị đau âm ỉ ở vùng bụng dưới.
Lượng huyết trắng tiết ra ở âm đạo nhiều hơn bình thường
Lượng huyết trắng tiết ra ở âm đạo nhiều hơn bình thường, đổi màu sắc kèm theo mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy âm đạo

Bệnh huyết trắng xuất hiện do đâu?

Bệnh huyết trắng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

1. Nhiễm nấm Candida albicans

Nhiễm trùng bộ phận sinh dục do nấm Candida albicans nằm trong danh sách những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ. Khi bị nhiễm nấm, người bệnh sẽ mắc phải một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Khí hư xuất hiện mới màu trắng đục, vón cục hoặc dính từng mảng như phô mai
  • Bệnh huyết trắng do nhiễm nấm Candida albicans thường tiết ra khí hư không có mùi hôi
  • Có cảm giác ngứa rát ở âm hộ.

Nhiễm nấm Candida albicans thường xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc nữ giới sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, bị suy giảm hệ miễn dịch.

2. Mắc bệnh huyết trắng do tạp trùng

Khi tạp trùng tấm công và xâm nhập vào vùng kín, khí hư sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xám hoặc màu vàng, có mùi hôi tanh là loãng. Tình trạng này thường xuất hiện nữ giới thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo hoặc sau khi tham gia vào các hoạt động tình dục.

Thông thường, có rất nhiều vi khuẩn tồn tại ở vùng kín và sản sinh ra những chất có lợi cho âm đạo cũng như hệ sinh dục. Tuy nhiên nếu phát sinh ra những điều kiện bất thường như thụt rửa âm đạo quá sâu khiến vi khuẩn được đẩy từ bên ngoài vào hoặc vi khuẩn thường trú bị chết bởi việc sử dụng thuốc kháng sinh… hệ vi khuẩn âm đạo sẽ bị mất cân bằng và gây ra bệnh huyết trắng.

3. Nhiễm Trichomonas

Bệnh huyết trắng thường xảy ra khi hệ sinh dục bị nhiễm trùng roi Trichomonas. Lúc này, nữ giới sẽ thường xuyên mắc phải những biểu hiện khó chịu gồm: Khí hư ra nhiều hơn bình thường, xuất hiện với màu xanh, màu vàng, thường có bọt và loãng, kèm theo cảm giác ngứa rát âm đạo.

Nhiễm Trichomonas
Nhiễm Trichomonas là nguyên nhân phổ biến làm phát sinh bệnh huyết trắng

4. Bệnh huyết trắng do những bệnh lý liên quan đến tử cung

Một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… là nguyên nhân gây bệnh huyết trắng. Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, dịch tiết âm đạo ra nhiều sẽ có màu sữa đục kèm theo mùi hôi, dính thành từng mảng và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khí hư ra càng nhiều và càng hôi tanh hơn khi tình trạng viêm càng nặng. Ngoài ra những người bị viêm lộ tuyến cổ tử cung còn có dấu hiệu chảy máu khi quan hệ tình dục.

Đối với bệnh u xơ cổ tử cung, bệnh nhân sẽ thường xuyên mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, khí hư tiết ra nhiều hơn, chảy máu âm đạo bất thường, đôi khi khí hư có lẫn mủ hoặc máu nếu kèm nhiễm vi khuẩn.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến nêu trên, nữ giới có thể mắc bệnh huyết trắng do vệ sinh vùng kín không đúng cách, không thường xuyên thay băng vệ sinh trong kỳ kinh, mặc quần áo bó sát. Bên cạnh đó, rối loạn tâm lý, thường xuyên căng thẳng đầu óc, thức khuya cũng là những nguyên nhân khiến bệnh huyết trắng xuất hiện.

Mức độ nguy hiểm của bệnh huyết trắng

Bệnh huyết trắng nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Khi xuất hiện, bệnh huyết trắng sẽ làm phát sinh những phiền toái, khiến chị em thường xuyên có cảm giác khó chịu. Đồng thời làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng.
  • Tác động xấu đến tâm lý của người bệnh: Bệnh huyết trắng khí vùng kín luôn có dấu hiệu ngứa ngáy, tiết nhiều dịch gây ẩm ướt và khó chịu, có mùi hôi khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, bất an, có tâm lý lo lắng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
  • Đe dọa đến sức khỏe sinh sản: Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh huyết trắng có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu chủ quan không sớm điều trị bệnh. Hơn thế việc tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản như sinh non, dọa sảy thai, vô sinh, ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung
Bệnh huyết trắng nếu không được chữa trị hiệu quả, thường xuyên tái phát sẽ gây vô sinh và ung thư cổ tử cung

Bệnh huyết trắng – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nữ giới cần đến các cơ sở y tế và thực hiện thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa khi:

  • Khí hư ra nhiều gây ẩm ướt âm đạo
  • Dịch âm đạo có mùi hôi tanh khó chịu, thay đổi màu sắc
  • Có cảm giác đau hoặc ngứa ngáy vùng kín
  • Đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục
  • Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ
  • Bị đau vùng chậu (đau ở vùng giữa bụng và đùi).

Bệnh huyết trắng được điều trị như thế nào?

Thông thường để điều trị bệnh huyết trắng, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, những loại thuốc điều trị ở mỗi bệnh nhân có thể không giống nhau. Cụ thể:

Điều trị nhiễm nấm Candida albicans

  • Dùng thuốc đặt âm đạo Clotrimazole hoặc thuốc đặt Miconazole viên 100mg, đặt 1 viên/ lần/ ngày, dùng thuốc vào mỗi buổi tối, kéo dài từ 3 – 5 đêm.
  • Uống Fluconazole với liều dùng duy nhất 150mg.

Điều trị nhiễm trùng roi Trichomonas

  • Uống thuốc Tinidazole hoặc Secnidazole với liều duy nhất 2000mg (4 viên x 500mg).

Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo

  • Uống thuốc Metronidazol với liều duy nhất 2000mg (4 viên x 500mg). Hoặc uống 500mg Metronidazol/ lần x 2 lần/ ngày, sử dụng trong 7 ngày.
Dùng thuốc để điều trị bệnh huyết trắng,
Thông thường người bệnh sẽ được sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh huyết trắng

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh huyết trắng và các nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý và vệ sinh âm đạo đúng cách. Cụ thể:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín từ 2 – 3 lần/ ngày, giữ cho vùng kín luôn khô mát.
  • Dùng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để rửa âm đạo 2 lần/ ngày, không dùng nhiều lần để tránh gây mất cân bằng nồng độ pH trong môi trường âm đạo.
  • Giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, thường xuyên thay quần lót.
  • Không mặc quần lót bẩn hoặc bị chật, bó sát vào cơ thể và không có khả năng thấm hút tốt mồ hôi.
  • Vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh từ 3 – 4 tiếng/ lần và 2 tiếng/ lần khi đang bị viêm nhiễm.
  • Tránh thức khuya, tránh để đầu óc căng thẳng, mệt mỏi. Nên ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày, ngủ trước 23 giờ, giữ cho tinh thần thoải mái, luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan.

Biện pháp phòng ngừa bệnh huyết trắng

Để phòng ngừa bệnh huyết trắng và những vấn đề liên quan, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, đặc biệt là những ngày hành kinh, trước và sau khi tham gia vào các hoạt động tình dục. Nữ giới cần tránh sử dụng dung dịch hay xà phòng rửa vùng kín quá nhiều lần trong ngày. Bởi điều này có thể gây mất cân bằng nồng độ pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho các vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập.
  • Thay quần lót mỗi ngày, nữ giới cần lưu ý sử dụng quần lót được làm từ chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút tốt mồ hôi. Cần tránh mặc quần áo chật chội, bó sát vào cơ thể.
  • Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su để phòng ngừa lây nhiễm.
  • Thường xuyên đi khám phụ khoa để kiểm soát sức khỏe sinh sản, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
  • Tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức và căng thẳng đầu óc.
  • Nên tăng cường vận động và hoạt động thể chất bằng cách duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày. Nữ giới có thể lựa chọn và chơi những môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ, chạy bộ… Điều này sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, kiểm soát căng thẳng và phòng ngừa bệnh huyết trắng.
  • Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng. Để nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng, hệ miễn dịch và phòng ngừa viêm nhiễm, nữ giới nên tăng cường bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những loại thực phẩm chống viêm (tỏi, gừng, nghệ…), thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C), thực phẩm giàu axit béo omega-3 (cá ngừ, cá hồi, cá trích, trứng cá muối, hàu, dầu gan cá tuyết…), thực phẩm giàu protein, trái cây tươi, hoa quả…
Nên tăng cường vận động và hoạt động thể chất
Nên tăng cường vận động và hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch, kiểm soát căng thẳng và phòng ngừa bệnh huyết trắng

Huyết trắng là bệnh phụ khoa thường gặp. Việc sớm phát hiện và điều trị bệnh lý này có thể giúp nữ giới phòng ngừa mắc phải những biến chứng nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, vô sinh. Nhất là những người phụ nữ đã quan hệ tình dục, có độ tuổi trên 40 hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ ung thư phụ khoa như tiết dịch âm đạo bất thường, đau vùng chậu, chảy máu âm đạo hoặc có tiền sử gia đình bị ung thư phụ khoa… nên đến bệnh viện và thực hiện tầm soát ung thư phụ khoa.

ĐỌC NGAY

10+ Cách Trị Huyết Trắng Tại Nhà Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng

Các cách trị huyết trắng tại nhà an toàn, hiệu quả bao gồm sử dụng: lá trầu không, trà xanh, nước muối sinh lý, thuốc đặt âm đạo... Việc điều...
Khí hư màu xanh như nước mũi do đâu? Điều cần biết

Khí hư màu xanh như nước mũi do đâu? Điều cần biết

Khí hư có màu xanh như nước mũi xuất hiện khiến cho nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Tình...

Ra khí hư loãng như nước là bị gì?

Ra khí hư loãng như nước là bị gì? Có nguy hiểm?

Khí hư loãng như nước có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường, tuy nhiên một số trường hợp...

Ra khí hư màu hồng là bị gì? Có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ mang thai và rụng trứng, âm đạo của nữ giới thường ra khí hư màu hồng. Đây...

Vùng kín, khí hư có mùi hôi khi mang thai cần làm gì?

Vùng kín, khí hư có mùi hôi khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường xảy...

TOP 16 Thuốc Trị Huyết Trắng Tốt Nhất (Uống Và Đặt)

Thuốc trị huyết trắng được sử dụng với mục đích loại trừ các nguyên nhân gây bệnh như nấm men,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *