Hướng dẫn trị huyết trắng bằng lá trầu hiệu quả nhanh
Trị huyết trắng bằng lá trầu không là phương pháp dân gian phổ biến, hiện nay đang được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Do lá trầu không chứa nhiều thành phần hữu hiệu giúp diệt khuẩn, chống nấm, kháng viêm mạnh mẽ nên được yêu thích trong việc khắc phục những triệu chứng khó chịu do bệnh huyết trắng gây ra.
Hiệu quả trị huyết trắng bằng lá trầu không
Huyết trắng hay còn được gọi là khí hư, đây là thuật ngữ dùng để chỉ dịch tiết từ âm đạo nữ giới. Bình thường, huyết trắng không có mùi, chất và màu sắc tương tự như lòng trắng trứng. Công dụng chính của chúng là giúp bảo vệ âm đạo, bôi trơn khi quan hệ, cân bằng môi trường âm đạo,…
Bệnh huyết trắng là căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Khi mắc bệnh, huyết trắng sẽ có những thay đổi rõ rệt về màu sắc, một số người sẽ gặp phải tình trạng dịch tiết có màu vàng, trắng hoặc nâu, xanh,…Lúc này huyết trắng có thể vón thành cục hay loãng như nước không sền sệt như bình thường.
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình là do vấn đề vệ sinh vùng kín sai cách, quan hệ gây tổn thương, tình dục không an toàn, thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,… Người bệnh sẽ nhận thấy những thay đổi bất thường của huyết trắng.
Hiện nay, để điều trị chứng bệnh này có khá nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, việc sử dụng lá trầu không để trị huyết trắng đang được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Do, nguyên liệu thiên nhiên, giá thành rẻ, dễ thực hiện tại nhà nên mang lại nhiều giá trị cho người bệnh.
Ngoài ra, trong lá trầu không còn chứa nhiều thành phần có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chống nấm,…Cụ thể như tinh dầu, tannin, caryophylen, chavibetol,… Không những thế, trong lá trầu còn chứa cả vitamin, khoáng chất giúp vết thương nhanh hồi phục, giảm ngứa và khử mùi hôi vùng kín.
Sử dụng mẹo chữa này, người bệnh có thể loại bỏ những tác nhân gây hại an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, do dược tính phát huy chậm hơn tân dược và tùy thuộc cơ địa của từng người nên thông thường phương pháp này chỉ phù hợp cho trường hợp bệnh nhẹ.
Tham khảo thêm: Huyết trắng vón cục như bã đậu là bệnh gì? Cách điều trị
Các cách trị huyết trắng bằng lá trầu hiệu quả nhanh
Trầu không có hai loại chính là trầu quế và trầu mỡ. Thông thường, khi áp dụng trị huyết trắng bằng lá trầu không tại nhà, người ta sẽ sử dụng loại lá của cây trầu quế. Bởi, lá trầu quế có vị cay nồng hơn, đồng thời các dược tính cũng cao hơn với loại còn lại.
Người bệnh có thể sử dụng lá trầu không để xông hơi, nấu nước ngâm rửa vùng kín hoặc kết hợp thêm nhiều nguyên liệu hữu ích khác. Cụ thể như sau:
1. Trị huyết trắng bằng lá trầu không qua cách xông hơi
Biện pháp xông hơi vùng kín bằng lá trầu không có lẽ không còn quá xa lạ với chị em phụ nữ. Khi gặp những vấn đề ở khu vực nhạy cảm, nhiều người đã tìm đến phương pháp đơn giản này với mong muốn điều trị, nhất là giảm ngứa, hôi, viêm nhiễm,…
Với cách thức này, hơi nước từ nồi nấu lá trầu không sẽ mang theo tinh dầu và các dưỡng chất thấm vào bên trong da và vùng kín giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà với chi phí thấp, đảm bảo an toàn và ít gây ra tác dụng phụ so với sử dụng thuốc đặt tân dược. Tham khảo cách thực hiện:
- Bạn sử dụng một nắm lá trầu không tươi, sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để tránh tạp khuẩn còn ẩn nấp trong kẽ lá.
- Sau đó, bạn cho trầu vào nồi nấu với 1,5 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút. Cho thêm một xíu muối vào nồi để tăng hiệu quả diệt khuẩn.
- Đổ nước lá trầu không ra một cái chậu. Lưu ý tránh bỏng thì bạn nên để nước bay bớt hơi trước khi bắt đầu xông.
- Ngồi xông với khoảng cách vừa đủ, tránh vùng kín bị hơi nước làm bỏng đỏ da. Bên cạnh đó, cũng không nên ngồi quá cao làm giảm hiệu quả điều trị.
- Xông hơi trong khoảng 10 – 15 phút đến khi thấy nước nguội hẳn.
- Sử dụng khăn bông mềm, sạch thấm khô nhẹ nhàng vùng kín.
Áp dụng kiên trì mỗi ngày để có được kết quả chữa trị tốt nhất. Sau khoảng 1 tuần bạn sẽ nhận thấy tình trạng huyết trắng tiết bất thường được cải thiện đáng kể.
2. Ngâm rửa vùng kín – Trị khí hư bằng lá trầu không
Trị khí hư bằng lá trầu không đơn giản tại nhà ngoài xông hơi thì bạn đọc cũng có thể ngâm rửa vùng kín với nguyên liệu này. Những tinh chất của lá trầu hòa vào nước trong quá trình nấu giúp làm sạch vùng kín an toàn. Ngoài ra, cách này còn phát huy công dụng trong việc ức chế hoạt động vi khuẩn, giảm ngứa, giảm hôi khá hiệu quả.
Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn đọc có thể áp dụng đồng thời hai biện pháp là xông hơi và ngâm rửa “cô bé”. Tương tự như cách thức nấu nước lá trầu không kể trên, bạn thực hiện như sau:
- Sử dụng từ 5 đến 7 lá trầu, ngâm rửa với nước muối loãng và nước sạch để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn bám trên lá.
- Sau đó bạn vò dập lá trầu không rồi cho vào nồi nước nấu trong 15 phút.
- Đổ nước ra chậu, pha nước lạnh để giảm nhiệt độ của nước lá trầu.
- Tiếp đến, bạn sẽ tiến hành ngâm rửa, vệ sinh bên ngoài “cô bé”, rửa lại với nước sạch sau khi thực hiện xong.
Sử dụng khăn bông mềm để thấm khô, không nên chà xát. Kiên trì mỗi tuần ngâm rửa 2 – 3 lần, áp dụng trong một khoảng thời gian bạn sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực của bệnh huyết trắng.
Tham khảo thêm: Huyết trắng (khí hư) màu đen là bệnh gì? Cảnh báo!
3. Kết hợp trầu không và lá lốt trị huyết trắng tại nhà
Không chỉ đơn giản là một loại rau ăn lá, lá lốt còn được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, kết hợp lá lốt và trầu không để chữa bệnh huyết trắng là cách làm đã được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tích cực.
Theo đó, trong lá lốt có chứa những dưỡng chất có công dụng điều trị những vấn đề ngoài da, diệt nấm, khuẩn. Khi kết hợp cùng lá trầu không, hai nguyên liệu thiên nhiên này sẽ hỗ trợ nhau để loại bỏ các tác nhân gây hại cho vùng kín. Đặc biệt, cải thiện tình trạng ngứa, khử mùi hôi, phòng ngừa viêm nhiễm,…do bệnh huyết trắng gây ra. Cách thực hiện vô cùng đơn giản:
- Hái một nắm lá trầu tươi và nửa nắm tay lá lốt.
- Rửa sạch cách nguyên liệu tương tự như hai cách đã hướng dẫn bên trên.
- Sau đó vò dập lá cho vào nồi đun cùng 2 lít nước, để lửa vừa trong 3 – 5 phút.
- Đổ nước lá trầu không và lá lốt vào chậu, tiến hàng xông hơi sau khi hơi nước đã bay đi bớt để tránh bỏng vùng kín.
Khi thấy hơi nước nguội thì dừng lại, có thể sử dụng nước để rửa lại vùng kín. Dùng khăn thấm khô “cô bé” nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đạt kết quả tốt nhất.
4. Lá trầu không kết hợp ngải cứu chữa huyết trắng
Bên cạnh những phương pháp kể trên, việc kết hợp lá trầu không với thảo dược khác giúp người bệnh huyết trắng cải thiện an toàn bệnh tại nhà. Trong số đó, ngải cứu cũng là một “ứng viên” xuất sắc mà bạn đọc không nên bỏ qua.
Ngải cứu chứa các thành phần giúp phòng chống viêm nhiễm vùng kín cho chị em phụ nữ. Kết hợp với lá trầu không, hai nguyên liệu phát huy công dụng điều trị bệnh huyết trắng. Đồng thời, các vấn đề liên quan khác như ngứa ngáy, dịch tiết ra kèm mùi hôi khó chịu cũng dần dần được cải thiện khi áp dụng biện pháp này. Cách thực hiện:
- Sử dụng một nắm lá trầu không và nắm lá ngải cứu tươi.
- Rửa sạch, ngâm nước muối giúp đảm bảo hai nguyên liệu đã được làm sạch, không nhiễm khuẩn.
- Tiếp đến bạn cũng vò nát lá rồi cho vào nồi nấu với 1,5 lít nước đến khi sôi.
- Vài phút sau tắt lửa, đổ nước ra chậu hoặc dụng cụ chuyên dụng.
- Bạn pha một ít nước mát vào dung dịch nước thảo dược cho giảm nhiệt độ.
- Tiến hành ngâm rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín, không thụt rửa vào bên trong.
- Thực hiện 10 – 15 phút rồi sử dụng khăn bông thấm khô vùng kín.
5. Điều trị khí hư bằng lá trầu không cùng với phèn chua
Phèn chua là tên gọi quen thuộc của muối sunfat kali nhôm. Công dụng của loại muối này là giúp diệt khuẩn, sát trùng và kiểm soát cơn ngứa ngáy khó chịu rất hiệu quả. Do đó, nhiều người đã tận dụng phèn chua để làm sạch vùng kín cũng như hỗ trợ điều trị chứng huyết trắng ngay tại nhà.
Không những thế, cũng có nhiều ghi nhận cho thấy, phèn chua còn có thêm công dụng ức chế hoạt động của vi nấm, trở thành nhân tố đắc lực cho quá trình điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Kết hợp lá trầu không với phèn chua theo công thức:
- Sử dụng 5 – 7 lá trầu không, 1 ít phèn chua.
- Rửa sạch lá trầu, sau đó cho vào nồi nấu với nước đến khi sôi.
- Cho phèn chua vào nồi và nấu thêm khoảng 5 phút để phèn tan hết.
- Đổ nước ra chậu, đến khi thấy nước âm ấm thì thực hiện ngâm rửa bộ phận sinh dục 3 – 5 phút.
Lưu ý chỉ rửa bên ngoài, không cố gắng thụt rửa vào bên trong khá nguy hiểm, có thể làm niêm mạc âm đạo bị tổn thương. Sau khi ngâm rửa xong lấy khăn bông mềm mại lau khô nhẹ nhàng vùng kín.
Tham khảo thêm: Ra Huyết Trắng Bao Lâu Thì Có Kinh? Cách Nhận Biết
6. Dùng lá trầu và lá trà xanh chữa huyết trắng
Lá trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp diệt khuẩn, chống nấm hiệu quả. Chính vì thế, nhiều chị em khi mắc bệnh phụ khoa cũng đã sử dụng lá trầu không để xông hơi, ngâm rửa hỗ trợ điều trị bệnh. Ngoài ra, lá trà xanh còn giúp giảm ngứa và giảm hôi hiệu quả.
Khi kết hợp lá trầu không và lá trà xanh, hiệu quả điều trị bệnh sẽ tăng gấp đôi. Những hại khuẩn, vi nấm sẽ bị ức chế hoạt động, tiêu diệt một phần. Thực hiện theo phương pháp sau:
- Hái một nắm lá trầu không và ít lá trà xanh tươi.
- Rửa sạch hai nguyên liệu rồi vò nát cho vào nồi, cho thêm một ít muối hạt.
- Đun sôi trên lửa lớn với 1,5 lít nước trong 3 – 5 phút.
- Đổ nước ra chậu và xông hơi vùng kín. Đến khi thấy nước nguội thì dừng lại, phần nước có thể tận dụng để ngâm rửa vùng kín.
7. Kết hợp lá trầu không và gừng trị khí hư đơn giản
Gừng có tính ấm, theo y học cổ truyền, ngoài làm nguyên liệu nấu ăn gừng còn phát huy nhiều giá trị trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Theo đó, trong gừng có những hợp chất giúp chống viêm, chống nấm, diệt khuẩn, trùng roi bảo vệ vùng kín khỏi viêm nhiễm.
Lá trầu xanh và gừng kết hợp sẽ phát huy công dụng nhân đôi để điều trị bệnh huyết trắng ở nhiều chị em phụ nữ. Không những loại bỏ những tạp khuẩn gây hại, chị em còn cảm nhận các cơn ngứa ngáy giảm dần, đồng thời tình trạng nóng rát khó chịu cũng cải thiện tích cực. Thực hiện theo cách:
- Chuẩn bị một nấm lá trầu tươi và một nửa củ gừng tươi.
- Rửa nguyên liệu, với lá trầu thì vò nát, gừng thái lát.
- Cho hai nguyên liệu vào nồi nấu cùng với 2 lít nước trong thời gian từ 5 – 7 phút.
- Đổ nước ra chậu để tiếp tục xông hơi vùng kín.
- Sau 10 phút thì dừng lại, nước còn ấm có thể dùng rửa lại vùng kín. Thực hiện kiên trì trong thời gian dài sẽ nhận thấy huyết trắng cải thiện, vùng kín cũng không còn ngứa ngáy và mùi hôi.
8. Trầu không và tỏi trị huyết trắng tại nhà
Tỏi được ví là loại “thuốc kháng sinh” tự nhiên, không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Điều trị chứng huyết trắng bằng lá trầu không và tỏi được nhiều người quan tâm. Trong tỏi có chứa chất allicin tương tự như trong thuốc kháng sinh.
Không chỉ ức chế vi khuẩn, biện pháp này còn giảm viêm nhiễm, bảo vệ vùng kín chị em khỏe mạnh. Thực hiện theo công thức:
- Hái một nắm lá trầu không tươi và khoảng 3 – 4 tép tỏi.
- Rửa sạch hai nguyên liệu. Vò nát trầu không, đập dập tỏi rồi cho vào nồi nấu cùng với 1 lít nước.
- Sau khi nước sôi khoảng 5 phút thì tắt lửa, đổ nước ra chậu.
- Pha vào nước nóng một ít nước mát, nhiệt độ ấm vừa phải tránh bỏng.
- Tiến hành ngâm rửa vùng kín từ 5 – 10 phút.
Trên đây là một số cách trị huyết trắng bằng lá trầu không đơn giản tại nhà. Phương pháp phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định. Để đạt kết quả điều trị tốt nhất, bạn đọc nên kết hợp kiểm tra và thăm khám y tế để theo dõi tình trạng bệnh.
Tham khảo thêm: Bệnh huyết trắng nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?
Trị huyết trắng bằng lá trầu không có an toàn, hiệu quả?
Sử dụng lá trầu không điều trị huyết trắng đã được nhiều bệnh nhân áp dụng. Với chi phí thấp, cách thực hiện đơn giản, không xảy ra phản ứng phụ cho sức khỏe, phương pháp này đang nhận được nhiều phản hồi tốt.
Các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như khí hư ra nhiều, vùng kín ngứa ngáy có mùi hôi,…khiến chị em gặp trở ngại trong cuộc sống. Khi áp dụng phương pháp điều trị bằng lá trầu, chúng gần như được hỗ trợ cải thiện khá hiệu quả.
Tuy nhiên như đã đề cập, thực chất đây là mẹo chữa dân gian nên không thể hoàn toàn thay thế cho thuốc chữa bệnh. Đồng thời, dược tính thấp nên lá trầu không sẽ không thể điều trị dứt điểm bệnh nếu tình trạng chuyển nặng. Đặc biệt, biện pháp chỉ tác động bên ngoài, không diệt được các tác nhân ẩn sâu bên trong âm đạo.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, chị em chỉ nên áp dụng biện pháp này ở trường hợp bệnh nhẹ, kết hợp thăm khám y tế định kỳ. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tư vấn đề để người bệnh đồng thời sử dụng phương pháp dân gian và thuốc đặc trị để đảm bảo loại bỏ tốt nhất nhân tố gây hại.
Tóm lại, trị huyết trắng bằng lá trầu không là biện pháp dân gian được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Đến nay, phương pháp này vẫn mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nhằm phòng tránh những nguy cơ không mong muốn cho sức khỏe sinh sản, người bệnh nên thăm khám phụ khoa để nhận định mức độ bệnh lý và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không trị huyết trắng tại nhà
Trị khí hư bằng lá trầu không là biện pháp đơn giản, dễ dàng áp dụng. Không những thế, chị em có thể thực hiện tại nhà, tận dụng nguyên liệu có trong vườn nên chi phí không quá đắt đỏ. Để quá trình điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả, bạn đọc đừng quên những lưu ý sau đây:
- Lựa chọn nguyên liệu không bị nhiễm hóa chất độc hại. Rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ những tạp khuẩn còn bám trên lá.
- Vì là mẹo chữa dân gian nên còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thời gian nhận thấy kết quả sẽ không giống nhau. Do đó, bạn đọc nên kiên trì thực hiện. Tuy nhiên, tránh lạm dụng quá mức, ngâm rửa vùng kín chỉ nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.
- Không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, chỉ xông hơi hoặc ngâm rửa bên ngoài. Bởi, những tác động có thể gây viêm nhiễm nặng hơn, đặc biệt là khiến niêm mạc trầy xước nguy hiểm.
- Giữ vùng kín và mặt chậu xông khoảng cách vừa đủ tránh khiến vùng kín bị phỏng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nhất là những ngày hành kinh nên thường xuyên thay băng vệ sinh.
- Kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp. Không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng, tránh uống rượu bia, thuốc lá,…
- Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh để có được kết quả tốt nhất.
- Luyện tập, vận động cơ thể nhẹ nhàng vừa sức giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Nếu sau áp dụng 2 tuần phương pháp trị huyết trắng với lá trầu không mà bệnh huyết trắng chưa thuyên giảm, người bệnh nên kết hợp khám chữa theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trị huyết trắng bằng lá trầu là biện pháp điều trị bệnh đơn giản được lưu truyền từ xưa. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách thực hiện qua nội dung bài viết. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa nặng nề và nguy hiểm. Để đảm bảo, các chuyên gia cũng khuyến khích chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị bằng biện pháp phù hợp và an toàn.
Có thể bạn quan tâm
- Dùng Rau Ngổ Chữa Bệnh Huyết Trắng – Nên Hay Không?
- Huyết Trắng (Khí Hư) Ở Tuổi Dậy Thì – Cách Trị An Toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!