Vì sao khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa là tình trạng thường gặp, dễ phát sinh do một số nguyên nhân thông thường như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến nước tiểu đọng lại, mặc quần lót quá chật, do thói quen ăn uống, sau khi sinh hoặc khí hư có mùi vào ngày kinh nguyệt. Ngoài ra tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo, viêm vùng chậu, rối loạn nội tiết tố, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Vì thế nữ giới không nên chủ quan, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thăm khám nếu mùi hôi xuất hiện kéo dài.

Vì sao khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa?
Tìm hiểu vì sao khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa? Cách xử lý an toàn

Vì sao khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa?

Thực tế cho thấy có nhiều nguyên nhân khiến khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa. Chúng được chia thành hai nhóm, bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Đối với những trường hợp khí hư có mùi hôi do sinh lý và chế độ sinh hoạt, nữ giới có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản như loại bỏ nguyên nhân, vệ sinh và giữ vùng kín luôn sạch sẽ, ăn uống đều độ, tăng cường hoạt động thể chất để cải thiện tình trạng.

Tuy nhiên nếu khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa do bệnh lý, nữ giới cần sớm đến bệnh viện, trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị. Từ đó giúp phòng ngừa tái nhiễm và phát sinh những vấn đề nghiêm trọng khác.

Những nguyên nhân cơ bản khiến khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa gồm:

1. Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến nước tiểu đọng lại

Việc ít vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không thường xuyên thay quần lót và không lau khô vùng kín sau khi vệ sinh xong là nguyên nhân khiến nước tiểu đọng lại và tạo ra mùi hôi khó chịu. Mức độ hôi tanh sẽ tăng lên khi nước tiểu đọng lại ở vùng kín kết hợp với dịch nhầy âm đạo.

Sau mỗi lần đi vệ sinh xong, những giọt nước tiểu cùng với dịch tiết âm đạo sẽ đọng lại ở lông vùng kín và trên lớp đệm quần lót. Điều này làm tăng mức độ ẩm ướt của vùng kín và trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây mùi.

Trên thực tế, mùi hôi ở vùng kín do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nước tiểu đọng lại chỉ là một vấn đề tạm thời, thường không làm phát sinh những mối đe dọa cho cơ quan sinh dục. Thông thường mùi hôi này sẽ biến mất khi nữ giới vệ sinh vùng kín sạch sẽ vào cuối ngày.

Tuy nhiên để tránh mùi hôi vùng kín phát triển làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và làm mất tự tin khi giao tiếp, nữ giới nên sử dụng và chuẩn bị thêm một vài miếng băng vệ sinh hàng ngày. Việc sử dụng băng vệ sinh sẽ giúp nữ giới thấp hút lượng nước tiểu còn đọng lại và khử mùi. Ngoài ra để hạn chế mùi hôi, nữ giới không nên quên sử dụng khăn giấy thấm sạch nước tiểu sau mỗi lần đi vệ sinh.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến nước tiểu đọng lại
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nước tiểu đọng lại làm tăng tiết dịch âm đạo và gây ra mùi hôi nhưng không ngứa

Tham khảo thêm: Cách vệ sinh vùng kín đúng cách – Không lo viêm nhiễm

2. Mặc quần lót quá chật

Việc mặc quần lót quá chật có thể tạo ra cảm giác khó chịu và khiến vùng kín hay khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa, đặc biệt là vào những ngày có thời tiết nắng nóng. Nguyên nhân là do mặc quần lót quá chật khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn nhưng bị giữ lại và không thể thoáng hơi được. Điều này khiến âm đạo bị kích thích tiết ra nhiều khí hư kèm theo mùi hôi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tiến triển.

Mặc dù khí hư có mùi hôi không ngứa do thường xuyên mặc quần lót chật không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng chị em phụ nữ cũng cần tránh chủ quan trong việc xử lý. Bởi nếu để tình trạng kéo dài, nguy cơ bị viêm nang lông vùng kínviêm âm đạo sẽ tăng lên. Để làm giảm mùi hôi, tốt nhất bạn cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô và mặc quần lót vừa vặn.

3. Khí hư có mùi hôi sau khi sinh, trước và trong ngày kinh nguyệt

Khi gần đến ngày hành kinh và vào những ngày kinh nguyệt, các hoạt động của cơ thể thường trì trệ hơn, vùng kín nhạy cảm và cũng nặng mùi hơi so với thông thường. Cụ thể khoảng từ 1 – 2 ngày trước khi hành kinh, âm đạo trở nên nhạy cảm và có xu hướng tiết ra nhiều khí hư. Điều này khiến vùng kín dễ rơi vào tình trạng ẩm ướt và kèm theo mùi lạ nhưng không có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu.

Trong những ngày hành kinh, máu kinh sẽ tiết ra nhiều kèm theo mùi hôi tanh. Nguyên nhân là do máu kinh là sản phẩm của sự bong bóng tại niêm mạc tử cung kết hợp với trứng không được thụ tinh và máu. Khi thoát ra cửa âm đạo, máu kinh sẽ cùng với lượng vi khuẩn tích tụ ở thành âm đạo gây nên mùi hôi.

Đối với những người phụ nữ sau sinh, các mô và cơ ở vùng âm đạo thường bị giãn nở do tử cung bị giãn rộng để phục vụ cho quá trình sinh nở. Khi đó khu vực này sẽ trở thành một môi trường thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây hại. Điều này khiến âm đạo, tử cung dễ bị kích ứng và ra khí hư có mùi hôi.

Ngoài ra sau khi sinh, nữ giới thường tiết ra sản dịch tại âm đạo. Lượng sản dịch này có màu đỏ tương tự như máu kinh khiến cho vùng kín ẩm ướt và có mùi hôi. Ngoài ra nếu không vệ sinh vùng kín đúng cách, tình trạng viêm nhiễm âm đạo sẽ xuất hiện.

Khí hư có mùi hôi sau khi sinh, trước và trong ngày kinh nguyệt
Khí hư có mùi hôi sau khi sinh, trước và trong ngày kinh nguyệt do âm đạo trở nên nhạy cảm, tiết ra nhiều khí hư và gây hôi

4. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố thay đổi hoặc bị rối loạn thường xảy ra ở những nữ giới sau khi sinh con, mang thai, tâm lý căng thẳng và stress kéo dài, tiền mãn kinh và nữ giới lần đầu có kinh nguyệt. Lúc này nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen có xu hướng gia tăng khiến các cơ quan sinh dục (đặc biệt là tử cung) hoạt động mạnh dẫn đến tăng tiết dịch. Tuy nhiên đa số trường hợp tăng dịch tiết âm đạo kèm theo mùi hôi nhưng không ngứa.

Ở trường hợp này nữ giới cần kiểm soát căng thẳng, ăn uống điều độ, luyện tập thể dục và vệ sinh vùng kín sạch sẽ để hạn chế sự tăng tiết dịch âm đạo dẫn đến viêm. Ngoài ra việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay quần lót 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa và loại bỏ mùi hôi ở vùng kín.

Xem thêm: Ra khí hư khi mang thai do đâu? Có cần điều trị?

5. Thói quen ăn uống

Theo nghiên cứu, một vài loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày có thể khiến tính chất và mùi của khí hư thay đổi. Đặc biệt là những loại gia vị có mùi hăng nồng như măng tây, tỏi, hành… Ngoài ra việc sử dụng cà phê, đồ uống có cồn, thức ăn đóng hộp cũng làm thay đổi mùi của khí hư và khiến vùng kín có mùi hôi.

Chính vì thế khi nhận thấy khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa, nữ giới cần kiểm tra loại những loại thực phẩm mà mình đã tiêu thụ trước đó. Sau đó ngưng sử dụng những loại thực phẩm này để giảm mùi hôi.

Sử dụng cà phê, đồ uống có cồn, thức ăn chứa gia vị nặng mùi làm thay đổi mùi của khí hư
Sử dụng cà phê, đồ uống có cồn, thức ăn chứa gia vị nặng mùi làm thay đổi mùi của khí hư và khiến vùng kín có mùi hôi

6. Viêm âm đạo

Trong thời gian đầu bị viêm âm đạo, nữ giới sẽ nhận thấy khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường và kèm theo mùi hôi. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng này sẽ tăng lên khi nữ giới tham gia vào các hoạt động tình dục.

Trong trường hợp không sớm áp dụng các biện pháp điều trị tình trạng viêm nhiễm sẽ tiến triển theo hướng xấu. Lúc này viêm nhiễm có thể khiến khí hư thay đổi màu sắc (màu vàng hoặc màu xanh), vón cục như mủ, có cảm giác đau rát bất thường (nhất là khi quan hệ tình dục và đau khi đi tiểu). Bên cạnh đó triệu chứng ngứa ngáy âm đạo sẽ xảy ra.

Ngoài ra viêm nhiễm âm đạo lâu ngày có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn cùng một số tác nhân khác lây lan, tạo ra những tổn thương và gây viêm ở đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, thậm chí nguy cơ lạc nội mạc tử cung cũng tăng cao khiến quá trình thụ thai sau này ở nữ giới bị ảnh hưởng.

7. Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản thường khiến khí hư tiết ra nhiều kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Tình trạng viêm nhiễm ở vùng chậu thường được gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thường gặp nhất là bệnh lậu và bệnh chlamydia.

Viêm vùng chậu xảy ra khi lượng vi khuẩn từ cổ tử cung và âm đạo phát triển và lây lan đến cổ tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Sau khi xâm nhập những loại vi khuẩn này có thể làm phát sinh tình trạng áp xe trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có khả năng mắc phải nhiều biến chứng lâu dài. Cụ thể như đau xương chậu mãn tính, mang thai ngoài tử cung và vô sinh.

Đa số những trường hợp mắc bệnh viêm vùng chậu không có bất kỳ triệu chứng nào cả hoặc triệu chứng chỉ biểu hiện nhẹ. Nguyên nhân là do những triệu chứng thường khá mờ nhạt, thậm chí bác sĩ chuyên khoa không thể phát hiện ra những triệu chứng lâm sàng khi tiến hành thăm khám.

Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm vùng chậu gồm:

  • Dịch tiết âm đạo bất thường, thay đổi màu sắc và có mùi hôi
  • Đau bụng trên bên phải
  • Đau ở vùng bụng dưới (thường chỉ đau nhẹ)
  • Máu kinh xuất hiện bất thường
  • Đau khi đi tiểu
  • Sốt ớn lạnh
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Buồn nôn và ói mửa.
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu gây đau bụng trên bên phải, đau bụng dưới, khiến dịch tiết âm đạo bất thường, thay đổi màu sắc và có mùi hôi

8. Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng cổ tử cung bị viêm, sưng và lở loét do ký sinh trùng, nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất. Bệnh thường khiến khí hư tiết ra nhiều kèm theo mùi hôi nhưng không ngứa ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh có thể gây đau, ngứa, khó chịu và xuất huyết âm đạo bất thường. Điển hình như ra máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu giữa những chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra bệnh viêm cổ tử cung còn được nhận biết thông qua nhiều triệu chứng khác gồm: Đau buốt khi đi tiểu, đau rát khi quan hệ tình dục, khí hư có màu trắng đục, màu xám nhạt hoặc màu vàng. Đa số những trường hợp viêm cổ tử cung là do nữ giới bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh viêm cổ tử cung có thể được điều trị khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong quá trình điều trị hoặc không chữa trị, bệnh sẽ làm giảm chức năng miễn dịch của cả âm đạo và tử cung. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là nhiễm HIV, giang mai, lậu, nhiễm Chlamydia.

9. Bệnh lậu

Bệnh lậu chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến khí hư có mùi hôi tanh bất thường nhưng không ngứa. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có khả năng làm phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm liên quan đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.

Bệnh lậu xảy ra khi cơ thể bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Loại vi khuẩn này thường được tìm thấy ở âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, miệng, mắt và trong đường niệu đạo ở nam giới. Bệnh lậu xảy ra ở nhiều nhóm đối tượng khác nhau nhưng thường gặp nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản.

Bệnh lậu thường không có biểu hiện rõ ràng trong thời gian đầu nên rất khó nhận biết. Sau khi nhiễm vi khuẩn lậu khoảng 10 đến 20 ngày những triệu chứng bất thường mới xuất hiện. Mặc dù vậy, không giống như nam giới, nữ giới mắc bệnh lậu thường không có triệu chứng cụ thể nên dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường hoặc thậm chí bỏ qua bệnh lý. Chỉ đến khi bệnh lậu phát triển và đã chuyển sang giai đoạn nặng thì những triệu chứng dưới đây mới xuất hiện, bao gồm:

  • Có mủ màu vàng hoặc màu xanh chảy ra từ niệu đạo và cổ tử cung
  • Tiểu đau buốt
  • Vùng kín có mùi hôi tanh bất thường…

Nếu không sớm phát hiện và điều trị, bệnh lậu ở nữ giới có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm vùng chậu, chửa ngoài dạ con, viêm ống dẫn trứng… Đối với phụ nữ mang thai bệnh có thể gây sảy thai hoặc truyền vi khuẩn từ mẹ sang con.

Bệnh lậu
Bệnh lậu ở nữ giới khiến khí hư có mùi hôi tanh bất thường nhưng không ngứa, tiểu đau buốt

Tìm hiểu thêmKhí hư có mùi hôi (thối, tanh, khắm…) cần xử lý ngay!

Biện pháp xử lý khi khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa

Khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa thường xảy ra do những nguyên nhân sinh lý. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo nữ giới đang mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, có khả năng năng làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và sức khỏe. Chính vì thế khi nhận thấy khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi nhưng không ngứa, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp xử lý dưới đây:

1. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và sạch sẽ

Mặc quần lót quá chật cũng được liệt kê vào danh sách những nguyên nhân khiến khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó khi nhận thấy âm đạo tiết dịch bất thường, tiết ra nhiều kèm theo mùi hôi, nữ giới nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoáng mát, đồ lót phải sạch sẽ và được làm từ chất liệu có khả năng thấm hút tốt mồ hôi. Ngoài ra nữ giới cần mặc đồ lót vừa vặn để tránh làm tăng mùi hôi.

2. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách

Vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc vệ sinh không sạch sẽ được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân là do vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc không sạch sẽ sẽ khiến nước tiểu cùng các loại vi khuẩn tích tụ ở vùng kín dẫn đến ẩm ướt, viêm và có mùi hôi tanh.

Để khắc phục mùi hôi và phòng ngừa viêm nhiễm, nữ giới cần loại bỏ nguyên nhân bằng cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách. Cụ thể nữ giới nên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và an toàn để rửa vùng kín 2 lần/ ngày. Bên cạnh đó nữ giới nên vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, thường xuyên thay quần lót và dùng khăn giấy chấm hết nước tiểu sau khi đi vệ sinh xong. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa và giảm mùi hôi vùng kín một cách hiệu quả.

Ngoài ra trong những ngày hành kinh, nữ giới cần lưu ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 tiếng/ lần. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi, phòng ngừa vi khuẩn tích tụ gây viêm. Cơ thể và các cơ quan sinh dục có thể nhạy cảm hơn vào những ngày hành kinh. Do đó bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để tránh âm đạo bị kích thích và tăng dịch tiết.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo nữ giới nên vệ sinh phía ngoài một cách nhẹ nhàng, không nên thụt rửa sâu trong âm đạo. Bởi hoạt động này có thể đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong, làm mất cân bằng môi trường trong âm đạom, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tiến triển và gây viêm.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và vệ sinh đúng cách là biện pháp giúp khắc phục mùi hôi và phòng ngừa viêm nhiễm

Xem thêm: Cách vệ sinh vùng kín bằng nước muối – Sạch mỗi ngày

3. Sinh hoạt và ăn uống lành mạnh

Sinh hoạt và ăn uống lành mạnh là một biện pháp có khả năng làm tăng hệ miễn dịch, giảm nguy cơ viêm nhiễm, phòng ngừa và điều trị khí hư có mùi hôi hiệu quả. Cụ thể để phòng ngừa viêm và cải thiện mùi hôi của khí hư, nữ giới nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng những loại thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu protein và axit béo omega-3, các loại rau xanh, dầu thực vật, sữa chua… Đây đều là những loại thực phẩm có khả năng nâng cao sức đề kháng của cổ tử cung và âm đạo, chống khuẩn, hạn chế viêm nhiễm và loại bỏ mùi hôi của khí hư.

Bên cạnh những loại thực phẩm nên bổ sung, nữ giới cần loại bỏ khỏi chế độ ăn uống các loại gia vị và thực phẩm nặng mùi như măng tây, hành, tỏi. Ngoài ra cần tránh sử dụng chất kích thích, thức uống có cồn và hạn chế uống cà phê.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng là yếu tố cần thiết giúp phòng ngừa và hỗ trợ loại bỏ mùi hôi ở vùng kín. Việc tăng cường vận động, luyện tập thể dục mỗi ngày với những bài tập như yoga, bơi lội, đi bộ… có thể giúp nữ giới nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng, phòng ngừa sự xâm nhập, tích tụ và gây viêm của vi khuẩn có hại.

4. Thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa

Thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa là hoạt động vô cùng cần thiết khi có nghi ngờ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa xảy ra dai dẳng (trên 3 ngày), tăng mức độ nghiêm trọng hoặc kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác.

Sau khi trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ được thăm khám, thực hiện xét nghiệm cần thiết để tìm kiếm nguyên nhân gây mùi hôi và hướng điều trị hiệu quả.

Đối với những trường hợp bị viêm nhiễm với mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh hay thuốc chống nấm, thuốc chống ký sinh trùng để loại bỏ tác nhân gây bệnh (có thể dùng ở dạng thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc uống). Ngoài ra người bệnh có thể được hướng dẫn sử dụng dung dịch vệ sinh để cân bằng nồng độ pH trong môi trường âm đạo. Đồng thời loại bỏ mùi hôi và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Đối với những trường hợp nặng, nguyên nhân khiến khí hư có mùi hôi là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung… người bệnh sẽ được hướng dẫn chữa trị với những phương pháp chuyên sâu hơn. Từ đó giúp khắc phục viêm nhiễm, hạn chế tác nhân lây lan và gây biến chứng.

Chính vì những điều trên, nữ giới nên sớm đến cơ sở y tế và tiến hành thăm khám khi nhận thấy khí hư có mùi hôi kèm theo những dấu hiệu bất thường khác ở vùng kín. Việc phát hiện và điều trị sớm nguyên nhân sẽ giúp người bệnh khác phục tốt những bệnh lý đang xảy ra, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và khả năng sinh sản.

Thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa
Thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân khiến khí hư có mùi hôi và hướng điều trị hiệu quả

Trên đây là những nguyên nhân khiến khí hư có mùi hôi nhưng không ngứa và hướng xử lý hiệu quả. Nhìn chung tình trạng này phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, tốt nhất nữ giới nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy vùng kín có mùi hôi kèm theo một hoặc nhiều biểu hiện bất thường khác. Ngoài ra bạn cũng nên thăm khám cùng với bác sĩ khi mùi hôi ở vùng kín kéo dài, nặng mùi hơn mặc dù đã vệ sinh sạch sẽ và đúng cách.

Có thể bạn quan tâm

Ra khí hư màu trắng sữa là bị gì? Nguy hiểm không?

Ra khí hư màu trắng sữa là bị gì? Nguy hiểm không?

Khí hư màu trắng sữa là hiện tượng bất thường, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa. Không chỉ có màu sắc lạ, nhiều trường hợp khí...
Khí hư có mùi hôi sau khi quan hệ là do đâu?

Khí hư có mùi hôi sau khi quan hệ – Điều cần làm ngay!

Khí hư có mùi hôi sau khi quan hệ khiến phái nữ thấy khó xử, mất tự tin khi gần...

Huyết trắng bình thường có mùi gì, màu gì?

Huyết Trắng Bình Thường Có Mùi Gì, Màu Gì? (Hình Ảnh)

Huyết trắng bình thường có mùi tanh nhẹ, không hôi, không gây ngứa ngáy vùng kín và có màu sắc...

12 bài thuốc dân gian chữa khí hư an toàn, hiệu quả

Bên cạnh thuốc đặt và những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, bài thuốc dân gian chữa khí hư...

Ra khí hư màu nâu không mùi không ngứa là gì?

Ra Khí Hư Màu Nâu Không Mùi, Không Ngứa Là Bị Gì?

Khí hư màu nâu không mùi, không ngứa là dấu hiệu cảnh báo những bất ổn tại cơ quan sinh...

Hướng dẫn trị huyết trắng bằng lá trầu hiệu quả nhanh

Hướng dẫn trị huyết trắng bằng lá trầu hiệu quả nhanh

Trị huyết trắng bằng lá trầu không là phương pháp dân gian phổ biến, hiện nay đang được nhiều chị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *