Quy trình khám và chẩn đoán mức độ rối loạn cương dương
Quy trình khám và chẩn đoán rối loạn cương dương thường được tiến hành theo các bước: Khai thác bệnh sử, thăm khám thực thể, thăm khám chuyên biệt hoặc được chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác. Tìm hiểu rõ thông tin về vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho bệnh nhân thăm khám và chẩn đoán mức độ rối loạn cương dương được thuận lợi, mau chóng.
Tìm hiểu về quy trình khám và chẩn đoán rối loạn cương dương ở nam giới
Việc thăm khám và chẩn đoán mức độ rối loạn cương dương ở nam giới thường được tiến hành như sau:
1. Khai thác bệnh sử
Khai thác bệnh sử được tiến hành qua nhiều bước khác nhau. Dưới đây là những thông tin về bước thăm khám và chẩn đoán rối loạn cương dương này:
# Bệnh sử về tình dục
Không chỉ rối loạn cương dương mà khi đi chẩn đoán bất cứ chứng bệnh nào thì việc khai thác bệnh sử chính là bước đầu tiên cần tiến hành. Đối với rối loạn cương dương, bước này càng đóng vai trò quan trọng. Bởi việc khai thác thông tin về tiền sử bệnh lý bản thân tạo điều kiện cho các bác sĩ hiểu rõ hơn về bản chất, diễn tiến và mức độ trầm trọng của bệnh.
Qua đó, bác sĩ có thể xác định được yếu tố tâm lý tình dục, qua đó có khả năng xác định được cả nguyên nhân thực thể. Ngoài ra, tìm hiểu tiền sử bệnh lý của bản thân cũng là cách để tìm hiểu sâu hơn các mối liên hệ khác của bệnh nhân cũng như hiểu được mong muốn của họ và bạn tình của họ.
Tham khảo thêm: 7 cây thuốc nam chữa rối loạn cương dương quanh nhà
# Áp dụng bộ câu hỏi đánh giá
Mục đích khi tiến hành thực hiện bộ câu hỏi đánh giá là giúp đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh rối loạn cương dương. Đồng thời, nó cũng sẽ cung cấp một vài công cụ khách quan nhằm đánh giá khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị sau này.
Hiện nay, bảng câu hỏi “Chỉ số Quốc tế chức năng cương dương vật” (IIEF) là bộ câu hỏi được sử dụng nhiều nhất. Nó gồm 15 câu, được chia thành 5 lĩnh vực liên quan, bao gồm:
- Chức năng cương dương vật : 6 câu
- Sự ham muốn tình dục: 2 câu
- Độ khoái cảm: 2 câu
- Sự thỏa mãn trong giao hợp: 3 câu
- Sự thỏa mãn toàn diện: 2 câu
Việc đánh giá mức độ rối loạn cương dương được chia thành 4 mức độ, tùy thuộc vào thang điểm đo được. Cụ thể như sau:
- 51 – 60 điểm: Không có rối loạn cương dương
- 31 – 50 điểm: Mức độ nhẹ
- 21 – 30 điểm: Bị rối loạn cương dương mức độ trung bình
- 6 – 20 điểm: Mức độ nặng
Bên cạnh đó, một phiên bản khác của bộ câu hỏi này cũng đã được phát triển. Nó được xem như một công cụ sàng lọc rối loạn cương dương. Khác với IIEF, phiên bản này cũng được đánh giá qua thang điểm, nhưng được chia thành 5 mức độ và được xác định ở những số điểm khác nhau.
- Nếu có số điểm từ 22 – 25: Bệnh nhân không có rối loạn cương dương.
- 17 – 21 điểm: Rối loạn cương dương mức độ nhẹ
- 12 – 16 điểm: Mức độ vừa
- 8 – 11 điểm: Rối loạn cương dương mức độ trung bình
- 5 – 7 điểm: Mức độ nghiêm trọng
Ngoài ra, ” Bảng điều tra tóm tắt chức năng tình dục” viết tắt là BSMFI cũng được dùng để đánh giá và đo sự thỏa mãn tình dục. Bảng câu hỏi này cũng có thể đo được chức năng cương dương và chức năng xuất tinh ở nam giới.
Gần đây, các bộ câu hỏi khác như câu hỏi về chất lượng cuộc sống (PAIRS), bộ câu hỏi đánh giá về tâm lý xã hội ở đàn ông đối với rối loạn cương dương (SEAR)… cũng đã và đang được phát triển. Đây được xem như là các công cụ đắc lực để chẩn đoán và chữa rối loạn cương dương.
Tham khảo thêm: 2 nhóm thuốc tây điều trị rối loạn cương dương phổ biến
# Rối loạn cương do tâm lý hay do thực thể
Trong quy trình khám và điều trị rối loạn cương dương, việc phân biệt bệnh nhân bị RLCD chủ yếu do tâm lý và RLCD do nguyên nhân thực thể cũng rất quan trọng. Bước này thường dựa vào kết quả của việc khai thác tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.
Chẳng hạn, nếu do nguyên nhân thực thể, bệnh khởi phát một cách từ từ, dương vật có thể cương cứng ngay cả khi không giao hợp. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ bệnh nhân nào. Ngược lại, nếu bị rối loạn cương dương do tâm lý, bệnh sẽ khởi phát đột ngột.
Trong những hoàn cảnh khác nhau, mức độ RLCD cũng sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, khi bị bệnh do nguyên nhân này, dương vật vẫn có khả năng cương cứng ngay cả khi không giao hợp. Một trong những biểu hiện giúp việc chẩn đoán rối loạn cương dương do tâm lý là dương vật thường cương vào buổi sáng hoặc ban đêm.
# Các bệnh sử về nội khoa
Ngoài bệnh sử về tình dục, điều trị các bệnh nội khoa cũng chính là một trong những bước quan trọng để chẩn đoán rối loạn cương dương. Đa số những người bị bệnh này đều kèm theo một bệnh lý khác được cho là yếu tố gây nên RLCD.
Trong đó, các bệnh lý về tim mạch được xem là nhóm bệnh có nguy cơ dẫn đến rối loạn cương dương cao nhất. Do đó, cần phải xem xét thêm các triệu chứng bệnh mạch máu như các bệnh tim mạch, bệnh mạch máu ngoại biên, mạch máu não…
Ngoài ra, có nhiều bệnh lý khác có thể dẫn đến rối loạn cương dương mà chúng ta có thể nhắc đến là:
- Các bệnh thần kinh: Tổn thương cột sống, xơ cứng rải rác, tổn thương thần kinh vùng chậu.
- Bệnh tâm thần: Rối loạn lo âu, trầm cảm.
- Các bệnh nội tiết như tăng prolactin máu, suy giảm sinh dục.
- Bị rối loạn cương dương do điều trị: Tia xạ các bệnh ác tính vùng tiểu khung, bị tổn thương dây thần kinh vùng chậu do phẫu thuật…
- Các yếu tố khác như tuổi tác, suy thận…
Việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây cũng là một yếu tố có thể gây nên rối loạn cương dương. Các loại thuốc mà chúng ta cần nhắc đến bao gồm:
- Thuốc nội tiết: Chất đối kháng hormone LHR Estrogen, các loại thuốc kháng androgen.
- Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp: Thuốc chẹn alpha, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, các loại thuốc tác động lên thần kinh trung ương.
- Thuốc tâm thần: Thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm. an thần.
- Thuốc gây nghiện: Cần sa, rượu, ma túy, cocain, các steroid đồng hóa.
- Các loại thuốc khác như Metaclopramide, Digoxin, Spironolactone, Cimetidine…
Tham khảo thêm: 7 Món ăn giúp chồng hết bị rối loạn cương dương chị em nên thử
2. Khám thực thể là một bước trong quy trình khám và chẩn đoán rối loạn cương dương
Sau khi tiến hành bước khai thác tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và có được những chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể. Bởi việc khám toàn diện sẽ không mang lại hiệu quả quan trọng trong việc chẩn đoán. Nó cũng không cần thiết phải tiến hành khi thăm khám RLCD trừ việc phải xác định các yếu tố nguy cơ gây rối loạn cương dương.
Thông thường, khám lâm sàng sẽ được tiến hành dựa trên các đặc điểm sau đây:
- Bộ phận sinh dục: Hình dạng, kích thước của dương vật; các bất thường xảy ra ở quy đầu, bao quy đầu; có biểu hiện của bệnh Peyronie; các đặc điểm của tinh hoàn.
- Hệ thống mạch: Được đánh giá thông qua việc đo huyết áp.
- Dựa vào các đặc điểm của giới tính phụ: Nữ hóa tuyến vú, thể trạng cơ thể, tình trạng lông, sự phân bố mỡ của cơ thể.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định cho nam giới thực hiện các xét nghiệm tuyến tiền liệt. Ngay cả khi chưa có một bằng chứng nào chứng tỏ rối loạn cương dương có liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt.
3. Khám cận lâm sàng
Trong quy trình khám và chẩn đoán mức độ rối loạn cương dương, khám cận lâm sàng là bước không nên bỏ qua. Phương pháp này không có vai trò trong chẩn đoán, đánh giá mức độ quan trọng của rối loạn cương dương.
Nhưng thông qua việc khám cận lâm sàng, bác sĩ có thể xác định được các yếu tố gây bệnh. Điều này sẽ giúp việc điều trị và dự phòng được diễn ra thuận lợi, chính xác. Với bước khám cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định chẩn đoán bệnh đái tháo đường, rối loạn nội tiết, tăng lipit máu. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, nên khám bệnh vào lúc đói và cần xét nghiệm testosterone khi chẩn đoán rối loạn nội tiết.
Tham khảo thêm: Bị rối loạn cương dương có chữa khỏi được không?
# Chẩn đoán đái tháo đường
Một trong những yếu tố phổ biến gây bệnh RLCD là đái tháo đường. Tuy nhiên, việc sàng lọc bệnh đái tháo đường lại không phải việc đơn giản. Thông thường, để chẩn đoán bệnh này, các xét nghiệm cần làm sẽ là phân tích nước tiểu, đường máu ngẫu nhiên, đường máu khi đói, thử nghiệm dung nạp glucose của cơ thể, HbA1c…
Về việc này, WHO đã đề nghị cần xét nghiệm đường khi đói, đồng thời phải thử nghiệm sàng lọc trong nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên, không được vượt quá giá trị giới hạn là 7 mmol/L.
# Chẩn đoán bệnh nội tiết
Suy tuyến sinh dục, bệnh tuyến giáp. tăng prolactin máu… là các rối loạn nội tiết có thể dẫn đến rối loạn cương dương.
Khi có các biểu hiện teo tinh hoàn, giảm ham muốn tình dục, có biểu hiện của giới tính phụ, nữ hóa tuyến vú… cần phải được chẩn đoán nội tiết một cách đầy đủ. Trường hợp bị rối loạn cương dương nhưng không có các triệu chứng trên thì việc có nên đánh giá nội tiết hay không vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi.
Các nội tiết tố được chỉ định xét nghiệm là prolactin và testosterone. Tùy vào từng trường hợp và mức độ bệnh lý mà khi tiến hành xét nghiệm cũng cần có những sự điều chỉnh nhất định.
# Chẩn đoán tăng lipit máu
Rối loạn cương dương có thể là biểu hiện của chứng xơ vữa động mạch. Tuy nồng độ lipit trong máu bị rối loạn được cho là nguy cơ của bệnh tim mạch và cũng liên quan đến RLCD nhưng việc xét nghiệm lipit máu vẫn ít khi được chỉ định. Những xét nghiệm có giá trị là đo LDL cholesterol, cholesterol toàn phàn khi đói, HDL cholesterol.
4. Khám chuyên biệt
Trong trường hợp áp dụng các phương pháp chẩn đoán trên mà không chắc chắn hoặc cần tiến hành điều trị bằng các phương pháp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân khám chuyên biệt. Cụ thể như sau:
# Kiểm tra mạch máu
Đây là phương pháp thường được chỉ định cho những bệnh nhân cần phải thực hiện các cuộc phẫu thuật tái tạo mạch máu dương vật hoặc một số trường hợp đặc biệt khác. Còn với những trường hợp bị bệnh không được chỉ được tiến hành phẫu thuật, nó ít khi được dùng.
# Đánh giá về nội tiết
Nếu điều trị rối loạn cương dương bằng đường uống bị thất bại, bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm nội tiết. Tương tự như việc xét nghiệm cận lâm sàng, các loại nội tiết được cho là phù hợp để làm xét nghiệm là testosteron và prolactin. Ngoài ra, FSH và LH là những nội tiết tố được đo khi lượng testosterone không bình thường.
Tham khảo thêm: Bài tập cải thiện rối loạn cương dương hiệu quả chỉ 30p mỗi ngày
# Siêu âm Doppler màu mạch máu của dương vật
Siêu âm Doppler màu mạch máu của dương vật được xem là phương pháp đầu tiên được áp dụng khi thám sát mạch máu dương vật. Tiến hành siêu âm kết hợp với Doppler có khả năng phân tích được các dòng chảy ở các nhánh mạch riêng biệt. Mục đích của việc cho màu vào là để thông qua quá trình siêu âm có thể xác định chính xác các mạch máu. Cách tiến hành như sau:
Sau khi tiêm thuốc giãn cơ trơn (prostaglandin E1) khoảng 10 phút, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm. Nếu vận tốc tâm thu đỉnh dưới 25cm/s, chứng tỏ động mạch dương vật đang bị suy yếu. Còn giá trị này lớn hơn 35 cm/s, nó được cho là bình thường. Khi vận tốc tâm đỉnh thu đạt ở mức trên 30cm/s và vận tốc cuối tâm trương trên 3 – 5cm/s, việc chẩn đoán rối loạn chức năng do tắc tĩnh mạch cần được đề ra.
# Chụp vật hang và đo áp lực mạch máu vật hang
Chụp vật hang (cavernosography) và đo áp lực vật hang được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá RLCD do bị tắc nghẽn tĩnh mạch. Phương pháp này được chỉ định cho các bệnh nhân bị nghi là rò tĩnh mạch và cần điều trị bằng phẫu thuật mạch máu.
Những người bị rối loạn cương dương nguyên phát đã từng gãy vật hang, chấn thương tầng sinh môn, chấn thương vùng chậu hoặc mắc bệnh Peyronie thường là những đối tượng được chỉ định phương pháp này.
Tham khảo thêm: Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra rối loạn cương dương
# Chụp động mạch dương vật
Với những bệnh nhân đang được cân nhắc cho tái tạo mạch thường được chỉ định tiến hành chụp động mạch dương vật. Trong đó, để thấy được tình trạng suy động mạch, bệnh nhân cần siêu âm màu Doppler. Còn đối với chụp động mạch dương vật, nó sẽ được thực hiện sau khi được bơm thuốc prostaglandin cho vật hang.
Kỹ thuật này cũng thường được áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi đã từng chấn thương vùng chậu hoặc đáy chậu. Ngoài ra, tùy vào mức độ khác nhau của từng bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật xét nghiệm khác như thử nghiệm dương vật vào ban đêm.
Trên đây là các thông tin về quy trình khám và chẩn đoán rối loạn cương dương ở nam giới. Tuy nhiên, dựa trên việc xem xét trên mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ chỉ định một số kỹ thuật khám mà không cần phải thực hiện tất cả. Vì RLCD có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là gây vô sinh. Do đó, đi khám để có các biện pháp khắc phục sớm là điều cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 viên sủi tăng cường sinh lý, cường dương tốt nhất
- Ăn gì trị rối loạn cương dương? Những món ăn tốt nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!