Tìm hiểu phương pháp đặt sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt ống sonde là một thủ thuật trong quá trình chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh thông qua đường mũi hoặc đường miệng. Phương pháp nào là tối ưu nhất trong việc đặt sonde dạ dày trẻ sơ sinh? Thông tin mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về việc này.

Đặt sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh
Đặt sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh

Ống sonde dạ dày là gì?

Ống sonde là một thiết bị y tế, có nhiều loại kích thước khác nhau phù hợp với từng độ tuổi, chuyên dùng trong kỹ thuật nuôi dưỡng người mất khả năng ăn uống, cung cấp chất dinh dưỡng tới dạ dày thông qua ống sonde được đặt ở dạ dày.

Có hai con đường để đặt ống sonde đến dạ dày của trẻ:

  • Đường từ mũi đến dạ dày.
  • Đường từ miệng đến dạ dày, không được áp dụng nhiều bằng đường từ mũi, do có nhiều bất lợi đối với trẻ và không thể giữ lại ống trong nhiều ngày.

Những trường hợp nào trẻ sơ sinh mới đặt ống sonde?

Ống sonde sẽ được các bác sĩ, y tá thực hiện đặt ống đối với các trẻ sơ sinh:

  • Trẻ hôn mê.
  • Trẻ bị chấn thương hoặc bị dị tật bẩm sinh vùng hầu họng.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ bình thường nhưng không thể bú, bú không đủ lượng hoặc bú dễ bị sặc.
  • Sinh non, sinh muộn, sinh thiếu cân, không đủ sức để bú.

Bên cạnh đó còn có những trường hợp không được đặt ống sonde cho trẻ sơ sinh:

  • Trẻ đang trong trạng thái sốc, co giật.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Xuất huyết hệ tiêu hóa.
Trường hợp trẻ sơ sinh đặt ống sonde
Đặt ống sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh bằng đường từ mũi hoặc đường từ miệng

Phương pháp đặt ống sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh

Chuẩn bị

  • Ống sonde sạch, có kích thước phù hợp với từng trẻ.
  • Ống tiêm để hút dịch ra khỏi dạ dày (loại 2-5 ml).
  • Găng tay sạch, khăn giấy.
  • Nước vô trùng.
  • Băng y tế.
  • Phiếu theo dõi sức khỏe của trẻ.

Phương pháp

Hiện nay, phương pháp đặt ống sonde dạ dày bằng đường từ mũi hoặc đường từ miệng là tối ưu nhất, khi đó đường ống sẽ đi qua toàn bộ chiều dài của thực quản xuất phát điểm từ lỗ mũi hoặc khoang miệng mà không làm ảnh hưởng đến đường hô hấp và thực quản.

Bắt đầu đưa ống vào dạ dày thì không thể bỏ qua thủ tục đo đường ống xem có phù hợp với cơ thể của trẻ hay không, tránh các trường hợp đầu ống không đến được với dạ dày.

Phép đo để xác định được chiều dài của ống sonde để phù hợp với từng trẻ sơ sinh: đo từ đầu sống mũi tới đầu mắt cá chân (đảm bảo cơ thể trẻ phải thẳng); đặt ống vào sống mũi hoặc mép miệng của trẻ, cho đường ống chạy dọc qua mặt lên dái tai, từ tai xuống vị trí giữa rốn.

Các phương pháp đặt ống đi từ lỗ mũi đến dạ dày đã được kiểm định mang lại hiểu quả cao hơn phương pháp đo đường ống sonde bằng cân nặng và chiều cao của trẻ.

Kỹ thuật đặt ống

Đối với vị trí đặt ống thì không có kỹ thuật nào để xác minh được vị trí đặt ống chính xác và an toàn bằng phương pháp chụp X quang bụng và ngực.

Bác sĩ hoặc y tá sẽ chuẩn bị dụng cụ và đặt trên một khay sạch, rửa tay và đeo găng tay trước khi tiến hành quá trình đưa ống sonde vào dạ dày của trẻ.

Trẻ sơ sinh có thể cố định chúng bằng cách bọc trẻ trong một tấm chăn và đặt trẻ nằm nghiêng đầu về phía bên phải. Nếu đường ống đi từ lỗ mũi thì kiểm tra và làm sạch lỗ mũi.

Xem lại phiếu kiểm tra sức khỏe, kiểm tra ống sonde có bị biến dạng hay nứt không, nếu có vấn đề hãy thay bằng một ống khác, đo chiều dài ống sao cho phù hợp với cơ thể trẻ.

Gập nhẹ đầu và nhẹ nhàng đẩy sonde vào lỗ mũi hoặc miệng đi qua vòm họng và dừng lại cho tới khi đạt chiều dài cần thiết. Nếu trẻ có biểu hiện bất thường thì lập tức tháo ống ra chờ trẻ ổn định rồi tiến hành làm lại. Lưu ý, bảo quản ống sonde bằng băng y tế để tránh nhiễm trùng trong lúc thực hiện.

Phương pháp đặt ống sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh sau đặt ống sonde dạ dày

Những điểm cần lưu ý khi đặt ống sonde dạ dày cho trẻ sơ sinh

  • Ống được đưa vào phải chắc chắn rằng ống tới vị trí của dạ dày trước khi đưa thức ăn, sữa hoặc thuốc vào cho trẻ.
  • Khi bơm thức ăn vào phải bơm từ từ, nhẹ nhàng, tránh bơm quá nhiều khiến trẻ sẽ bị nôn mữa.
  • Kiểm tra ống sonde, thay ống sonde khác đối với ống lâu ngày hoặc bẩn. Nếu ống đi đường lỗ mũi, khi thay ống phải đổi lỗ mũi khác.
  • Lỗ mũi trẻ có vấn đề như chạy nước mũi, chạy máu cam,… có thể cho ống đi từ đường miệng.
  • Theo dõi thường xuyên tình hình sức khỏe của trẻ, nếu có những biểu hiện bất thường thì báo ngay cho bác sĩ điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chuẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa nào. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách tốt nhất.

Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)

Bà bầu có cắt trĩ được không hay đợi sinh xong? (bị nặng)

Bị bệnh trĩ khi mang thai khiến chị em phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng trĩ nặng, các...

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh trĩ của vừng đen

Chữa bệnh trĩ bằng vừng đen là một trong những phương thuốc dân gian khá hiệu quả nhưng không phải...

Thông tin về tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc và cách điều trị

Vi khuẩn hp kháng thuốc có nguy hiểm không và phác đồ điều trị

Vi khuẩn Hp kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Là vấn đề có không...

ung thư dạ dày sống được mấy năm

Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?

Mối bận tâm hàng đầu của những bệnh nhân khi bị chẩn đoán mắc bệnh là: "Người bị ung thư...

Đau thượng vị là bệnh gì? Cách chữa, giảm đau nhanh

Chứng đau thượng vị không chỉ xảy ra khi bạn ăn quá no, uống nhiều bia rượu mà còn là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *