Nổi mề đay do rượu bia và những điều bạn cần biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nổi mề đay do rượu bia là triệu chứng khởi phát ở người có cơ địa dị ứng với đồ uống chứa cồn. Ngoài ra, triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở gan hoặc phản ứng không dung nạp rượu, bia của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết cách khắc phục hiệu quả nhất, mời theo dõi bài viết dưới đây.

Đôi nét về tình trạng nổi mề đay do rượu bia

1. Nguyên nhân

Dị ứng rượu

Nổi mề đay thường là phản ứng dị ứng của cơ thể. Khi dị ứng với các thành phần trong rượu bia, cơ thể sẽ giải phóng histamine vào máu. Histamine có tác dụng chống lại nhiễm trùng và miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên phản ứng thái quá này lại khiến da bị đỏ ứng và nổi mẩn.

Nổi mề đay do rượu bia
Nổi mề đay do rượu bia có thể do dị ứng với đồ uống chứa cồn

Rượu bia chứa nhiều cồn và chất kích thích nên có khả gây dị ứng cao, do đó bạn rất dễ gặp phải tình trạng nổi mề đay sau khi dùng những đồ uống này.

Tìm hiểu thêm: Dị ứng bia rượu – Những điều nam giới cần phải biết

Tổn thương gan

Các chuyên gia cho biết, cồn và chất kích thích trong rượu bia tạo ra acetaldehyde có độc tính cao. Chúng kích hoạt các tế bào Kupffer làm tăng phản ứng sưng viêm và gây tổn thương lên gan (gan là cơ quan chuyển hóa rượu bia).

Nổi mề đay có thể là dấu hiệu cảnh báo chức năng của gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Không dung nạp rượu

So với dị ứng rượu, tình trạng không dung nạp rượu phổ biến hơn. Đây là tình trạng hệ tiêu hóa không xử lý rượu đúng cách.

Cơ thể có chứa enzyme Aldehyd dehydrogenase (ALDH2) để tiêu hóa rượu. Khi rượu được thu nạp vào cơ thể, enzyme sẽ chuyển hóa rượu thành axit acetic. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có biến thể gen mã hóa ALDH2 cơ thể sẽ sản xuất enzyme ít hơn, điều này khiến quá trình tiêu hóa rượu bia bị hạn chế.

Không dung nạp rượu có thể gây ra triệu chứng nổi mề đay, huyết áp thấp, nghẹt mũi, đau dạ dày, khó thở, nhức đầu,…

2. Triệu chứng

Sau khi uống rượu bia, bạn sẽ nhận thấy vùng da ở cánh tay, chân, mặt,… xuất hiện tình trạng nổi mề đay với các triệu chứng cụ thể:

  • Da đỏ, nổi mẩn nhỏ
  • Ngứa rát
  • Tổn thương da xuất hiện từng mảng lớn hoặc các đốm nhỏ sát nhau

Xem thêmDị ứng bia rượu kéo dài bao lâu? Làm gì nhanh khỏi?

3. Đối tượng có nguy cơ bị nổi mề đay do rượu bia

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng sau, bạn có nguy cơ nổi mề đay sau khi dung nạp rượu bia:

  • Người gốc Á
  • Hen suyễn
  • Dị ứng nguyên liệu sản xuất bia rượu (cồn, lúa mạch, nho,…)
  • Suy gan

Chẩn đoán nguyên nhân nổi mề đay do bia rượu

Trước khi tiến hành điều trị mề đay do dùng rượu bia, bạn phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.

Bác sĩ có thể hỏi về tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng của bạn hoặc người thân trong gia đình. Phản ứng dị ứng, không dung nạp rượu, suy gan có thể di truyền ở những người thân cận huyết. Ngoài ra, bác sĩ có thể quan sát dấu hiệu lâm sàng, thử máu, đo men gan,… để chẩn đoán nguyên nhân gây nổi mề đay.

Khắc phục nổi mề đay sau khi dùng rượu bia

Điều trị nổi mề đay sau khi dùng rượu bia phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Dị ứng rượu bia

Cách duy nhất để hạn chế nổi mề đay là tránh dùng hoàn toàn các đồ uống có cồn. Cơ thể rất nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng, do đó chỉ một lượng rượu nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

Nổi mề đay do rượu bia
Sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc enpinephrine để điều trị mề đay do dị ứng rượu bia

Nếu bạn bị nổi mề đay nhẹ khi dùng rượu bia, phản ứng cấp tính này sẽ tự biến mất trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, nếu bị ngứa nhiều và khó chịu, bạn có thể dùng thuốc histamine không kê đơn để điều trị. Trong trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc tiêm tự động enpinephrine.

Không dung nạp rượu

Với tình trạng không dung nạp rượu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng axit, histamine để điều trị các triệu chứng. Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước để pha loãng hàm lượng cồn trong cơ thể. Điều này sẽ giúp hệ thống tiêu hóa dễ dàng chuyển hóa rượu.

Hút thuốc, các loại thuốc điều trị bệnh là những yếu tố khiến cơ thể giảm khả năng tiêu hóa rượu bia. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị bệnh, đồng thời hạn chế thói quen hút thuốc. Các thói quen này không chỉ khiến tình trạng không dung nạp rượu trở nên nghiêm trọng mà còn làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư (phổ biến nhất là ung thư miệng, cổ họng).

Tổn thương gan

Nếu bạn bị nổi mề đay sau khi uống rượu do gan bị tổn thương và suy giảm chức năng, bạn tuyệt đối phải kiêng cử hoàn toàn các đồ uống có cồn.

Tình trạng nổi mề đay do tổn thương gan sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải tiến hành điều trị vấn đề ở gan. Nếu để tình trạng kéo dài, gan có thể suy giảm chức năng hoặc phát triển khối u ác tính ở cơ quan này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mề đay sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Mề đay sắc tố là các tổn thương trên bề mặt da khiến da bị ngứa và thay đổi màu...

[Review thực tế] hiệu quả bài thuốc và liệu pháp đặc trị mề đay tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang cùng liệu pháp Đông y tại Trung tâm Nghiên cứu và...

Mách bạn cách chữa mề đay bằng lá hẹ cực dễ làm

Chữa mề đay bằng lá hẹ là một trong những cách trị bệnh được lưu truyền rộng rãi trong dân...

Bệnh mề đay vật lý: Thông tin cần biết và cách điều trị

Bệnh mề đay vật lý là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mề đay vật lý là một dạng của mề đay, xảy ra khi da bị phát ban do sự tác...

Bị nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Nổi mề đay là một phản ứng viêm dưới da trước các tác nhân gây dị ứng. Bệnh xuất hiện...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *