Những điều nên biết về ung thư bàng quang giai đoạn 2

Ung thư bàng quang giai đoạn 2 là tình trạng tế bào ung thư đã xâm lấn vào thành bàng quang nhưng chưa lan vào hạch bạch huyết hay các cơ quan lân cận. Ở giai đoạn này, bệnh có thể được điều trị dứt điểm nếu áp dụng đúng phương pháp.

ung thư bàng quang giai đoạn 2
Những điều nên biết về ung thư bàng quang giai đoạn 2

Nhận biết ung thư bàng quang giai đoạn 2

1. Triệu chứng

Tiểu ra máu là triệu chứng điển hình nhất của ung thư bàng quang. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy khó chịu, đau rát và nóng khi tiểu tiện.

triệu chứng ung thư bàng quang giai đoạn 2
Ung thư bàng quang giai đoạn 2 gây ra các triệu chứng như đau xương vùng chậu, đau lưng,…

Bên cạnh đó, khi ung thư chuyển sang giai đoạn 2 bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm giác buồn tiểu nhưng không tiểu được
  • Không tiểu được ngay cả khi có nhu cầu
  • Đau vùng xương chậu
  • Đau lưng
  • Ăn mất ngon

Ung thư là vấn đề sức khỏe phức tạp. Do đó triệu chứng ở mỗi người có thể không giống nhau. Nếu gặp phải các triệu chứng không được đề cập trong bài viết, bạn cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

2. Biến chứng

Các biện pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2 có thể ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện trong suốt quãng đời còn lại.

Nếu điều trị không thành công, ung thư có thể lây lan ra bên ngoài bàng quang và chuyển sang giai đoạn 3, 4.

XEM THÊM: Ung thư bàng quang giai đoạn 3: Nhận biết và điều trị

Điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2

Phương pháp điều trị ung thư giai đoạn 2 sẽ được căn cứ vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của cơ thể với các biện pháp điều trị,… Do đó, phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định riêng cho từng trường hợp.

Một số phương pháp điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2 có thể được áp dụng:

1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn ưu tiên đối với ung thư ở những giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe, kích thước và số lượng khối u trước khi chỉ định thủ thuật thích hợp. Các thủ thuật phẫu thuật đối với ung thư bàng quang giai đoạn 2, gồm có:

Cắt bỏ khối u trong bàng quang

Khi thực hiện thủ thuật này, bạn sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây mê khu vực tùy vào kích thước khối u.

Nội soi có thể được áp dụng để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u. Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát tình trạng cụ thể ở bên trong bàng quang. Hầu hết khối u đều được cắt bỏ bằng dòng điện hoặc tia laser năng lượng cao. Các tế bào ung thư còn sót lại thường bị đốt cháy hoặc phá hủy.

Sau phẫu thuật vài ngày bạn có thể trở về nhà. Phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể gây ra triệu chứng đi tiểu ra máu trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, tế bào ung thư có thể trú ngụ trong cơ thể và hình thành khối u mới. Do đó bạn nên theo dõi tình trạng chặt chẽ để kịp thời khắc phục khi tình trạng phát sinh. Nếu khối u tái phát có kích thước nhỏ, bác sĩ có thể đề nghị đốt thay vì phẫu thuật.

Cắt bỏ khối u ở bàng quang có thể để lại các biến chứng như:

  • Sẹo bàng quang
  • Giảm khả năng tiểu tiện

Cắt bỏ một phần bàng quang

Trong trường hợp khối u đã xâm lấn vào niêm mạc, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ một phần bàng quang. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể làm giảm chức năng của bàng quang.

Hơn nữa, khi cắt bỏ một phần bàng quang không gian của cơ quan này sẽ bị thu hẹp và không thể chứa lượng nước tiểu như trước. Điều này khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể cân nhắc để loại bỏ các hạch bạch huyết nhằm ngăn ngừa tình trạng ung thư lan rộng.

Cắt bỏ bàng quang

Trong trường hợp ung thư đã xâm lấn vào thành bàng quang và làm phát sinh nhiều khối u ác tính, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ bàng quang.

Ở phụ nữ, bác sĩ sẽ cắt bỏ bàng quang và các cơ quan có nguy cơ bị lây lan cao như buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung và một phần của âm đạo. Đối với nam giới, phẫu thuật cắt bỏ có được thực hiện ở bàng quang, tuyến tiền liệt và tinh dịch.

Với thủ thuật này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân và có sự hỗ trợ của dụng cụ nội soi, robot.

điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2
Bác sĩ có thể tái tạo bàng quang nhân tạo sau khi cắt bỏ bàng quang

Khi bàng quang được cắt bỏ, bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp để bạn có thể tiểu tiện trở lại.

  • Sử dụng túi đựng nước tiểu: Bác sĩ có thể sử dụng một phần ruột để dẫn nước tiểu từ thận đến một túi phía trước bụng. Túi này có chức năng đựng nước tiểu được thận bài tiết. Khi túi đầy, bạn cần đổ nước tiểu ra bên ngoài.
  • Tạo bàng quang mới (Neobladder): Bác sĩ có thể tạo ra bàng quang nhân tạo nhằm giúp bạn tiểu tiện bình thường. Tuy nhiên cơ quan nhân tạo không cảm nhận được nhu cầu tiểu tiện của cơ thể, vì thế bạn cần đi tiểu theo giờ giấc cố định.
  • Tạo hình túi đựng nước tiểu từ ruột: Bác sĩ có thể sử dụng một phần ruột để tạo thành túi chứa nước tiểu. Túi này nằm bên trong cơ thể và được kết nối với một lỗ nhỏ trên bụng. Khi nước tiểu đầy, bạn cắm ống thông qua lỗ nhỏ này để đưa nước tiểu ra bên ngoài.

Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang là thủ thuật xâm lấn lớn và tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Đau đớn
  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu hoặc xuất hiện cục máu đông
  • Tổn thương các cơ quan lân cận
  • Rò rỉ nước tiểu
  • Dòng tiểu bị chặn
  • Vấn đề về tình dục

Sau phẫu thuật này, nam giới vẫn có thể quan hệ tình dục. Tuy nhiên dương vật sẽ không còn khả năng xuất tinh. Một số trường hợp gặp phải vấn đề về cương cứng (rối loạn cương dương).

Phụ nữ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ bàng quang thường mãn kinh sớm và mất hẳn khả năng sinh sản.

2. Hóa trị

Hóa trị có thể được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u và ngăn chặn tình trạng lây lan. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng thuốc để ngăn ngừa ung thư tái phát.

Thuốc hóa trị thường có hoạt động mạnh, do đó bạn có thể đối mặt với những tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn thần kinh, ảnh hưởng khả năng sinh sản, mệt mỏi, chóng mặt, đau đớn, yếu cơ,…

3. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ác tính. Xạ trị được thực hiện trong điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2 nhằm mục đích thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.

điều trị ung thư bàng quang giai đoạn 2
Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư

Trong một số trường hợp, xạ trị có thể được chỉ định để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Tia xạ trị có thể vô tình làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh và gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như rối loạn chức năng tình dục, tiêu chảy, khô miệng, buồn nôn, khó tiểu, nôn mửa,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Viêm bàng quang có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới

Viêm bàng quang có thai được không, có ảnh hưởng gì?

Nếu không được điều trị sớm, viêm bàng quang không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn...

Viêm bàng quang là căn bệnh cần được chữa trị.

Viêm bàng quang có tự khỏi không, khi nào cần trị?

Viêm bàng quang không thể tự khỏi. Khi gặp phải những triệu chứng như tiểu ra máu, nước tiểu đục,...

Các Phương Pháp Phục Hồi Chức Năng Bàng Quang Tốt Nhất

Hầu hết người bệnh có thể tự phục hồi chức năng bàng quang tại nhà bằng cách thay đổi lối...

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là gì?

Hóa trị và phẫu thuật là hai phương pháp điều trị phổ biến nhất cho người mắc ung thư bàng...

Vị trí và chức năng của bàng quang

Bàng quang là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng

Bàng quang là cơ quan đảm nhiệm chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được thải...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *