Những điều bạn CẦN LÀM để bệnh trĩ không tái phát

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh trĩ được xem là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nó gây khó khăn cho người bệnh bởi cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu khi mắc phải. Người bệnh sau một thời gian khá dài mới có thể điều trị dứt điểm được. Vì vậy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để có thể ngăn ngừa bệnh trĩ không tái phát lại?

Bệnh trĩ có nguy cơ tái phát rất cao nếu không biết cách phòng ngừa
Bệnh trĩ có nguy cơ tái phát rất cao nếu không biết cách phòng ngừa

Ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ để tránh táo bón

Sử dụng nhiều rau xanh và chất xơ trong một khẩu phần ăn là phương pháp ngăn chặn bệnh trĩ tái phát vô cùng hiệu quả. Mỗi ngày nên cung cấp đủ từ 25 đến 30 gam chất xơ sẽ giúp quá trình thải cặn bã nhanh hơn. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm:

  • Các loại hạt, đậu như đậu nành, đậu hà lan, đậu đen,… rau và trái cây. Đây là những thực phẩm chứa chất xơ tan trong nước làm giảm cholesterol giúp điều hòa đường huyết.
  • Các loại rau như atiso, đậu xanh, bông cải,… và các loại ngũ cốc, yến mạch là những thực phẩm chứa chất xơ không tan trong nước giúp quá trình đào thải cặn bã trong cơ thể diễn ra nhanh hơn.
Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể

Đi kèm với việc ăn đủ chất xơ trong một ngày thì việc cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể sẽ giúp đẩy chất xơ qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Mỗi ngày nên uống đủ 6 đến 8 ly nước sẽ ngăn ngừa được tình trạng táo bón.

Đồng thời nên tránh các thức uống có cồn và thức uống nhiều đường vì những loại nước này không cung cấp đủ nguồn nước cho cơ thể, dẫn đến tình trạng bệnh trĩ nặng thêm. Thay vào đó nên bổ sung các loại nước ép, canh hoặc ăn những đồ ăn lỏng sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh.

Mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 ly nước

Thường xuyên tập thể dục

Lời khuyên cho những người có tiền sử bệnh trĩ là không nên ngồi quá lâu. Điều này sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy nên kết hợp những bài tập thể dục nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế ngồi cho những người mắc bệnh trĩ nhưng đặc thù công việc không di chuyển nhiều.

Theo bác sĩ Desi, việc tập thể dục cũng nên được cân nhắc lựa chọn cho phù hợp nếu không sẽ gây ra tác dụng ngược. Những môn thể thao mang tính chất nặng như cử tạ không nên thực hiện. Chỉ nên lựa chọn những môn thể dục vừa phải như yoga, bơi lội,.. để luyện tập thường xuyên.

Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày

Hãy “nuông chiều” cơ thể

Thói quen xấu nhịn đi đại tiện vô tình sẽ khiến bệnh trĩ của bạn tái phát rất nhanh. Một khi nhịn đại tiện sẽ dẫn đến việc tâm lý bị căng thẳng. Chính điều này sẽ tác động lên tĩnh mạch một lực rất lớn dễ có nguy cơ làm cho bệnh trĩ quay trở lại. Vì vậy, hãy nuông chiều cơ thể bằng việc đi vệ sinh đúng theo quy luật tự nhiên.

Ngoài ra, nên duy trì cho mình một thói quen đi vệ sinh đúng giờ giấc và cố định sẽ giúp bạn dễ kiểm soát hơn. Hạn chế được những tình huống không mong muốn.

Nhịn đại tiện có nguy cơ cao gây tái phát bệnh trĩ

Sử dụng nước ấm để ngâm vùng mông

Bạn có thể sử dụng nước ấm để ngâm mình trong khoảng 20 phút sau mỗi lần đại tiện sẽ giúp kích thích các cơ co thắt vùng hậu môn. Không nên chà xát để tránh tình trạng trầy xước, chỉ nên lau khô nhẹ nhàng.

Thư giãn và tránh căng thẳng

Khi cơ thể căng thẳng sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng làm cho các mạch máu ở hậu môn bị viêm nhiễm. Tình trạng này sẽ dẫn đến chảy máu và là nguyên nhân để các búi trĩ phát triển. Giữ tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng là một phương pháp hữu hiệu để giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

Tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng sẽ giúp tránh xa bệnh trĩ

Nếu bạn đã từng có tiền sử mắc bệnh trĩ nên thực hiện các biện pháp trên để hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh trĩ có thể quay trở lại.

Có thể bạn quan tâm

nhận biết và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, thường gặp nhất là ở người trưởng thành. Vậy, bạn có thắc mắc vì sao căn bệnh...

Dùng lá hẹ liệu có chữa được bệnh trĩ?

Lá hẹ có tính ấm, tác dụng giải độc, cầm máu và tán huyết nên có khả năng cải thiện...

Thuốc Bôi Trĩ Chữ A Của Nhật: Giá Bán, Cách Dùng, Review

Thuốc bôi trĩ chữ A của Nhật là một sản phẩm khá phổ biến hiện nay, được người trong và...

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Đừng quá lo lắng

Không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone,...

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ công thức bí truyền của người H'mông

Công trình nghiên cứu “Phương pháp mới đặc trị bệnh trĩ” – Thành quả của những nỗ lực (Kỳ 3 – cuối)

Sau một chuyến đi dài hơn 300km từ Hà Nội lên Hà Giang, đoàn nghiên cứu của Trung tâm Thuốc...

Bị bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không?

Khi vợ hay chồng bị bệnh trĩ có quan hệ được không là một câu hỏi được rất nhiều người...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *