Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn: Căn bệnh nguy hiểm ít người biết

Tụ cầu khuẩn là một trong những loại vi khuẩn Gram dương thường được tìm thấy trên da, trong mũi hoặc miệng của những người khỏe mạnh. Chủng khuẩn này thường đủ thân thiện để sống trên cơ thể mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể và lan rộng đến phổi, máu và tim, tụ cầu khuẩn có thể gây nhiễm trùng, nguy hiểm hơn chúng có thể đe dọa đến tính mạng.

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn và thuốc điều trị
Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn huyết

I. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn là gì?

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn là do một loại vi khuẩn tụ cầu thường thấy trên da, mũi và miệng. Không chỉ riêng người bị bệnh, chủng khuẩn này vẫn có thể tìm thấy trong mũi, miệng và trên da người khỏe mạnh.

Trên thực tế, không phải trường hợp nào bị nhiễm tụ cầu khuẩn cũng đều gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực truyền nhiễm, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể dẫn đến cái chết nếu chúng xâm nhập sâu hơn vào cơ thể, nhất là vào các bộ phận như máu, khớp, xương, tim hoặc phổi.

Điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thường liên quan đến kháng sinh. Thế nhưng, hiện tại có một số bệnh nhiễm trùng tụ cầu khuẩn không còn đáp ứng với kháng sinh thông thường. Do đó, để đạt được kết quả cao trong chữa trị, bệnh nhân cần đến bệnh viện để làm các thủ thuật xét nghiệm và dùng thuốc theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Phân loại

Dựa trên phương diện gây bệnh, tụ cầu khuẩn được chia thành hai nhóm chính đó là tụ cầu không có men coagulase và tụ cầu khuẩn có men coagulase.

  • Tụ cầu khuẩn có men coagulase hay còn gọi là tụ cầu vàng bao gồm vi khuẩn Staphylococcus aureus và Staphylococcus intermedius.
  • Tụ cầu khuẩn không có men coagulase còn gọi là tụ cầu trắng gồm các nhóm vi khuẩn: Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus haemolyticus, Staphylococcus saprophyticus, Staphylococcus capitis, Staphylococcus hominis, Staphylococcus simulans, Staphylococcus warneri và 16 chủng tụ cầu khuẩn khác không hiện diện ở người.

II. Triệu chứng nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Tùy thuộc vào vị trí và loại tụ cầu khuẩn gây nhiễm trùng mà triệu chứng của nhiễm trùng tụ cầu khuẩn thường khác nhau. Cụ thể:

1. Nhiễm trùng da

Người bị nhiễm tụ cầu khuẩn trên da có thể gặp phải các dấu hiệu này:

+ Nổi mụn nhọt hoặc mụn mủ

Một trong những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trên da phổ biến là sự xuất hiện của mụn nhọt hoặc mụn mủ. Bên cạnh đó, bạn có thể quan sát thấy da khu vực nhiễm trùng thường bị đỏ và sưng to.

+ Bệnh chốc lở

Trong trường hợp những nốt mụn nhọt bị vỡ, mủ chứa tụ cầu khuẩn có thể lây lan sang các bộ phận da khác. Nếu người bệnh gãi hoặc trên da có những vết xước, tụ cầu khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng nặng biến thành một đám mụn rộp thường được gọi là bệnh chốc lở.

Triệu chứng nhiễm trùng tụ cầu khuẩn
Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn ở da có thể gây viêm mô tế bào.

+ Viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào xảy ra khi tụ cầu khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong da gây đỏ và sưng bề mặt da. Khi đó, bệnh nhân có thể thấy dịch chảy ra từ các vết loét trên da gây nhức, khó chịu.

+ Hội chứng bỏng da

Các độc tố sinh ra từ tụ cầu khuẩn có thể gây phát ban và phồng rộp mụn nước. Các nốt mụn nước này vỡ ra làm bong một lớp da trên bề mặt và để lộ ra một mảng da màu đỏ như vết bỏng. Thông thường, triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

2. Ngộ độc thực phẩm

Vi khuẩn tụ cầu khuẩn có thể lây nhiễm qua đường ăn uống. Khi chúng tấn công thực phẩm, chúng sẽ nhân số lượng và sản sinh độc tố gây bệnh. Chính vì vậy, sau khi sử dụng những thức ăn chứa chất độc, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Những triệu chứng này thường xuất hiện nhanh chóng hoặc sau đó vài giờ.

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trong thực phẩm thường không gây sốt. Người bệnh có nhận biết ngộ độc thực phẩm thông qua những dấu hiệu sau:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tiêu chảy
  • Mất nước
  • Huyết áp thấp

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể biến mất ngay sau đó hoặc kéo dài không quá nửa ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân áp dụng các biện pháp chăm sóc mà biểu hiện ngộ độc không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viên để nhận sự chăm sóc từ y tế.

3. Sốt

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn ở mức nặng có thể gây nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết). Các triệu chứng của nhiễm trùng máu có thể là hạ huyết áp, sốt. Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nếu không được kiểm soát tốt vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào tim gây nhiễm trùng lớp niêm mạc tim. Ngoài ra, chúng có thể lan sang xương gây viêm tủy xương và phổi gây viêm phổi,…

4. Hội chứng sốc độc tố

Hội chứng sốc độc tố là một loại ngộ độc máu do tụ cầu khuẩn sản sinh chất độc tích lũy gây ra. Triệu chứng của hội chứng này bao gồm tiêu chảy, sốt độ ngột, đau cơ, phát ban trên lòng bàn chân hoặc bàn tay, nôn mửa, đau đầu,… Thông thường, hội chứng sốc độc tố thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt dùng băng vệ sinh dày hoặc bẩn.

(*) Khi nào bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ?

Bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán nếu nằm trong những trường hợp này:

  • Da xuất hiện những mảng đỏ, sưng tấy và gây đau rát
  • Sốt
  • Có những vết rộp trên da
  • Gia đình có người bị nhiễm trùng da do tụ cầu khuẩn gây ra.

III. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Nhiều người mang vi khuẩn tụ cầu khuẩn nhưng không gặp bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nhiễm trùng xảy ra có thể là người bệnh mang chủng khuẩn này trong khoảng thời gian khá dài. Bên cạnh đó, có thể là do hệ miễn dịch bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho tụ cầu khuẩn tấn công và gây viêm.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng tụ cầu khuẩn là do lây truyền từ người này sang người khác. Bạn có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh. Cụ thể như

  • Tiếp xúc trực tiếp: Hôn môi, bắt tay, ôm,…
  • Gián tiếp: Vi khuẩn tụ cầu khuẩn thường tồn tại khá lâu trên chăn, bàn chải đáng răng, khăn lau mặt,… Vì vậy, nếu những đồ dùng cá nhân này không được khử trùng đúng cách và khi bạn sử dụng khả năng lây nhiễm thường rất cao.

Những đối tượng nào thường có nguy cơ nhiễm trùng tụ cầu khuẩn cao?

Những người có sức đề kháng yếu rất dễ bị tụ cầu khuẩn tấn công và gây viêm. Ngoài ra, những đối tượng sau đây khả năng nhiễm trùng tụ cầu khuẩn cũng khá cao:

  • Người bệnh tiểu đường sử dụng insulin
  • Bệnh nhân bị HIV / AIDS
  • Suy thận cần lọc máu
  • Bệnh nhân bị bệnh ung thư đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị
  • Mắc các bệnh hô hấp như khí phế thũng hoặc xơ nang
  • Bị tổn thương da hoặc bị côn trùng cắn

IV. Biến chứng do nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn nếu không được điều trị kịp thời chúng có thể xâm nhập vào sâu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Tụ cầu khuẩn tấn công vào xương gây viêm tủy.
  • Đối với phụ nữ cho con bú, chúng có thể gây viêm vú. Không chỉ dừng lại đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào sữa và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ.
  • Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn có thể gây nhiễm trùng van tim gây viêm cơ tim.
  • Nếu tụ cầu khuẩn lưu thông trong máu, chúng có thể gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nhiễm trùng máu nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến sốc hay suy đa phủ tạng, đe dọa đến tính mạng

V. Điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn như thế nào?

Để chẩn đoán nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm vật lý để kiểm tra các vết tổn thương trên da. Ngoài ra, họ cũng tiến hành thu thập một vài mẫu mô hoặc dịch tiết mũi để tìm dấu hiệu của tụ cầu khuẩn. Sau khi xác định tình trạng và vị trí nhiễm trùng, các chuyên viên y tế sẽ thiết lập phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Thuốc điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn
Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.

Để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, kháng sinh được coi là liệu pháp trị liệu hiệu nghiệm giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn đó là nafcillin, cephalosporin, thuốc sulfa, vancomycin và một vài loại kháng sinh liên quan.

Vancomycin thường được chỉ định để điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn trong trường hợp nặng. Ngoài ra, thuốc cũng được yêu cầu dùng trong trường hợp tụ cầu khuẩn kháng kháng sinh thông thường. Vancomycin thường được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch, do đó, thuốc có thể gây ra những phản ứng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, thuốc chỉ được dùng dưới sự theo dõi của nhân viên y tế.

Đối với thuốc kháng sinh đường uống, người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ. Nghiêm trọng hơn, để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân không nên ngưng uống thuốc khi bệnh chưa khỏi hoàn toàn.

Ngoài ra, nếu nhiễm trùng liên quan đến một thiết bị nào đó gắn trong cơ thể bạn, ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ thiết bị đó ra khỏi cơ thể bạn, tránh nhiễm trùng lây nhiễm.

VI. Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Một trong những cách tốt nhất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tụ cầu khuẩn là người bệnh nên thường xuyên vệ sinh tay. Đặc biệt là khi bạn xử lý thực phẩm hoặc chạm vào người bệnh. Rửa tay bằng nước lạnh thường không giúp loại bỏ vi khuẩn bám dính trên da. Do đó, người bệnh nên sử dụng chất tẩy rửa có tính khử trùng hoặc chứa 60% cồn để rửa tay.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể ngăn ngừa nhiễm trùng tụ cầu khuẩn bằng những cách sau:

  • Giữ vết thương sạch: Người bệnh nên khử trùng vết trầy và vết cắt trên da. Sau đó, dùng băng sạch băng kín miệng vết thương lại. Việc làm này sẽ giúp vi khuẩn không thể xâm nhập vào bên trong và gây viêm.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác: Không dùng chung khăn trải giường, dao cao râu, dụng cụ thể thao, quần áo với người khác sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng lây nhiễm tụ cầu khuẩn.
  • Giặt quần áo và khăn trải giường trong nước nóng: Vi khuẩn tụ cầu khuẩn có thể tồn tại trên quần áo và khăn trải giường nếu không được giặt đúng cách. Do đó, để loại bỏ vi khuẩn khỏi quần áo và khăn trải giường thì bạn nên giặt chúng trong nước nóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy bằng không khí để sấy quần áo. Cách làm này giúp tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu khuẩn bám dính trong quần áo. Tuy nhiên, hãy chắc chắn máy sấy của bạn luôn được vệ sinh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn có thể tồn tại ở những lần giặt trước

Tụ cầu khuẩn có thể tìm thấy ngay cả trên cơ thể người khỏe mạnh và không gây ra bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, chúng trở nên nguy hiểm khi chúng tấn công vào bên trong cơ thể. Nếu không được chữa trị kịp thời, tụ cầu khuẩn có thể xâm nhập vào máu và có thể gây tử vong.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả – Không hại sữa

Bệnh cảm lạnh sau sinh do virus gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công trực tiếp...

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy là một trong những cách điều trị bằng y học cổ truyền.

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy

Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng các bài thuốc Đông y là một cách thức được nhiều người áp...

Viêm họng đau tai trái, phải là bị gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm họng đau tai (trái, phải) là bị gì? Cách điều trị

Viêm họng đau tai là tình trạng khá phổ biến, khởi phát do nhiều nguyên nhân. Nếu người bệnh chỉ...

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai cần biết những điều này

Đa số mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai đều rất lo lắng. Các chuyên gia đầu ngành...

Cha mẹ học cách xử lý bệnh “Viêm mũi dị ứng ở trẻ em”

Tỷ lệ viêm mũi dị ứng ở trẻ em ngày càng tăng. Nhìn chung, 80% bệnh nhân được chẩn đoán là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.