Những điều cần biết khi trị rạn da bằng phương pháp lăn kim
Mặc dù không phải là phương pháp làm đẹp quá mới mẻ nhưng lăn kim cũng là một trong những giải pháp được nhiều tín đồ tìm đến để cải thiện các vết rạn trên da. Phương pháp này sử dụng đầu thanh lăn chứa hàng trăm mũi kim siêu nhỏ để tạo tổn thương nhỏ trên da, từ đó thúc đẩy tái tạo da, tăng cường sản sinh collagen và tế bào mới, cải thiện vết rạn, thâm sần trên vùng da bị rạn.
Lăn kim là gì?
Lăn kim (Microneedling) là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, được tiến hành hằng cách sử dụng thanh lăn có phần đầu gắn với hàng trăm mũi kim nhỏ, vô trùng để tạo tổn thương vật lý trên bề mặt da, từ đó thúc đẩy da tăng sản sinh tế bào collagen và tế bào mới.
Kỹ thuật trên được ứng dụng nhiều trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến da như:
- Nếp nhăn
- Sẹo
- Mụn trứng cá
- Rụng tóc
- Vấn đề sắc tố da
- Rạn da
- Da chảy xệ, nhão (sau khi giảm cân, hút mỡ)
- Trẻ hóa làn da.
Trị rạn da bằng phương pháp lăn kim có tác dụng gì?
Da được cấu tạo bởi collagen và elastin – đóng vai trò như bộ khung chống đỡ dưới da, giữ da được căng mịn và đàn hồi. Tuy nhiên, sự kéo căng da trong thời gian ngắn (do tăng tưởng, mang thai, béo phì…) trong khi cấu trúc da chưa kịp thay đổi để đáp ứng là nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng rạn da.
Khi các sợi collagen và elastin bị giãn hoặc đứt gãy, cấu trúc da bị phá vỡ, mất đi tính đàn hồi tự nhiên. Thường thì trong giai đoạn đầu, các vết rạn trên da có màu hồng nhạt, sau chuyển sang tím thẩm và chuyển sang màu trắng khi đã ổn định.
Để cải thiện các vết rạn trên da, bên cạnh việc dùng các loại kem bôi da hóa học, mẹo trị rạn da tự nhiên bằng vitamin E, nha đam, sữa tươi, dầu dừa…, nhiều người tìm đến kỹ thuật lăn kim để nhanh chóng thoát khỏi biểu hiện trên, sớm lấy lại vùng da mịn màng và đều màu.
Tăng collagen tự thân
Lăn kim là phương pháp giúp tăng cường sản sinh collagen tự nhiên trong cơ thể mà không cần bất kỳ sản phẩm hỗ trợ khác bên ngoài nhờ vào cơ chế tự làm lành vết thương theo phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Khi các đầu kim có kích thước siêu nhỏ (0.02 – 0.03 mm) được gắn trên bánh lăn tác động lên da sẽ tạo nên tổn thương ở lớp thượng bì. Các vết thương này truyền tín hiệu đến tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh nhận được tín hiệu cơ thể bị tổn thương sẽ lập tức kích hoạt cơ thể đẩy mạnh sản sinh elastin và collagen để làm lành.
Với người bị rạn da – người có liên kết và độ đàn hồi trên da bị phá vỡ, việc tái tạo sợi collagen và elastin mới giúp phục hồi cấu trúc, tăng độ đàn hồi cho da và giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn.
Cân bằng sắc tố vùng da bị rạn
Sau khi tiến hành lăn kim, một lượng lớn tế bào sừng (keratinocyte) được tăng sinh. Lớp tế bào này có tác dụng cân bằng sắc tố vùng da bị rạn và “bình thường hóa” phần biểu bì dưới da.
Bên cạnh đó, lăn kim cũng giúp hình thành mao mạch mới dưới da. Điều này giúp cho da được cung cấp đầy đủ oxi và dưỡng chất, làn da mới trở nên hồng hào, mịn màng hơn.
Tăng độ thẩm thấu cho da
Thông thường, da thường chỉ hấp thu một lượng nhỏ dưỡng chất kem trị rạn da cũng như các sản phẩm dưỡng da khác. Sau khi làn da được “cày xới” do lăn kim, các vết thương sẽ hình thành các “đường dẫn” siêu nhỏ trên da, giúp hấp thu tốt hơn các dưỡng chất.
Một số lưu ý khi thực hiện lăn kim trị rạn da
Nếu có ý định điều trị rạn da bằng kỹ thuật lăn kim, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Kim lăm sử dụng cần được vô trùng, làm sạch đúng quy chuẩn. Việc dùng sản phẩm chưa qua khâu vệ sinh kỹ lưỡng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lên da.
- Lăn kim tạo nên tổn thương bề mặt da. Do đó, quá trình thực hiện có thể gây chảy máu. Trong trường hợp này, cần đảm bảo xử lý vô khuẩn theo chuyển y tế để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Không áp dụng kỹ thuật trên đối với vùng da đang bị lở loét, mưng mủ vì điều này có thể tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ vùng da bệnh sang da lành, gây viêm nhiễm lan tỏa.
- Không nên lăn kim tại vùng da yếu nhạy cảm. Việc thực hiện khi da không khỏe có thể khiến da “gồng mình” bảo vệ bằng cách tăng cường tiết sắc tố để bảo vệ tế bào. Hệ quả, bạn có thể bị nám sau khi thực hiện.
- Kết hợp lăn kim với một số sản phẩm chuyên dụng để tăng khả năng thẩm thấu cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi và mờ vết rạn trên da.
- Phương pháp trên có thể được thực hiện tại nhà bằng vật dụng lăn kim chuyên dụng. Tuy nhiên, cần đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức về cách thực hiện cũng như cách xử lý trong một số trường hợp để tránh gây tổn thương sâu trên da, nhiễm trùng hoặc mắc phải tác dụng phụ.
- Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên đến các spa để được tư vấn và điều trị chuyên nghiệp.
Trên đây là một số điều cần biết khi có ý định trị rạn da bằng phương pháp lăn kim. Đây là phương pháp được đánh giá cao trong việc cải thiện vết rạn da. Nếu quan tâm hoặc có nhu cầu thực hiện, bạn nên liên hệ với chuyên gia da liễu để tự tư vấn kỹ hơn.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Kem trị rạn da Gerber Krem: Thông tin và review
- 8 Loại tinh dầu tự nhiên giảm và phòng ngừa rạn da an toàn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!