Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Những cơn ngứa ngáy kèm phát ban đỏ trên da khi bị nổi mề đay sau sinh khiến cho nhiều bà mẹ bỉm sữa cảm thấy lo lắng và khó chịu. Mề đay sau sinh có tự khỏi hay không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và lựa chọn được cách điều trị hiệu quả nhất.

Mề đay sau sinh có tự khỏi hay không? Mất bao lâu thì các triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn?
Mề đay sau sinh có tự khỏi

Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Đa số các trường hợp mề đay sau sinh không thể tự khỏi nếu như không được điều trị. Thậm chí mề đay có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch, bội nhiễm da nếu người bệnh chủ quan. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh là đối tượng nhạy cảm, cơ thể suy yếu nên dễ gặp phải biến chứng.

Nổi mề đay bao lâu khỏi, nhanh hay chậm ở phụ nữ sau sinh có thể phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tình trạng sức khỏe của sản phụ
  • Yếu tố cơ địa của mỗi người
  • Tiến triển mề đay
  • Phương pháp điều trị

→Xem thêm: 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Các biện pháp giúp mề đay sau sinh nhanh hết

Sản phụ bị nổi mề đay sau sinh có thể cân nhắc tham khảo một số biện pháp sau để nhanh hết bệnh.

Giảm biểu hiện nổi mề đay sau sinh tại nhà

Để giúp mề đay chóng lặn, phụ nữ sau sinh có thể tham khảo 1 số giải pháp sau đây:

  • Tránh xa những yếu tố nguy cơ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, côn trùng…
  • Vệ sinh thật sạch vùng da bị mề đay và lau lại bằng khăn khô.
  • Chườm lạnh lên vùng da bị nổi mề đay để nhanh chóng làm dịu kích ứng.
  • Tắm với bột yến mạch, baking soda hoặc nước chè xanh để giảm ngứa và cảm giác khó chịu.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có khả năng kích ứng nổi mề đay như mực, tôm, cá, nghêu, sò, ốc, đồ ăn cay nóng…
  • Tích cực bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hoa quả giày vitamin để làm mát, tăng cường chức năng thải độc bên trong cơ thể, cải thiện tình trạng ngứa da.
  • Bổ sung độ ẩm cho da, đặc biệt là đối với những đối tượng thường xuyên nằm trong phòng máy lạnh, nhiệt độ thấp.
  • Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, được làm từ chất liệu cotton hoặc những chất liệu tự nhiên khác.

Thận trọng khi điều trị mề đay sau sinh bằng thuốc Tây

  • Người bệnh có thể bôi một số thuốc kháng histamin để giảm ngứa ngoài da. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến dòng sữa và sức khỏe của con.
  • Các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc an thần không được dùng vì các loại dược phẩm này có thể khiến mề đay bùng phát và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, bé.
Hạn chế sử dụng thuốc Tây khi bị mề đay sau sinh
Hạn chế sử dụng thuốc Tây khi bị mề đay sau sinh

Trên đây là giải đáp thắc mắc mề đay sau sinh có tự khỏi, bao lâu thì khỏi và một số tư vấn điều trị hữu ích dành cho phụ nữ sau sinh. Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên, chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là sự kết tinh trọn vẹn giá trị Y học bản địa và...

Mề đay mẩn ngứa và cách điều trị hiệu quả

Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị Hiệu Quả Tốt

Nổi mề đay mẩn ngứa đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện một mảng da đỏ, ngứa và nổi lên...

Phòng ngừa bệnh mề đay

Phòng ngừa mề đay tái phát – Bạn cần lưu ý

Bệnh mề đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng sống và gây tự...

Biện pháp điều trị mề đay ngay tại nhà ai cũng có thể áp dụng

Nổi mề đay thường liên quan đến các phản ứng dị ứng của cơ thể. Nếu phản ứng cấp tính,...

Mề đay sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Mề đay sắc tố là các tổn thương trên bề mặt da khiến da bị ngứa và thay đổi màu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *