Bị nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
Nổi mề đay là một phản ứng viêm dưới da trước các tác nhân gây dị ứng. Bệnh xuất hiện phổ biến ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, cơ địa nhạy cảm với những yếu tố gây nổi mề đay, dị ứng.
Tìm hiểu bị nổi mề đay có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?
Mề đay thường không thể tự khỏi nếu như không có biện pháp điều trị hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, hệ miễn dịch, mức độ phát triển bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh và yếu tố cơ địa, thời gian khỏi bệnh mề đay ở mỗi người không giống nhau. Cụ thể:
Trong trường hợp nhẹ:
Người bệnh phát hiện sớm bệnh lý và tìm ra nguyên nhân gây mề đay (dị ứng nổi mề đay bởi thức ăn, thời tiết, phấn hoa, hóa chất…) chủ động ngưng tiếp xúc, điều trị đúng cách thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng. Trong trường hợp này, người bệnh có thể Sử dụng một số loại thuốc kháng histamin có trong đơn thuốc bác sĩ. Hoặc sử dụng các mẹo dùng cây thuốc nam chữa mề đay để cải thiện bệnh lý.
Trường hợp mề đay nặng hơn:
Mề đay cấp tính kèm theo đó là những triệu chứng nghiêm trọng khác như: Hạ huyết áp, khó thở, buồn nôn và nôn ói, sốt cao, vã mồ hôi… người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Nếu không được điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Ở một số cơ địa nhạy cảm, người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao nếu bệnh mề đay và những triệu chứng bùng phát một cách dữ dội. Đối với mề đay mãn tính, việc điều trị sẽ gặp khó khăn và kéo dài thời gian chữa bệnh.
Mề đay do di truyền:
Riêng trường hợp bệnh nổi mề đay xuất hiện do di truyền, khả năng tự khỏi bệnh và khắc phục hoàn toàn những triệu chứng khó chịu do mề đay gây ra sẽ rất thấp. Bên cạnh đó bệnh tình sẽ kéo dài và thường xuyên tái phát mặc dù người bệnh đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau. Ở trường hợp này, mọi cách điều trị kể cả điều trị theo Tây y cũng chỉ là một giải pháp chữa bệnh tạm thời, giúp người bệnh xoa dịu cơn ngứa.
→Xem thêm: Nổi mề đay liên tục là bị gì? Cách xử lý nhanh
Cần làm gì để bệnh mề đay nhanh khỏi?
Để hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh mề đay và cải thiện nhanh những triệu chứng khó chịu đi kèm, người bệnh cần lưu lại và áp dụng một số lưu ý sau:
- Tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô những khu vực bị nổi mề đay
- Tránh chà xát mạnh hoặc dùng móng tay móc, gãi vào những vị trí bị ngứa do mề đay
- Tránh sử dụng thức ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, các loại hải sản, đồ hộp chứa nhiều chất bảo quản, rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất
- Mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt
- Dưỡng ẩm cho da, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Bạn cần giữ ấm cơ thể mỗi khi thời tiết chuyển mùa, trở lạnh bất thường hoặc mùa đông kéo dài
- Người bệnh cần thường xuyên vận động, tập thể dục hoặc chơi thể thao mỗi ngày
Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường hoặc chắc rằng mình đang bị nổi mề đay, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện. Đồng thời trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về những triệu chứng. Khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Mề đay sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- 15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!