Thuốc giảm đau hạ sốt Panadol: liều dùng và chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Panadol là loại thuốc phổ biến được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp. Thuốc có hai tác dụng chính là hạ sốt và giảm đau.

Panadol
Panadol là thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe thường gặp

  • Tên thuốc: Panadol
  • Tên hoạt chất: paracetamol
  • Phân nhóm: thuốc giảm đau và hạ sốt

Những thông tin cần biết về thuốc Panadol

1. Tác dụng

Panadol có chứa paracetamol – một hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Ngoài ra, một số loại Panadol còn chứa caffeine nhằm hỗ trợ tác dụng giảm đau của paracetamol.

2. Chỉ định

Panadol được chỉ định trong các trường hợp sau:

Panadol có tác dụng gì
Panadol được sử dụng để điều trị đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh,…
  • Đau đầu
  • Đau nửa đầu
  • Đau bụng kinh
  • Đau cơ xương
  • Đau nhức sau nhổ răng hoặc các thủ thuật nha khoa khác
  • Đau răng
  • Đau do viêm khớp
  • Sốt do cảm cúm/tiêm vắc – xin

Một số tác dụng khác của Panadol không được nhắc đến trong bài viết. Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Panadol chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với paracetamol
  • Mẫn cảm và dị ứng với caffeine hoặc các thành phần khác trong thuốc
  • Người có tiền sử nghiện rượu

Bệnh nhân gặp vấn đề về gan và thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số người có thể không được sử dụng Panadol, các trường hợp còn lại có thể dùng thuốc nhưng cần được điều chỉnh về liều lượng và tần suất.

4. Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc  Panadol có các dạng bào chế và hàm lượng sau:

panadol thuốc biệt dược
Các dạng bào chế và hàm lượng của Panadol

Thuốc đặt trực tràng:

  • Panadol suppositories: hàm lượng 500mg

Thuốc dạng viên nén:

  • Panadol Osteo: thích hợp với bệnh nhân bị loét dạ dày – hàm lượng 665mg
  • Panadol Tables: hàm lượng 500mg
  • Panadol Extra: hàm lượng 500mg Paracetamol và 65mg Cafeine
  • Panadol Optizorb: có khả năng hấp thụ nhanh hơn so với Panadol thông thường và thích hợp với bệnh nhân loét dạ dày, hàm lượng thuốc 500mg

Thuốc dạng viên nang:

  • Panadol Mini Caps: hàm lượng 500mg

Thuốc dạng viên sủi:

  • Panadol viên sủi: hàm lượng 500mg

Thuốc dạng viên nhai:

  • Viên nhai hương anh đào: dùng riêng cho trẻ em, hàm lượng 120mg.

Ngoài ra, Panadol còn có những loại thuốc chuyên biệt dùng để điều trị các triệu chứng do cảm lạnh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để sử dụng dạng bào chế và hàm lượng phù hợp.

5. Cách sử dụng

Cách sử dụng thuốc Panadol:

  • Viên nén/ viên nang: dùng trực tiếp với nước lọc, không nên dùng với sữa hay nước ép trái cây. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, hãy nói với dược sĩ để được chỉ định loại Panadol phù hợp.
  • Viên sủi: thả viên sủi vào ly nước lọc, đợi thuốc tan hoàn toàn và dùng ngay sau đó.
  • Thuốc đặt trực tràng: không được uống thuốc bằng miệng, sử dụng thuốc đặt vào hậu môn. Nằm yên trong vòng 10 phút sau khi đặt để thuốc thẩm thấu.
  • Thuốc viên nhai: dùng trực tiếp và nhai đến khi thuốc hòa tan hoàn toàn.

Cần sử dụng thuốc đúng cách, sử dụng sai cách không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm.

6. Liều dùng

Liều dùng của thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ hoặc dược sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất cụ thể. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng được những trường hợp phổ biến nhất.

#Trẻ em:

thuốc panadol dành cho bà bầu
Không dùng Panadol cho trẻ dưới 2 tuổi

Panadol dạng viên nhai (sử dụng cho trẻ từ 2 – 12 tuổi)

  • Dùng 60mg/kg/ngày, chia thành nhiều liều dùng. Không dùng quá 4 liều trong 24 giờ. Khoảng cách giữa các liều tối thiểu 4 giờ đồng hồ.
  • Thời gian dùng thuốc tối đa: 3 ngày và có thể kéo dài thời gian nếu có chỉ định từ bác sĩ.

Panadol đặt trực tràng (dùng cho trẻ từ 10 tuổi)

  • Trẻ từ 10 – 12 tuổi: 4 – 6 giờ dùng 1 viên, tối đa 4 viên trong 24 giờ.
  • Trẻ trên 12 tuổi: 4 – 6 giờ dùng 1 viên, tối đa 8 viên trong 24 giờ.

Panadol viên nén có caffeine (dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên)

  • Sử dụng 1 – 2 viên/lần tương đương với 1000mg paracetamol và 130 caffeine. Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Liều dùng tối đa 4000mg paracetamol và 520 caffeine

Panadol viên nén thông thường 500mg (dùng cho trẻ từ 12 tuổi)

  • Sử dụng 1 – 2 viên/lần, mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ. Không dùng quá 8 viên trong 24 giờ.

#Người lớn:

Panadol viên nén thông thường 500mg:

  • 4 – 6 giờ dùng 1 viên, tối đa 8 viên trong 24 giờ.

Panadol viên nén có caffeine:

  • Sử dụng 1 – 2 viên/lần tương đương với 1000mg paracetamol và 130 caffeine. Mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ.
  • Liều dùng tối đa 4000mg paracetamol và 520 caffeine

Panadol viên nén thông thường 500mg:

  • Sử dụng 1 – 2 viên/lần, mỗi liều cách nhau từ 4 – 6 giờ đồng hồ. Không dùng quá 8 viên trong 24 giờ.

Người gặp vấn đề về thận, gan cần được điều chỉnh liều lượng phù hợp. Sử dụng liều lượng thông thường có thể gây tổn thương và kích ứng lên hai cơ quan này.

7. Bảo quản

Bảo quản Panadol ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dao động từ 15 – 30 độ C. Tránh nơi ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp.

Không nên sử dụng Panadol nếu thuốc có dấu hiệu biến chất, đổi màu và ẩm mốc. Nên đọc hướng dẫn trên bao bì để biết cách xử lý thuốc.

8. Giá thuốc Panadol

Thuốc Panadol có giá như sau:

  • Thuốc Panadol extra: giá dao động 180 – 190.000 đồng/hộp/15 vỉ
  • Thuốc Panadol viên sủi: giá dao động 70 – 80.000 đồng/12 vỉ
  • Thuốc Panadol viên nhai: giá dao động 70– 80.000 đồng/hộp

Chúng tôi chỉ cung cấp giá thành của các loại Panadol thông dụng nhất. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc hoặc các chi nhánh bán lẻ.

Tham khảo thêm: Vocfor là thuốc gì? Giá bao nhiêu?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Panadol

1. Thận trọng

Chưa có thông tin về tác dụng phụ do paracetamol đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc để ngăn chặn những tình huống xấu có thể phát sinh.

thuoc panadol gay mat ngu
Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa caffeine trong thời dùng thuốc

Các loại Panadol có chứa caffeine không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Sử dụng caffeine có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Nếu bạn dùng Panadol có chứa caffeine, bạn nên hạn chế sử dụng những đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà,… trong suốt thời gian dùng thuốc.

Paracetamol có trong nhiều loại thuốc biệt dược, do đó cần tìm hiểu kỹ trước khi bổ sung Panadol vào quá trình điều trị.

2. Tác dụng phụ

Panadol có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Giảm tiểu cầu
  • Phản ứng quá mẫn
  • Phản ứng dị ứng (phát ban, phù mạnh,…)
  • Co thắt phế quản – thường gặp ở bệnh nhân dị ứng với aspirin và các NSAID khác.
  • Rối loạn chức năng gan
  • Bồn chồn
  • Chóng mặt
  • Có dấu hiệu vàng da
  • Sưng mặt
  • Khó thở

Nếu bạn sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống có chứa caffeine trong thời gian dùng Panadol, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Mất ngủ
  • Thao thức
  • Cáu kỉnh
  • Lo lắng
  • Đau đầu
  • Hồi hộp
  • Rối loạn tiêu hóa

Thông tin trên có thể chưa bao gồm toàn bộ những triệu chứng có thể phát sinh trong quá trình dùng thuốc. Bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào xuất hiện.

3. Tương tác thuốc

Panadol có khả năng tương tác với các loại thuốc sau:

  • Axit acetylsalicylic
  • Busulfan
  • Dapsone
  • Imatinib
  • Lamotrigine
  • Warfarin – thuốc chống đông máu
  • Vắc – xin
thuoc panadol co hai khong
Panadol có khả năng tương tác với các loại thuốc và vắc-xin

Bạn nên chủ động phòng ngừa tương tác thuốc bằng cách trình bày những loại thuốc mình đang sử dụng với bác sĩ. Nếu có tương tác xuất hiện, bạn sĩ sẽ yêu cầu bạn:

  • Giảm liều lượng và tần suất sử dụng
  • Ngưng một trong hai loại thuốc
  • Chỉ định một loại thuốc an toàn hơn

Ngoài ra, Panadol còn có khả năng tương tác với rượu, bia, đồ uống có cồn, chất kích thích và thuốc lá. Nếu có ý định sử dụng chúng trong thời gian dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

4. Nên xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn dùng thiếu một liều Panadol, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu sắp đến liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên. Cố gắng dùng thuốc đều đặn để đảm bảo tác dụng điều trị, tình trạng quên dùng thuốc có thể khiến các triệu chứng không được điều trị dứt điểm.

Ngay khi nhận ra mình dùng quá liều, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ khắc phục tình trạng này. Quá liều Panadol có thể khiến gan bị tổn thương, suy thận và xuất hiện những tình trạng nguy hiểm khác.

Nếu bạn cho trẻ dùng Panadol, hãy chắc rằng bạn theo sát quá trình trẻ dùng thuốc. Trẻ em rất dễ bị ngộ độc nếu dùng Panadol quá liều.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng sử dụng Panadol trong các trường hợp sau:

  • Bạn chỉ được sử dụng thuốc tối đa 3 ngày nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sốt liên tục và không thuyên giảm sau 3 ngày dùng thuốc.
  • Xuất hiện các triệu chứng khác lạ

Mặc dù Panadol được sử dụng phổ biến nhưng bạn cần thận trọng trong suốt thời gian điều trị. Ngay khi nhận thấy những triệu chứng khác lạ, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Đau khớp háng sau khi sinh

Bị đau khớp háng sau khi sinh : Nguyên nhân và cách xử lý

Đau khớp háng sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Tình trạng này là hệ quả...

Vì sao bị đau đầu gối mỗi khi đứng lên ngồi xuống

Ngồi xổm hoặc đứng lên ngồi xuống bị đau đầu gối là bị gì?

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp chè đùi...

Chứng đau khớp gối ở trẻ em: Những thông tin mẹ cần biết

Đau khớp gối ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh...

8 món ăn hỗ trợ chữa đau khớp gối cực tốt

Khi bị đau khớp gối, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ người bệnh cũng cần...

Khi nào nên thay khớp háng và thay loại nào tốt ?

Thay khớp háng là thủ thuật trong điều trị ngoại khoa. Thủ thuật này không được áp dụng cho toàn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *