Cách Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Tốt Nhất
Biết cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não giúp bệnh nhân có điều kiện phục hồi chức năng, cải thiện sức khỏe tốt hơn. Đây là một trong những lưu ý bác sĩ đưa ra cho người thân, người chăm sóc trực tiếp người bệnh. Ngoài ra, thông qua việc chăm sóc đúng cách còn giúp người bệnh phòng ngừa rủi ro bệnh tái phát đe dọa tính mạng.
Nguyên tắc chăm sóc người bị tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não có mức độ nguy hiểm cao, đặc biệt có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh. Thời gian bùng phát triệu chứng và cứu chữa ngắn, tốt nhất diễn ra càng nhanh càng tốt để cứu sống và duy trì tính mạng cho người bệnh. Đối với tai biến, tốc độ xử lý, cấp cứu tính từng phút, không thể chậm trễ.
Nguyên nhân gây tai biến liên quan đến hiện tượng tắc nghẽn mạch máu não, xuất huyết não. Trong đó, sự tích tụ vật chất thành động mạch hay sự có mặt của cục máu đông là nguyên nhân khiến máu huyết không đổ về não, làm chết tế bào não dẫn đến triệu chứng tai biến.
Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cứu chữa trong thời gian vàng, đặc biệt là trong 4,5 đến 6 giờ đầu. Càng nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trường hợp cứu chữa kịp thời, người bệnh có nhiều hy vọng được cứu sống, giảm nhẹ các di chứng gặp phải.
Đối với các bệnh nhân may mắn khỏe mạnh sau đột quỵ, việc chăm sóc cũng cần được đề cao. Bởi, tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể tái phát nếu người bệnh không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này, có rất nhiều trường hợp chủ quan dẫn đến hệ lụy khó lường.
Do đó, người thân, người hỗ trợ cần biết các chăm sóc người bị tai biến mạch máu não đúng, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Nguyên tắc chính gồm:
- Vệ sinh cá nhân cho người bệnh sạch sẽ mỗi ngày phòng chống lở loét.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh, sử dụng thuốc theo đúng phác đồ.
- Hỗ trợ bệnh nhân tập luyện, vận động trị liệu sau tai biến phục hồi chức năng của các cơ quan như tay, chân, mắt, mũi miệng,…
- Nhắc nhỡ người xung quanh trong việc hỗ trợ, chăm sóc người bệnh đúng cách.
- Theo dõi, đánh giá tiến độ phục hồi, nhanh chóng thông báo bác sĩ để kịp thời khắc phục các vấn đề phát sinh.
Hiểu rõ về cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não giúp hỗ trợ bệnh nhân phục hồi tốt hơn, phòng tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra. Tốt hơn hết người thân nên thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế trong việc chăm sóc người bệnh để đạt hiệu quả tốt, đảm bảo an toàn trong quá trình người bệnh điều trị và phục hồi.
Tham khảo thêm: Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh
Cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não
Như đã đề cập đến tầm quan trọng của cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não, bạn đọc cần tìm hiểu kỹ, tuân thủ chỉ định và các hướng dẫn từ bác sĩ để giúp người bệnh có cơ hội phục hồi tốt hơn. Các vấn đề lưu ý như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Tai biến mạch máu não để lại các di chứng nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Người sau tai biến cần được chăm sóc đúng cách, trong đó chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng trong quá trình phục hồi cơ thể.
Do đó, người thân nên lưu ý vấn đề này, thực hiện các điều chỉnh trong chế độ ăn uống cho bệnh nhân theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể:
- Người bệnh nên ăn: Bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên chế biến các món đơn giản, dễ nhai, dễ nuốt và tiêu hóa. Ăn cá biển bổ sung omega 3 và các dưỡng chất lành mạnh, ăn rau, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều hoa quả tươi,…
- Người bệnh nên uống: Cơ thể người bệnh cần được nạp đủ dinh dưỡng cho quá trình hồi phục. Ngoài bổ sung thực phẩm, các thức uống như sữa chua, trà xanh, nước ép trái cây tươi, sữa đậu nành,… cũng rất phù hợp. Chúng cung cấp các thành phần hoạt chất thiết yếu, tăng cường hiệu quả phục hồi, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.
- Người bệnh kiêng: Kiêng ăn nhiều thịt đỏ, không ăn đồ ăn chế biến quá mặn, quá ngọt, không uống các thức uống chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống chứa cồn. Ngoài ra, bệnh nhân sau tai biến tuyệt đối không ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa chất béo xấu làm mỡ máu tăng cao nhiều khả năng gây tái phát tai biến.
Cân bằng dinh dưỡng mỗi bữa ăn, người bệnh có thể chia nhỏ nhiều lần ăn trong ngày giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Không ăn quá no, không nên ăn quá nhanh, tốt nhất nên ăn chậm, nhai kỹ, nghiền thức ăn nhuyễn giảm tải áp lực cho dạ dày.
Ngoài ra, người bệnh nên ăn những món ăn mềm, dễ nuốt và tiêu hóa, không nên ăn những món quá cứng, khó nhai. Ưu tiên nấu các món đơn giản, không chứa nhiều gia vị, đặc biệt như súp, cháo, canh,… cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thu cải thiện sức khỏe.
Chăm sóc vệ sinh cá nhân
Ngoài vấn đề ăn uống, bệnh nhân tai biến có thể bị di chứng liệt nửa người, khó vận động như bình thường. Khi đó, sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhân cần có sự trợ giúp của người thân. Trong nguyên tắc về cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não, vệ sinh cá nhân là nhu cầu không thể bỏ qua, đặc biệt đối với trường hợp bệnh nhân liệt, nằm một chỗ.
Việc chăm sóc đúng cách, vệ sinh cơ thể người bệnh sinh sẽ góp phần hạn chế nguy cơ lở loét, nhiễm khuẩn hoặc xảy ra các biến chứng khác. Theo đó, người bệnh cần được làm vệ sinh các vùng như răng miệng, vùng kín, da cơ thể,… Cụ thể như sau:
- Đánh răng mỗi ngày 2- 3 lần làm sạch răng và khoang miệng tránh vi khuẩn lưu trú gây hại cho đường hô hấp, đường tiêu hóa,…
- Vệ sinh mắt, mũi, miệng, lau sạch đờm, giúp người bệnh làm sạch vùng họng tránh nhiễm khuẩn, virus gây các bệnh vặt ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả điều trị, phục hồi cơ thể.
- Hỗ trợ người bệnh làm sạch cơ thể, lau người với nước sạch ấm, vệ sinh bộ phận sinh dục, nách, bẹn,… Dùng khăn sạch lau khô người rồi mặc lại quần áo. Mỗi khi người bệnh đi tiểu tiện, đại tiện hãy chú ý làm sạch để tránh viêm nhiễm vùng kín, hậu môn, gây hôi thối và lở loét.
- Giặt sạch quần áo, thường xuyên thay chăn màn, ga giường cho người bệnh, tránh tình trạng ẩm ướt khiến cơ thể bị lở loét, nhiễm khuẩn.
Trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân vệ sinh cá nhân bạn cũng có thể giúp người bệnh vận động, di chuyển nhẹ nhàng, nghiêng người, vỗ lưng cho người bệnh để làm thông đờm, tăng cường lưu thông máu, tránh tình trạng teo cơ, cứng khớp.
Tham khảo thêm: Ăn Gì Chống Đột Quỵ? Các Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh
Hỗ trợ bệnh nhân vận động
Người bệnh sau điều trị tai biến cần chủ động vận động trị liệu phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tứ chi. Theo đó, bệnh nhân có thể được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn tập luyện các bài tập vận động phù hợp với tình trạng bệnh lý. Một số động tác đơn giản như:
- Vận động ngón tay: Tập luyện cho ngón tay cử động, tránh cơ cứng ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm về sau. Các cử động lần lượt từ đơn giản đến phức tạp theo mức độ phục hồi của cơ thể. Tập từng ngón, kiên nhẫn, chủ động trong việc cầm nắm đồ vật, mở nắp hộp, co duỗi ngón tay,…
- Vận động hai chân: Tập đi đứng từ từ, người bị tai biến một số người còn có khả năng bị liệt nửa người. Khi đó, cơ chân yếu, không thể chủ động di chuyển như trạng thái bình thường. Trường hợp có thể phục hồi chức năng đi lại, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập vận động phù hợp để sớm trở lại sinh hoạt.
- Tập vặn người, xoay người: Người bệnh cử động tay chân ổn định tiếp tục tập luyện các động tác vặn người đơn giản giúp cơ thể linh hoạt hơn.
Những động tác đơn giản tuy nhiên đối với bệnh nhân sau tai biến lại trở nên khá khó khăn. Đòi hỏi người thân phải kiên nhẫn hỗ trợ, động viên để người bệnh dần hồi phục cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, đối với trường hợp nằm liệt giường, người bệnh cần trở người thường xuyên để máu huyết lưu thông, tránh nằm một chỗ, một tư thế quá lâu có thể gây cứng người, hầm bí dễ lở loét, ứ máu huyết gây ảnh hưởng quá trình phục hồi sau tai biến.
Điều chỉnh giường nằm
Bên cạnh các lưu ý trong cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não kể trên, giường ngủ cho bệnh nhân cũng là yếu tố khá quan trọng, tuy nhiên lại rất ít người chú ý đến. Theo đó, đây là nơi mà người bệnh dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nhất là đối với bệnh nhân bị di chứng nặng nằm một chỗ.
Giường nằm cần phù hợp, không quá cứng hoặc bị lòi lõm để tránh ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh. Một số chi tiết bạn đọc cần lưu ý:
- Bạn có thể thay thế các nệm thông thường thành nệm hơi, nệm nước để tránh gây nóng, hầm hơi đổ mồ hôi dễ gây lở loét cơ thể bệnh nhân.
- Lựa chọn giường chắc chắn, bằng phẳng, người thân có thể cùng ngồi hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân, xoay trở người mà không bị yếu, gãy sập nguy hiểm.
- Lắp thanh chắn giường tránh trường hợp người bệnh bị té ngã.
- Phần đầu giường nên để thông thoáng, không để quá nhiều đồ vật có thể khiến không gian ngột ngạt ảnh hưởng đến hô hấp.
- Lựa chọn gối nằm phù hợp, kê đầu không quá cao, không để cột sống bệnh nhân bị cong, vẹo.
Nơi nghỉ ngơi, giường ngủ của người bị tai biến tốt nhất nên lắp đặt tại nơi thông thoáng, có ánh nắng sáng tự nhiên, đặc biệt là không bị ẩm thấp, có nhiều gió lùa vào để tránh gây ra các biến chứng không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Hướng dẫn dùng thuốc và tái khám
Người bị tai biến mạch máu não cần được chăm sóc, hướng dẫn dùng thuốc đúng cách. Bác sĩ kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng trong thời gian sau cấp cứu để tiếp tục trị liệu, ngăn ngừa nguy cơ tai biến tái phát hoặc phát sinh các biến chứng khác.
Người chăm sóc nên chú ý đến thời gian dùng thuốc, loại thuốc để sử dụng cho phù hợp, không tự ý thay đổi thuốc hoặc liều dùng làm người bệnh gặp tác dụng phụ, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, người thân nên chú ý theo dõi các phản ứng của người bệnh, thông báo ngay với bác sĩ nếu phát hiện các biểu hiện bất thường. Đồng thời lưu ý thời gian tái khám để đưa người thân đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, bảo đảm an toàn sức khỏe tốt nhất.
Tham khảo thêm: Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Có Thật Sự Là Cách Tốt?
Chăm sóc tâm lý người bệnh
Bên cạnh cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não về mặt thể chất, tinh thần của người bệnh cũng cần được quan tâm. Người bị tai biến thường mắc phải các di chứng nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe, khả năng vận động. Điều này tác động tiêu cực lên suy nghĩ, tâm lý của bệnh nhân.
Chính vì thế, người nhà nên tích cực động viên, hỗ trợ bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Một số công việc dễ có thể để người bị tai biến tự làm, tránh tâm lý tự ti, mặc cảm. Bên cạnh đó, thường xuyên tâm sự, hỏi han, chia sẻ những vấn đề bệnh nhân đang gặp phải để hỗ trợ, xử lý tránh lối suy nghĩ tiêu cực gây hại sức khỏe.
Phòng ngừa lở loét cơ thể
Đối với đối tượng người bị tai biến phải nằm một chỗ do di chứng nặng, một việc hết sức cần thiết không thể bỏ qua đó là phòng ngừa lở loét cơ thể. Trường hợp nằm một tư thế, không được vệ sinh sạch sẽ, cơ thể đổ nhiều mồ hôi,… có thể khiến da bị viêm nhiễm dẫn đến loét, ứ dịch mủ.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, gây đau rát khó chịu mà còn tác động lên tâm lý của bệnh nhân. Do đó bạn nên theo dõi tình trạng da, sớm phát hiện các vấn đề bất thường để xử lý sớm.
Bạn có thể thay đổi nệm, giúp bệnh nhân thay nằm đổi tư thế, lau người khô ráo, dùng thuốc bôi để vết thương mau lành, tránh lan rộng lở loét ảnh hưởng hiệu quả phục hồi cơ thể.
Trên đây là các cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não, bạn đọc cần lưu ý, thực hiện theo chỉ dẫn. Quan tâm, điều trị và chăm sóc tốt là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp bệnh nhân kéo dài tốt nhất tiên lượng sống.
Có thể bạn quan tâm
- Tai Biến Mạch Máu Não Lần 2 Có Nguy Hiểm Nhiều Không?
- Tai Biến Liệt Nửa Người: Cách Điều Trị Phục Hồi Nhanh
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!