Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh

Biết cách sơ cứu tai biến giúp bạn chủ động xử lý tình huống, hỗ trợ người bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Đồng thời nên tránh thực hiện các việc làm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân để giúp việc cấp cứu diễn ra thuận lợi hơn. Tham khảo ngay các lưu ý trong sơ cứu tai biến qua bài viết sau.

Mối nguy hại của tai biến mạch máu não

Hiện nay tình trạng tai biến mạch máu não xảy ra ngày càng phổ biến, điều này cho thấy nhiều người vẫn còn thờ ơ, chủ quan trước căn bệnh nguy hiểm này. Tai biến hay đột quỵ là thuật ngữ chỉ chung cho tình trạng bệnh cấp tính, diễn biến đột ngột, nhanh, có tỷ lệ tử vong cao.

Mối nguy hại của tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não nếu không sơ cứu, điều trị kịp thời có khả năng tử vong cao

Nguyên nhân liên quan đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, xuất huyết mạch máu não khiến não bị thiếu dinh dưỡng và oxy gây ra các triệu chứng nặng nề. Nếu không kịp thời cấp cứu trong thời gian vàng, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều di chứng, đồng thời còn có nguy cơ tử vong cao.

Các triệu chứng bất thường cần cảnh giác như méo mặt, tê chân tay, không cử động tự chủ, thị lực giảm, cứng lưỡi nói ngọng, trí nhớ kém, đau nhức đầu dữ dội, buồn nôn, khó thở,… Trường hợp sơ cứu kịp thời, điều trị qua cơn nguy kịch nhưng bệnh nhân vẫn có khả năng gặp phải các di chứng kéo dài như:

  • Tê liệt tứ chi, liệt nửa người, mất khả năng vận động.
  • Không thể nói chuyện, trí nhớ kém.
  • Đau nhức, dễ mắc bệnh vặt, bệnh nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng đời sống, công việc hàng ngày.
  • Dễ gây trầm cảm, rối loạn ý thức khiến bệnh nhân có những suy nghĩ tiêu cực,…

Ngược lại cũng có nhiều trường hợp không kịp thời phát hiện, bệnh nhân không được cứu chữa dẫn đến nguy kịch, tử vong. Do đó, nếu ở gần những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao, tốt nhất bạn nên trang bị cho mình kiến thức về cách sơ cứu tai biến.

Hỗ trợ bệnh nhân trong thời gian đợi xe cứu thương đúng cách góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, tăng khả năng cứu sống người bệnh và giảm thiểu các di chứng không mong muốn. Đồng thời bạn nên chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân và người thân để sớm phát hiện bất thường, xử lý kịp thời bảo đảm an toàn sức khỏe.

Tham khảo thêm: Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Cách chẩn đoán và Xử trí kịp thời

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách

Sơ cứu tai biến đúng cách giúp bệnh nhân tránh được rủi ro xấu nhất là tử vong tại chỗ. Tuy nhiên điều quan trọng là cần đưa người bệnh đến bệnh viện kịp thời, cứu chữa bằng biện pháp phù hợp giúp duy trì sự sống cho người bệnh. Dưới đây là các việc cần làm khi có người thân hoặc gặp người bị tai biến cần sơ cứu tại chỗ:

Phát hiện sớm các triệu chứng

Đầu tiên bạn cần nắm được những biểu hiện nhận biết tai biến mạch máu não để kịp thời xử lý, tránh nguy cơ bệnh nhân trải qua triệu chứng kéo dài làm chậm thời gian vàng cấp cứu. Như đã đề cập bên trên một số dấu hiệu cảnh báo tai biến, để cụ thể hơn dưới đây là các quy tắc nhận diện tai biến bạn đọc lưu ý:

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách
Nhận biết các triệu chứng cảnh báo tai biến

Quy tắc FAST: Người bệnh có những biểu hiện đặt trưng trên khuôn mặt, tay chân, giọng nói, thời gian cứu chữa tương ứng với các chữ cái trong FAST:

  • Face: Tổn thương thần kinh, mạch máu não do tắc nghẽn mách máu, xuất huyết não khiến mặt bị lệch, méo miệng, mắt, má xệ một bên. Đây là dấu hiệu điển hình nhất của những đối tượng sắp bùng phát triệu chứng đột quỵ.
  • Arm: Lực của hai tay yếu, khó cử động, đột ngột bị đánh rơi đồ vật, không thể cầm nắm như bình thường. Ngoài ra, hai chi dưới cũng trở nên yếu, tê bì khá khó chịu.
  • Speech: Người bị tai biến thường nói chuyện khó, giọng nói ngọng khó nghe, nói không ý thức, không trọn vẹn câu.
  • Time: Triệu chứng diễn ra một cách nhanh chóng và đột ngột. Do đó, việc sơ cứu cần diễn ra cấp tốc, không thể chậm trễ.

Quy tắc BEFASH: Những triệu chứng tai biến điển hình được đánh giá theo quy tắc BEFASH gồm yếu tứ chi, tê và liệt một bên mặt, nói khó nghe, chóng mặt, ngã, méo miệng, thị lực kém, đau nhức đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Nhanh chóng liên hệ cấp cứu

Liên hệ ngay cho bệnh viện gần nhất, gọi cấp cứu càng sớm càng tốt khi phát hiện người bị tai biến. Theo các chuyên gia, nếu bệnh nhân được cứu chữa trong 4,5 đến 6 giờ đầu, tỷ lệ cao sẽ qua khỏi cơn nguy kịch. Tuy nhiên, việc chậm trễ cấp cứu, làm trễ thời gian vàng người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều di chứng.

Chính vì thế, bạn hãy nhanh chóng gọi 115, cấp cứu bệnh nhanh càng nhanh chóng càng tốt. Trường hợp xe cứu thương không tới kịp lúc có thể chủ động đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Cần đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng, nghiêng người và nới rộng quần áo trong quá trình di chuyển.

Cách sơ cứu tai biến tại chỗ

Chi tiết hơn những việc nên làm khi có người bị tai biến mạch máu não giúp sơ cứu, tránh nguy cơ ngạt đường thở, ngưng tim khiến bệnh nhân tử vong. Người sơ cứu tai biến phải trang bị kiến thức vững và đặc biệt phải hết sức bình tĩnh khi tình huống xảy ra. Cách xử lý bao gồm:

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách
Sơ cứu tai biến tại chỗ giúp bệnh nhân suy trì hơi thở, tránh tình huống xấu
  • Người bệnh cần được nằm ở nơi bằng phẳng, đầu kê cao góc 30 độ, đồng thời để cơ thể nghiêng sang bên phải để tránh chèn ép tim.
  • Hỗ trợ nới lỏng quần áo trên người bệnh nhân, tránh trường hợp quần áo hoặc phụ kiện chật khiến máu huyết tắc nghẽn tăng rủi ro cho người bệnh.
  • Trường hợp bạn nhận thấy người bệnh còn tỉnh táo hãy nói chuyện, hỏi han để người bệnh không bị rơi vào hôn mê. Hướng dẫn bệnh nhân thở sâu, cố gắng duy trì nhịp thở, trấn an để bệnh nhân không quá lo lắng, sợ hãi.
  • Trường hợp bệnh nặng, người bệnh bị ngưng thở, ngạt thở phải nhanh chóng thổi ngạt, hô hấp nhân tạo để duy trì hơi thở cho người bệnh.
  • Ngoài ra một số người bị tai biến có triệu chứng nôn ói dữ dội, cần lấy sạch đờm dãi và thức ăn thừa ở miệng, làm sạch khoang miệng cho bệnh nhân để tránh tắc nghẽn đường thở, hốc dị vật ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

Sau khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp cấp cứu ngay giúp bảo vệ an toàn tính mạng cho người bệnh. Bệnh có thể gây ra các di chứng nặng nề, tuy nhiên nếu sơ cứu tai biến đúng cách, cứu chữa kịp thời có thể giúp bệnh nhân giảm nhẹ các vấn đề tổn hại sức khỏe và đời sống.

Tham khảo thêm: Tai Biến Mạch Máu Não Lần 2 Có Nguy Hiểm Nhiều Không?

Những lưu ý trong sơ cứu người bị tai biến

Ngoài lưu ý các thao tác sơ cứu tai biến kể trên, bạn đọc cần tránh thực hiện một số việc để không làm mất thời gian cấp cứu người bệnh. Trường hợp kéo dài, làm chậm trễ thời gian vàng có thể khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều biến chứng. Cụ thể:

  • Bạn tuyệt đối không được di chuyển cơ thể bệnh nhân quá mạnh, kéo lê hoặc xốc nách,… tránh các tổn thương não trở nên nghiêm trọng hơn khiến thời gian tử vong nhanh, khó cứu chữa.
  • Không nên cho người bệnh ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì để tránh tình trạng hốc dị vật, nôn mửa,…
  • Không nên áp dụng các biện pháp dân gian nếu nghi ngờ bệnh nhân bị tai biến để tránh kéo dài thời gian làm chậm trễ cấp cứu.
  • Không nên quay quanh người bệnh đông đúc khiến không gian thiếu oxy làm bệnh nhân khó thở hơn. Thay vào đó hãy để người bệnh nằm ở nơi thoáng khí, có 1 – 2 người hỗ trợ, không nên tập trung đông người.

Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt, không nên chậm trễ. Đặc biệt không chủ quan, nếu phát hiện người bệnh có 2 – 3 triệu chứng kể trên cần gọi cấp cứu sớm. Việc chủ quan, sơ cứu sai cách khiến bệnh nhân có nhiều rủi ro gặp biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được cách sơ cứu tai biến cơ bản, áp dụng tại chỗ hỗ trợ người bệnh trong lúc cấp bách. Tuy nhiên ngoài nắm được các kiến thức trên, bạn cần chuẩn bị tinh thần đối phó với trường hợp xấu. Sơ cứu tại chỗ và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cứu chữa tránh rủi ro đe dọa tính mạng.

Có thể bạn quan tâm:

  •  
Tắc nghẽn mạch máu não là gì?

Tắc Nghẽn Mạch Máu Não: Nguyên nhân, Cách phòng tránh

Tắc nghẽn mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây tai biến. Tình trạng này thường xuất hiện...

Đột quỵ và tai biến là gì? Có khác nhau không?

Đột Quỵ và Tai Biến: Cách Phân Biệt, Phòng Tránh

Đột quỵ và tai biến có phải là hai bệnh lý khác biệt không? Đây là thắc mắc được nhiều...

Nguyên nhân gây bệnh và nhóm đối tượng nguy cơ 

Tai Biến Mạch Máu Não: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách xử lý

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ có tỷ lệ tử vong cao. Trong danh sách...

Dấu hiệu nhận biết tai biến nhẹ ở người già

Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Cách chẩn đoán và Xử trí kịp thời

Tai biến nhẹ ở người già tiềm ẩn nhiều rủi ro, không thể chủ quan. Khả năng cơn tai biến...

Tai biến mạch máu não lần 2 nguy hiểm như thế nào?

Tai Biến Mạch Máu Não Lần 2 Có Nguy Hiểm Nhiều Không?

Tai biến mạch máu não lần 2 là một trong những vấn đề nguy hiểm có khả năng đe dọa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *