Đau lưng giữa và những điều bạn nên biết để khắc phục

Rất nhiều bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng đau lưng giữa làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày. Bạn nên tìm hiểu thật kỹ những thông tin xung quanh căn bệnh này. Để từ đó có những hướng điều trị thật sự hiệu quả nếu không may mắc phải căn bệnh này.

đau lưng giữa
Đừng chủ quan khi phát hiện các triệu chứng của bệnh đau lưng giữa

Đau lưng giữa là gì?

Đây là hiện tượng đau lưng xảy ra ở phần dưới cổ kéo đến phần dưới cùng của lồng xương sườn. Khu vực này còn được gọi là cột sống ngực. Bao gồm 12 đốt sống, tương ứng với các đốt sống từ T1 đến T12. Xen giữa các đốt sống là các phần đĩa đệm.

Tủy sống là bó dây thần kinh giúp liên kết các phần trong cơ thể lại với nhau, giúp não điều khiển các hoạt động trong cơ thể. Còn cột sống thì lại có chức năng bảo vệ tủy sống. Nhưng có thể vì một lý do nào đó mà các bộ phận của cột sống có thể bị kích ứng, tổn thương dây thần kinh và gây ra những cơn đau lưng.

Triệu chứng đau lưng giữa dễ nhận biết

Khi mắc bệnh đau lưng giữa, người bệnh sẽ gặp phải hãng loạt triệu chứng. Thông thường sẽ có các triệu chứng sau:

triệu chứng đau lưng giữa
Những triệu chứng do bệnh đau lưng giữa gây ra làm cho người bệnh vô cùng khó chịu
  • Đau âm ỉ ở cơ và khớp xương
  • Có cảm giác nóng ở các cơ và khớp xương bị đau
  • Xuất hiện biểu hiện căng cơ, cứng cơ…

Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:

  • Cảm giác ngứa ran hoặc tê tay chân hoặc phần ngực
  • Có cảm giác đau nhức và khó chịu ở phần ngực.
  • Chân và tay yếu hơn so với bình thường
  • Rối loạn tiêu hóa cũng là hiện tượng phổ biến

Nguyên nhân gây ra đau lưng giữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau lưng giữa, trong đó chúng ta không nên bỏ qua các nguyên nhân thường gặp sau:

1/ Sai tư thế

Việc thường xuyên hoạt động sai tư thế có thể dẫn đến bệnh đau lưng giữa. Vì điều này tạo nên áp lực thường xuyên cho cột sống. Lúc này cơ và dây chằng ở lưng phải hoạt động thường xuyên hơn để giữ cân bằng. Nếu tiếp tục làm việc, hoạt động quá sức thì hiện tượng đau nhức cũng như đau lưng giữa xảy ra rất thường xuyên.

nguyên nhân đau lưng giữa
Ngồi sai tư thế có thể gây ra đau lưng giữa

2/ Béo phì

Có rất nhiều nghiên cứu khẳng định mối liên quan giữa cân nặng và bệnh đau lưng dưới. Khi cân nặng tăng thì bệnh xuất hiện rõ rệt hơn và ngược lại.

lý do bị đau lưng giữa
Người béo phì dễ bị đau lưng giữa hơn những người khác

3/ Bong gân hay căng cơ

Hiện tượng bong gân là sự kéo dài dây chằng và có thể gây rách rồi kéo dài cơ và gân. Việc thường xuyên nâng vật nặng có thể làm cho nhiều người bị bong gân hoặc căng cơ lưng. Điều này cũng có thể xuất hiện khi chúng ta vận động bất ngờ.

4/ Chấn thương

So với phần cột sống cổ và cột sống thắt lưng thì phần lưng giữa ít có nguy cơ gặp phải chấn thương. Điều này cũng cho thấy phần này có cấu trúc vững vàng hơn. Tuy nhiên, chấn thương vấn có thể xuất hiện ở bộ phận này do những nguyên nhân như:

  • Ngã từ trên cao xuống
  • Tai nạn xe hơi
  • Tai nạn khi đang chơi thể thao

Trường hợp chấn thương ở vùng cột sống này có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng thường hay gặp ở người cao tuổi. Nếu gặp bất cứ chấn thương nào thì cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

5/ Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng phần nhân nhầy giữa các đốt sống bị đẩy ra ngoài và gây áp lực lên các dây thần kinh và làm người bệnh có cảm giác đau. Những cơn đau không chỉ tập trung ở phần lưng mà lan nhanh theo dây thần kinh vận động. Có thể lan cả tới phần chân.

6/ Viêm xương khớp

Đây là tình trạng thoái hóa khớp xảy ra khi phần bao phủ của các khớp bị phá vỡ khiến cho phần xương cọ xát với nhau. Theo thống kê tại Mỹ thì đây là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật của người Mỹ ở giai đoạn trưởng thành.

7/ Lão hóa

Tuổi càng cao thì khả năng bị đau lưng càng cao. Quá trình lão hóa cũng làm cho các khớp xương yếu dần, làm cho việc nâng đỡ của cột sống kém linh hoạt. Hiện tượng đau lưng xảy ra cũng là điều tất yếu.

nguyên nhân đau lưng giữa
Lão hóa là một trong những nguyên nhân gây đau lưng giữa

8/ Gãy xương

Hiện tượng này thường xảy ra do chấn thương từ những vụ tai nạn, ngã, chơi thể thao. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra ở người bị viêm xương khớp.

Khi bị gãy xương việc di chuyển có thể làm cho tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến cả tủy sống. Chính vì vậy việc tiến hành các biện pháp diều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Biện pháp chẩn đoán đau lưng giữa được áp dụng phổ biến

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng cũng như nguyên nhân gây đau lưng giữa. Bác sĩ có thể chẩn đoán với các biện pháp như sau:

# Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ xem xét sơ qua cột sống, đầu, xương chậu, bụng, cánh tay của bệnh nhân.

khám bệnh đau lưng giữa
Bác sĩ sẽ tiến hành hàng loạt kiểm tra để chẩn đoán bệnh đau lưng giữa

# Kiểm tra cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một vài kiểm tra để giúp việc chẩn đoán chính xác hơn. Bao gồm việc kiểm tra hệ thần kinh và các khớp xương

Việc kiểm tra hệ thần kinh để kiểm tra chức năng của não và tủy sống. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân động đậy ngón tay và ngón chân để kiểm tra tình trạng hoạt động của tủy sống và các dây thần kinh.

Tiến hành kiểm tra bằng hình ảnh để quan sát hình ảnh bên trong cơ thể của bạn. Biện pháp này có thể cho thấy mức độ gãy xương, thoái hóa xương hay các nguyên nhân khác gây đau lưng giữa. Các biện pháp kiểm tra gồm: chụp Xquang, chụp CT, chụp MRI, siêu âm. Nhờ việc kiểm tra qua hình ảnh mà bác sĩ sẽ thấy những bất thưởng ở cột sống và xác định một liệu trình điều trị phù hợp.

Các cách điều trị đau lưng giữa nên tham khảo

Việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh đau lưng giữa thường dựa trên nguyên nhân gây đau. Hiện tượng đau lưng khá phổ biến nên có rất nhiều cách điều trị. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ thì nên áp dụng các cách đơn giản, tại nhà. Với trường hợp nặng hơn thì cần có sự can thiệp của bác sĩ. Thậm chí phải tiến hành phẫu thuật

# Biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp sau:

  • Băng khu vực bị đau, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau. Cách này có thể giúp giảm các biểu hiện bệnh ngay lập tức
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn: ibuprofen, naproxen,…
  • Thực hiện các bài tập để tăng cường cơ lưng và giúp các cơ trở nên linh hoạt hơn.
  • Cải thiện thói quen hàng ngày của bạn. Chẳng hạn như nếu ngồi trước màn hình vi tính nhiều thì nên điều chỉnh chiều cao ghế, màn hình máy tính, vị trí để bàn phím và chuột ở tư thế hợp lý.

ĐỌC NGAY: Đau lưng nên uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?

# Điều trị bằng biện pháp y tế

Nếu cơn đau lưng kéo dài hơn 3 ngày và các biện pháp giảm đau không có tiến triển thì phải đến gặp bác sĩ. Thông thường để điều trị bệnh đau lưng giữa, bác sĩ hay chỉ định:

  • Tập vật lý trị liệu
  • Dùng thuốc giảm đau theo toa hoặc dùng thuốc giãn cơ
  • Tiêm steroid để giảm đau

Việc dùng thuốc tuyệt đối phảu tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như loại thuốc. Nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

# Phẫu thuật

Được chỉ định khi các biện pháp khác không có hiệu quả. Tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế mà có thể áp dụng các cách phẫu thuật khác nhau. Thông thường cách này giúp giảm đau lưng và có thể phục hồi sau vài tháng.

điều trị bệnh đau lưng giữa
Phẫu thuật là một trong những biện pháp điều trị bệnh đau lưng giữa

Biện pháp phòng chống đau lưng giữa nên áp dụng thường xuyên

Bệnh đau lưng giữa có thể được hạn chế phần nào nếu bạn thường xuyên áp dụng các biện pháp tăng cường hoạt động của cơ lưng và bảo vệ cột sống. Bao gồm các biện pháp như:

  • Thay đổi tư thế ngủ: bạn nên nằm nghiêng với gối ở độ cao nhất định. Hạn chế tư thế nằm ngửa có thể gây lệch cột sống và đau lưng giữa.
  • Duy trì tư thế ngồi làm việc và học tập đúng để giúp cơ lưng không bị mỏi.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức dẻo dai của cột sống. Đồng thời giúp bạn có một tinh thần thật sự thoải mái.

Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh đau lưng giữa nếu phát hiện bệnh sớm. Chính vì vậy ngay từ khi có các biểu hiện bệnh hãy tiến hành việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được chủ quan, sẽ làm cho các biểu hiện bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

ĐỌC THÊM

Đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt: Chị em nên biết những điều này

Hiện tượng đau lưng khi đến kỳ kinh nguyệt luôn làm cho nhiều chị em cảm thấy vô cùng khó...

Cách ngủ không đau lưng

Chia sẻ 5 cách ngủ để không bị đau lưng ít người biết

Đau lưng là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ ai trong cuộc sống từ giới trẻ cho...

Tìm hiểu chứng đau lưng sau khi quan hệ và cách giảm đau cho cả 2 giới

Hiện tượng đau sau lưng sau khi quan hệ tình dục có thể xảy ra ở cả phụ nữ lẫn...

bài tập yoga trị đau lưng

10 bài tập yoga dành cho người đau lưng dễ thực hiện hơn bạn nghĩ

Đau lưng có xu hướng tái phát cao sau điều trị, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống...

suy thận có đau lưng không

Đau lưng có phải dấu hiệu của bệnh thận không?

Chúng ta thường rất dễ nhầm lẫn bởi các biểu hiện của chứng đau lưng vùng thận vì không biết...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *