4 Cách Dùng Dầu Dừa Chữa Bệnh Á Sừng Tại Nhà Hiệu Quả
Chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa là một trong những mẹo vặt của dân gian. Cách làm này mang lại hiệu quả tương đối cao nên được đông đảo người bệnh tin tưởng và áp dụng. Đặc biệt, mọi đối tượng bị á sừng đều có thể lựa chọn phương pháp này để cải thiện bệnh lý, kể cả phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ.
Dùng dầu dừa trị bệnh á sừng có thực sự hiệu quả?
Á sừng là bệnh viêm mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát trở lại. Khi mắc bệnh, da của người bệnh trở nên khô ráp, nứt nẻ, bong tróc, á sừng hóa,… một số trường hợp khác có thể kèm theo chứng ngứa ngáy hoặc đau rát khó chịu. Ngón tay và đầu ngón chân là những vị trí dễ bị á sừng nhất.
Nếu không có những phương án điều trị phù hợp, bệnh á sừng sẽ chuyển dần sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, việc điều trị trở nên khó khăn hơn và mất khá nhiều chi phí điều trị. Theo lời khuyên của các chuyên gia, các trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng những bài thuốc dân gian. Vì những thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên hầu như không để lại những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Điểm đặc biệt hơn, mọi đối tượng mắc bệnh đều có thể áp dụng, kể cả phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ. Một trong những nguyên liệu được nhiều người biết đến để chữa bệnh á sừng là dầu dừa.
Sở dĩ dầu dừa có tác dụng chữa bệnh á sừng là do trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần dưỡng chất, vitamin, khoáng chất có lợi cho da. Cụ thể hơn:
- Thành phần tocotrienol là một dạng vitamin E đặc biệt có trong dầu dừa. Thành phần này có khả năng tăng hiệu quả dưỡng ẩm cho da gấp 50 lần với với vitamin E thông thường. Từ đó, giúp da luôn sáng khỏe, tăng độ đàn hồi, đặc biệt, chống lão hóa cho da;
- Hàm lượng chất béo có trong dầu dừa chiếm tương đối cao. Thành phần này có tác dụng gia tăng hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm. Ngoài ra, chúng còn giúp làm chậm quá trình suy giảm độ ẩm trên gia, tăng hiệu quả quá trình cải thiện tình trạng da bị nứt nẻ, khô ráp;
- Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa nhiều hàm lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu khác giúp phục hồi vết thương và tái tạo cấu trúc da. Điển hình như: vitamin A, vitamin E, vitamin nhóm B, vitamin K, hợp chất phenol, các acid béo, hợp chất phyosterol,…
Với những thành phần và công dụng trên, dầu dừa không chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng mà còn giúp làm đẹp và dưỡng ẩm cho da. Các đối tượng bị bệnh á sừng có thể lựa chọn nguyên liệu này để phục hồi cấu trúc và chức năng của da.
Mặc dù chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa được nhận xét là tương đối an toàn và lành tính. Tuy nhiên, vì mang bản chất là bài thuốc của dân gian nên cách làm này chỉ phù hợp cho các trường hợp bị á sừng ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát.
Các trường hợp da bị viêm nhiễm, nứt nẻ nặng, hầu như phương thuốc này không mang lại kết quả khả quan. Vì thế, trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh á sừng từ dầu dừa, người bệnh nên biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, kết quả điều trị bệnh á sừng khi dùng dầu dừa ở mỗi đối tượng là khác nhau. Bởi chúng còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: cơ địa, tình trạng viêm nhiễm, cách sử dụng,… Ngoài ra, tác dụng mang lại của cách làm này thường khá chậm so với thuốc đặc trị.
Chính vì thế, người bệnh cần kiên trì điều trị đều đặn và liên tục trong nhiều ngày. Để gia tăng công dụng, người bệnh nên kết hợp cùng với một số chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc làn da đúng cách.
=> Đọc Thêm: Bật Mí Mẹo Chữa Á Sừng Bằng Cây Vòi Voi Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
Hướng dẫn 4 cách sử dụng dầu dừa trị bệnh á sừng
Như vừa được đề cập, các đối tượng bị á sừng ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc từ dầu dừa để cải thiện tình trạng da bị á sừng hóa, bong tróc hay nứt nẻ. Hãy tham khảo 4 cách dùng dầu dừa chữa bệnh á sừng được chia sẻ dưới đây:
Cách 1: Thoa dầu dừa lên vùng da bị á sừng
Về bản chất, dầu dừa đã có thể điều trị bệnh á sừng mà không cần kết hợp với bất kỳ nguyên liệu nào. Bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng dầu dừa vừa đủ rồi tiến hành theo những cách dưới đây và thực hiện đều đặn mỗi ngày là có thể làm nhẹ các triệu chứng da bị bong tróc, nứt nẻ hay khô ráp:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng bằng nước ấm rồi dùng khăn bông lau khô nước;
- Lấy một nhúm bông gòn để thấm một lượng dầu dừa vừa đủ và tiến hành thoa lên khu vực bị tổn thương theo hình vòng tròn;
- Dùng tay massage nhẹ nhàng ngay tại vị trí thoa dầu dừa để các tinh chất thấm nhanh vào lớp bì;
- Để yên thêm 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch;
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách 2: Sử dụng hỗn hợp dầu dừa và tỏi tươi
Không chỉ được sử dụng để làm gia vị, tỏi còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh á sừng. Bởi trong tỏi có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng, điển hình là hoạt chất allicin.
Đặc biệt, loại nguyên liệu này còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, virus hiệu quả. Để gia tăng công dụng chữa bệnh á sừng, tỏi hoàn toàn có thể kết hợp cùng với dầu dừa.
Nguyên liệu:
- 1 củ tỏi tươi
- Vài giọt dầu dừa nguyên chất
Cách thực hiện:
- Tỏi cần được bóc sạch vỏ rồi đem rửa sạch qua nhiều lần nước, sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay nguyễn;
- Đổ toàn bộ tỏi đã nhuyễn vào trong một chén sứ nhỏ, thêm một ít dầu dừa và trộn đều;
- Đem hỗn hợp trên hấp cách thủy khoảng 3 phút;
- Làm sạch bằng nước ấm rồi dùng khăn bông lau ráo nước trước khi bôi hỗn hợp;
- Thoa một lượng hỗn hợp vừa đủ lên vùng da bị á sừng kết hợp với việc massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút, sau đó để yên thêm 5 phút để tinh chất thấm hết vào lớp bì;
- Rửa lại bằng nước ấm và để khô tự nhiên;
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Cách 3: Trị á sừng nhờ sự kết hợp giữa dầu dừa và gel nha đam
Nha đam (hay còn được gọi là lô hội) cũng là một trong những nguyên liệu được các tín đồ làm đẹp sủng ái. Loại nguyên liệu này có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, tăng độ đàn hồi da và ngăn chặn sự viêm nhiễm. Do đó, nếu kết hợp nha đam với dầu dừa sẽ giúp tăng công dụng điều trị bệnh á sừng.
Nguyên liệu:
- 2 khía nha đam tươi (liều dùng có thể gia giảm tùy vào kích thước của nha đam);
- Vài giọt dầu dừa.
Cách thực hiện:
- Đem nha đam rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó gọt bỏ lớp vỏ ngoài và nạo lấy phần thịt;
- Cho toàn độ phần thịt nha đam vào trong máy xay sinh tố và tiến hành xây nhuyễn;
- Đổ nha đam ra chén nhỏ, thêm một chút dầu vừa rồi trộn đều;
- Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da bị nứt nẻ, bong tróc. Để phát huy tối đa công dụng, nên kết hợp cùng với việc massage nhẹ nhàng;
- Để yên thêm 10 phút rồi rửa lại bằng nước mát;
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì áp dụng trong nhiều ngày liền.
Cách 4: Kết hợp dầu dừa với nhiều nguyên liệu khác để trị bệnh á sừng
Ngoài việc kết hợp cùng với nha đam hoặc tỏi, cũng có thể kết hợp dầu dừa cùng với phi lao và kẽm để chữa bệnh á sừng. Hai nguyên liệu này có tác dụng dưỡng ẩm, chữa lành vùng da bị bong tróc, đóng vảy và phục hồi cấu trúc da.
Nguyên liệu:
- 40ml dầu dừa nguyên chất;
- 250gr quả phi lao khô;
- 15gr tóc rối;
- 7gr kẽm oxit.
Cách thực hiện:
- Đem quả phi lao và tóc rối đốt cho vón lại. Lưu ý, không được đốt hai nguyên liệu này cháy đen thành than;
- Sau đó, đem tán thành bột mịn;
- Cho phần oxit kẽm và dầu dừa vào hỗn hợp bột trên;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng rồi dùng khăn khô để lau khô nước;
- Thoa một lượng hỗn hợp vừa để lên vùng da bị tổn thương, sau đó massage nhẹ nhàng để tăng công dụng;
- Để yên thêm 10 phút rồi rửa lại bằng nước;
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để triệu chứng của bệnh á sừng được đẩy lùi nhanh chóng.
=> Gợi Ý: Hướng Dẫn Cách Chữa Á Sừng Bằng Lá Trầu Không Vừa Tiết Kiệm Vừa Hiệu Quả
Trị bệnh á sừng bằng dầu dừa cần lưu ý những vấn đề gì?
Để gia tăng công dụng của dầu dừa trong việc chữa bệnh á sừng những như phòng ngừa một số rủi ro có thể xảy ra, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo được độ vệ sinh trong khâu chế biến. Tốt nhất, nên lựa chọn dầu dừa tự làm hay dầu dừa nguyên chất, không pha tạp các chất phụ gia khác;
- Đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dầu dừa, tuyệt đối không nên sử dụng nguyên liệu này để trị bệnh á sừng. Nếu cố ý sử dụng, có thể làm gia tăng tác dụng phụ;
- Trước khi thoa dầu dừa, bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, yếu tố dị nguyên hoặc vi khuẩn bám quanh da;
- Không nên bôi dừa quá nhiều lần trong một ngày. Việc bôi quá nhiều sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm;;
- Luôn giữ cho da được sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày. Có thể kết hợp với việc sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da để hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngoài da;
- Tránh mặc quần áo gò bó hay ôm sát cơ thể khi chưa thực sự cần thiết. Bạn nên lựa chọn và sử dụng các bộ trang phục thoải mái, rộng rãi;
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Tốt nhất, nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, hoa quả tươi. Nên uống nhiều nước lọc và các loại nước ép hoa quả.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc cải thiện và chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh. Người bệnh nên tuân thủ mọi nguyên tắc khi áp dụng. Bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh lý đang mắc phải cũng như có những phương án điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bí Quyết Chữa Á Sừng Bằng Lá Lốt Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
- Mẹo Chữa Á Sừng Bằng Tỏi Có Thể Bạn Chưa Biết
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!