Mẹo Chữa Á Sừng Bằng Tỏi Đúng Cách, Hiệu Quả Nhanh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa á sừng bằng tỏi là mẹo dân gian lành tính, dễ thực hiện, phù hợp với nhiều đối tượng. Hơn nữa, có thể giúp hỗ trợ khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát nếu áp dụng đúng cách. Tìm hiểu thêm thông tin về giải pháp điều trị này thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Tác dụng chữa bệnh á sừng của tỏi

Triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng là tình trạng khô da, đỏ ngứa, bong tróc và nứt nẻ. Những triệu chứng này thường có xu hướng bùng phát mạnh mẽ vào mùa đông khi thời tiết hanh khô. Hơn nữa còn tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát.

Thông thường, việc dùng thuốc có thể giúp cải thiện các tổn thương lâm sàng. Tuy nhiên, hiệu quả thường không lâu dài. Hơn nữa còn không thể ngăn chặn được tình trạng bệnh tái phát. Chính vì vậy nhiều người đã tìm đến các mẹo chữa từ tự nhiên để hỗ trợ thêm.

Trong đó, chữa bệnh á sừng bằng tỏi là mẹo dân gian có từ lâu đời đến nay vẫn còn được sử dụng rất phổ biến. Tỏi có đặc tính sát trùng, chống viêm và làm giảm ngứa rất tốt. Nhờ vậy có thể giúp khắc phục các triệu chứng lâm sàng của bệnh á sừng. Hơn nữa còn hỗ trợ ngăn ngừa bội nhiễm phát sinh.

chữa á sừng bằng tỏi
Chữa á sừng bằng tỏi là mẹo dân gian rất dễ áp dụng

Không chỉ được dân gian ghi nhận, nhiều nghiên cứu hiện đại cũng đã tìm thấy các thành phần hoạt chất hữu ích có trong tỏi. Hoạt chất allicin, phytonutrients, ajoene… có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ. Từ đó giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên da, ngăn triệu chứng của bệnh diễn tiến nặng.

Ngoài ra, hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi còn giúp kích thích tăng sinh collagen. Từ đó ngăn chặn tình trạng da bị khô ráp, bong tróc. Nhiều thành phần như vitamin C cùng với các acid amin còn có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho da. Điều này có thể giúp bảo vệ da tốt hơn khỏi những yếu tố bất lợi từ bên ngoài.

=> ĐỌC NGAY: Hướng Dẫn Cách Chữa Á Sừng Bằng Cây Vòi Voi Hiệu Nghiệm

Chữa á sừng bằng tỏi có hiệu quả không?

Như đã phân tích, tỏi là nguyên liệu tự nhiên rất quen thuộc trong gian bếp của mọi gia đình. Điều đáng nói ở đây là trong tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính cao. Nhờ đó mà có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng lâm sàng của bệnh á sừng. Hơn nữa còn thúc đẩy chữa lành tổn thương và làm tăng đề kháng cho da.

chữa á sừng bằng tỏi hiệu quả không
Dùng tỏi đúng cách sẽ giúp hỗ trợ một số triệu chứng lâm sàng của bệnh á sừng

Tuy nhiên, cách dùng tỏi chữa bệnh á sừng chỉ nên được nhìn nhận như một giải pháp hỗ trợ thêm. Cách này không thể thay thế hoàn toàn cho việc sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định. Đặc biệt là trong các trường hợp bệnh nặng. Tốt nhất, nên kết hợp dùng thuốc, chăm sóc tại nhà với các mẹo tự nhiên để sớm cải thiện và ngăn ngừa bệnh á sừng tái phát.

Hướng dẫn 6 mẹo chữa á sừng bằng tỏi hiệu quả nhanh

Thực tế cho thấy, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các chữa bệnh á sừng bằng tỏi. Trong đó có cả cách dùng tỏi đơn thuần và kết hợp với nhiều loại nguyên liệu tự nhiên khác. Bạn có thể căn cứ vào biểu hiện triệu chứng và khả năng chuẩn bị của bản thân để chọn cách phù hợp nhất.

Dưới đây là 6 cách dùng tỏi chữa bệnh á sừng được áp dụng phổ biến:

1. Thoa dịch ép tỏi chữa á sừng

Sử dụng dịch ép tỏi để thoa lên vùng da bị á sừng là cách đơn giản và rất dễ thực hiện. Cách này được đánh giá là rất phù hợp với các trường hợp bệnh còn nhẹ, tổn thương chỉ kích hoạt ở phạm vi nhỏ.

Ngoài tác dụng làm giảm sưng đỏ và ngứa ngáy thì dịch ép tỏi còn có tác dụng ức chế một số hại khuẩn và nấm men. Từ đó ngăn chặn được tình trạng bội nhiễm diễn ra trên vùng da bệnh.

Thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị vài ba tép tỏi tươi đem bóc sạch vỏ
  • Cho vào cối giã nát rồi chắt lấy dịch và trộn với nước ấm theo tỷ lệ 2:1
  • Làm sạch vùng da bị tổn thương rồi lau khô và thoa dịch ép lên
  • Đợi 1 lúc cho khô rồi thoa thêm khoảng 4 – 5 lớp
  • Để nguyên trong 10 – 15 phút cho tinh chất trong dịch tỏi thấm thấu rồi dùng nước sạch rửa lại

**Lưu ý: Tỏi có vị cay nồng nên rất dễ gây rát, đỏ và xót da. Vì vậy không thoa dịch ép tỏi lên vùng da đang bị chảy máu hay có vết thương hở. Việc pha dịch tỏi với nước ấm là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ kích ứng. Tuy nhiên sau khi áp dụng bạn vẫn cần chú ý thoa kem dưỡng ẩm cho da.

2. Mẹo ngâm rửa với nước ép tỏi và muối biển

Cùng với mẹo thoa dịch ép tỏi thì đây cũng là một cách chữa á sừng bằng tỏi mà bạn có thể áp dụng. Đặc biệt là khi bệnh gây ngứa ngáy và nứt nẻ nhiều ở khu vực tay chân thì cách này rất tiện.

Ngâm rửa với nước ép tỏi và muối biển không chỉ giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa mà còn hỗ trợ làm mềm da và loại bỏ vảy bong. Muối biển còn chứa nhiều khoáng chất sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa bội nhiễm kích hoạt.

cách dùng tỏi chữa á sừng
Kết hợp tỏi với muối nấu nước ngâm rửa có thể giúp cải thiện triệu chứng á sừng

Thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi bóc vỏ rồi đập dập
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước, cho tỏi vào ngâm trong nước sôi 10 phút
  • Sau đó đổ nước này ra thau rồi thêm vào 1 thìa cà phê muối biển khuấy đều
  • Hòa thêm nước lạnh đến khi thấy độ ấm vừa đủ thì dùng để ngâm rửa tay chân 15 phút
  • Sau đó cần lau khô với khăn sạch và thoa kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng thoát hơi nước khiến da khô ngứa

Hữu ích: Bị Á Sừng Có Nên Ngâm Nước Muối Không? Nên Làm Gì?

3. Kết hợp tỏi và nha đam chữa á sừng

Kết hợp tỏi với nha đam cũng là một công thức chữa á sừng rất hiệu nghiệm. Cách này đặc biệt phù hợp với những người có làn da mỏng, nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Nha đam là nguyên liệu được tận dụng phổ biến trong làm đẹp và chăm sóc da.

Hàm lượng nước và các acid amin trong nha đam rất dồi dào. Chúng có thể giúp trung hòa vị cay nồng của tỏi. Từ đó sẽ hỗ trợ làm giảm mức độ kích ứng. Hơn nữa còn có tác dụng dưỡng ẩm và làm dịu da.

Ngoài ra, trong nha đam còn chứa nhiều thành phần chất chống oxy hóa mạnh mẽ như quercetin, flavonoid, polyphenol… Các thành phần này sẽ giúp tái tạo các tế bào hư tổn, thúc đầy tốc độ phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo.

Thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị vài ba tép tỏi tươi (giảm lượng tỏi nếu bạn có làn da nhạy cảm)
  • Bóc sạch vỏ tỏi, cho vào cối giã nát rồi ép lấy dịch chiết
  • Trộn đều dịch ép tỏi với 1 thìa cà phê gel nha đam tươi
  • Làm sạch và lau khô vùng da cần điều trị rồi thoa hỗn dịch trên lên da
  • Để nguyên khoảng 10 – 15 phút rồi dùng nước ấm rửa lại cho sạch

4. Chữa á sừng bằng tỏi và mật ong

Tỏi có đặc tính dược lý rất đa dạng. Sử dụng hợp lý có thể hỗ trợ khắc phục các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy và khó chịu do bệnh á sừng gây ra. Nhưng tỏi lại dễ gây kích ứng và không có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da.

Để hạn chế tác dụng phụ của tỏi và làm tăng hiệu quả điều trị thì người bệnh có thể kết hợp tỏi với mật ong. Mật ong là nguyên liệu cũng rất quen thuộc, không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn đặc biệt tốt cho làn da.

cách chữa á sừng bằng tỏi
Mật ong không chỉ tốt cho da mà còn giúp trung hòa đặc tính cay nồng của tỏi

Hàm lượng acid amin, các chất chống oxy hóa và khoáng chất trong mật ong rất dồi dào. Các thành phần này có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, thúc đầy chữa lành tổn thương. Đồng thời còn làm dịu vùng da sưng đỏ và kháng khuẩn rất tốt.

Thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị khoảng 200 – 250g tỏi tươi đem lột sạch vỏ và xếp vào bình thủy tinh có nắp đậy
  • Sau đó, đổ mật ong nguyên chất vào cho ngập tỏi trong bình
  • Đậy kín nắp và đem ngâm trong khoảng từ 7 – 10 ngày
  • Khi dùng chỉ cần vệ sinh vùng da bệnh, lau khô rồi lấy 1 ít mật ong ngâm tỏi thoa lên da
  • Để nguyên khoảng 15 – 20 phút rồi dùng nước sạch rửa lại

5. Cách dùng rượu tỏi chữa bệnh á sừng

Dùng rượu tỏi chữa bệnh á sừng là mẹo dân gian được áp dụng rất phổ biến. Ngâm tỏi với rượu có thể giúp tối ưu hoàn toàn các thành phần trong dược liệu. Từ đó sẽ làm giảm ngứa, sát trùng và tiêu viêm hiệu quả hơn.

Tuy nhiên so với các giải pháp khác từ tỏi thì dùng rượu tỏi có thể khiến da dễ bị kích ứng hơn. Không nên áp dụng cho vùng da có tổn thương hở hay nhiễm trùng. Những người có làn da quá nhạy cảm cũng tránh thực hiện mẹo chữa này.

Thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bóc vỏ khoảng 5 – 7 củ tỏi tươi đem cho vào bình thủy tinh
  • Đổ thêm 300ml rượu trắng vào cho ngập tỏi rồi ngâm từ 7 – 10 ngày
  • Khi dùng cần làm sạch vùng da cần điều trị, lau khô rồi thoa rượu tỏi lên
  • Lưu lại trên da chờ đến khi tắm rồi rửa cho sạch
  • Nếu bạn sợ để lâu bị kích ứng thì có thể rửa sau khi thoa 15 – 20 phút

6. Chữa á sừng bằng tỏi và dầu dừa

Ngoài nha đam thì dầu dừa cũng là một nguyên liệu có thể làm trung hòa tính cay nóng của tỏi. Cách này phù hợp khi bệnh á sừng kích hoạt ở trên da đầu hay vùng móng. Ngoài tác động xấu đến làn da thì bệnh còn gây mòn và nứt nẻ móng, làm khô tóc, khiến tóc gãy rụng nhiều hơn.

Kết hợp tỏi với dầu dừa có thể tận dụng được đặc tính tự nhiên của cả 2 nguyên liệu để cải thiện tình trạng viêm đỏ và ngứa ngáy da. Hơn nữa còn giúp dưỡng ẩm cho móng, phục hồi các nang tóc bị suy yếu và kích thích tóc mọc nhiều hơn, duy trì mái tóc chắc khỏe.

cách dùng tỏi chữa á sừng
Có thể kết hợp tỏi với dầu dừa để nâng cao hiệu quả chữa bệnh á sừng

Thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi đem bóc sạch vỏ và giã ép lấy nước
  • Cho 1 ít dầu dừa vào dịch ép tỏi rồi trộn đều để thu được hỗn dịch đồng nhất
  • Thoa hỗn hợp này lên vùng da và móng bị ảnh hưởng
  • Cần để nguyên trong khoảng 10 – 15 phút rồi dùng nước ấm rửa lại

**Lưu ý: Đối với da đầu cần làm ướt da đầu trước. Sau đó mới thoa hỗn dịch tỏi và dầu dừa lên da. Lưu lại khoảng 5 – 10 phút rồi dùng nước sạch rửa lại và gội đầu như bình thường.

Lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh á sừng

Tỏi là nguyên liệu tự nhiên lành tính nên có độ an toàn cao khi dùng chữa bệnh á sừng. Thực tế cho thấy, việc dùng tỏi ngoài da rất hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tỏi có vị cay nồng và so với các nguyên liệu tự nhiên khác thì nó có dược tính mạnh mẽ hơn. Vì vậy nếu thiếu cẩn trọng khi sử dụng thì người bệnh vẫn có thể sẽ gặp phải những rủi ro ngoại ý. Nhất là ở những người có làn da mỏng và nhạy cảm.

Để đảm bảo an toàn và nhận được hiệu quả tốt, cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Tỏi là một trong những nguyên liệu có độ kích ứng cao. Vì vậy khi áp dụng chữa á sừng bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu có đặc tính dưỡng ẩm, làm dịu da như mật ong, nha đam, dầu dừa…
  • Mẹo chữa bệnh á sừng bằng tỏi chỉ có thể giúp hỗ trợ điều trị. Trong các trường hợp cần thiết, hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tác động toàn diện đến diễn tiến của bệnh.
  • Không nên áp dụng cách chữa từ tỏi cho các vùng da bị chảy máu hay có dấu hiệu bội nhiễm. Nếu thấy da bị đỏ, sưng viêm hay tụ mủ thì hãy tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Trường hợp dùng tỏi thấy da bị nổi mụn nước, phát ban hay ngứa ngáy dữ dội thì hãy ngưng dùng ngay để tránh tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.
  • Ngoài việc áp dụng mẹo từ tỏi thì hãy chú ý nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc da. Chú ý dưỡng ẩm, tránh ma sát, cào gãi lên da, ăn uống và sinh hoạt điều độ… để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.
  • Tránh để da tiếp xúc với xà phòng, hóa chất độc hại, kiem loại, nọc độc côn trùng… Đây là các yếu tố tạo điều kiện cho tổn thương trên da bùng phát và lan tỏa rộng.

Bài viết đã chia sẻ 6 mẹo chữa á sừng bằng tỏi rất đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên giải pháp này chỉ mang tính hỗ trợ và đáp ứng tốt với các trường hợp bệnh nhẹ. Tuyệt đối không lạm dụng hay thay thế hoàn toàn cho việc điều trị bằng thuốc được bác sĩ chỉ định.

Có thể bạn quan tâm:

4 Cách Dùng Dầu Dừa Chữa Bệnh Á Sừng Tại Nhà Hiệu Quả

Chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa là một trong những mẹo vặt của dân gian. Cách làm này mang...

Bệnh á sừng có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Rất nhiều bạn đọc tự đặt ra câu hỏi "Tiếp xúc người bị bệnh á sừng có bị lây không,...

Bị á sừng có nên ngâm nước muối không? Nên làm gì?

"Bị á sừng có nên ngâm nước muối không?". Nhiều người cho rằng, việc ngâm tay chân hay vùng da...

12 cách trị á sừng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

12 Cách trị á sừng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Lá trầu không, vòi voi, dầu dừa, hay tỏi...là những cách trị á sừng tại nhà vô cùng đơn giản...

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không?

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không? Bằng cách nào?

Bệnh á sừng có chữa khỏi hẳn được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Á sừng là căn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *