Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong có hiệu quả không?

Sáp ong là thành phần nằm bên trong tổ ong, thường được dùng nhiều trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Nói riêng về lĩnh vực y học, nhiều chuyên gia cho biết sáp ong có khả năng kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng nhẹ nên được dùng để cải thiện tình trạng sưng, viêm, loét trong nhiều bệnh lý, trong đó có viêm tai giữa.

Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai giữa) là tình trạng ứ dịch (dạng keo hoặc lỏng) trong tai giữa, Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em hơn là người lớn. Về mặt lý thuyết, bệnh có thể tự khỏi trong vòng 6 – 12 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, có 30% – 40% người bệnh không thể tự khỏi, thường xuyên tái phát và viêm nhiễm kéo dài trên 12 tuần, gây ảnh hưởng đến thính lực và chất lượng cuộc sống. Để khắc phục tình trạng trên, dân gian có mẹo chữa viêm tai giữa bằng sáp ong.

chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
Sáp ong có khả năng kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng nhẹ nên được dùng để cải thiện tình trạng sưng, viêm do viêm tai giữa.

Thông tin về sáp ong

Sáp ong là gì?

Thông thường, một tổ ong tự nhiên sẽ có một lớp màng bao quanh được gọi là tổ, nằm bên trong tổ là sáp ong. Sáp ong là một khối gồm nhiều lỗ nhỏ, có màu vàng, vàng nhạt hoặc trắng, được sản xuất bởi những con ong mật thuộc chi Apis.

Sau khi thu lượm các chất từ thực vật, những con ong mật mang về tổ, hòa trộn và biến đổi chất này thành một chất dạng keo nhằm hàn kín tổ lại gọi là sáp ong. Lớp sáp này có vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên bảo bảo vệ tổ khỏi vi sinh vật bên ngoài xâm nhập. Cũng chính vì đặc điểm này mà trong tiếng Hy Lạp cổ, sáp ong mang nét nghĩa là “người bảo vệ thành phố” (thành phố ở đây là tổ ong).

Thành phần dinh dưỡng của sáp ong

Để tạo nên 1kg sáp ong, ong mật phải dùng hơn 3 kg mật ong cùng một lượng nhỏ phấn hoa. Vì vậy, sáp ong chứa hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, không thua kém gì mật ong.

Cụ thể, trong sáp ong có chứa một số thành phần như: acid phenethyl ester (CAPE), caffeine và bioflavonoids. Flavonoids có nhiều loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là pinocembrin, chrysin và galangin. Ngoài ra, sáp ong còn chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như cellulose, monosaccharide, các axít amin, các nhóm vitamin như pro – vitamin A, E và D, B1, B2, folic acid, nicotinic acid, các chất khoáng như magnesium, canxi, sắt, kẽm, đồng và manganese.

Các chất có trong sáp ong được xác định giống như các thành phần, chất phụ gia có trong thực phẩm và được các chuyên gia công nhân về độ an toàn.

Sáp ong được dùng để làm gì?

Sáp ong thường dùng cho nhiều mục đích khác nhau:

Đối với sức khỏe

  • Giảm đau, giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Cải thiện tình trạng sưng, viêm, loét (nhẹ), nấc cụt, tiêu chảy.
  • Hỗ trợ điều trị bỏng da, giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho da.
  • Điều hòa hệ miễn dịch: ức chế & kích thích hệ miễn dịch.

Trong thực phẩm và đồ uống:

  • Sáp ong trắng hay sáp ong nguyên chất (sáp ong vàng được xử lý bằng ancol) được dùng làm chất làm cứng.

Trong sản xuất mỹ phẩm:

  • Sáp ong có thể được sử dụng như chất làm đặc, làm cứng, nhũ hóa trong mỹ phẩm, là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất mặt nạ, son môi, kem dưỡng da, xà phòng, nước hoa…

Công dụng trị bệnh của sáp ong

Hiện tại, vẫn chưa có báo cáo đầy đủ nhất về công dụng trị bệnh của sáp ong. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy sáp ong có khả năng kháng sinh, chống sưng (viêm) nhẹ, bảo vệ dạ dày. Vì đặc tính trên, sáp ong có thể điều trị những bệnh lý sau:

Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong như thế nào mới đúng cách?

Chính nhờ đặc tính kháng sinh, giảm sưng (viêm), loét (nhẹ) nên người ta dùng sáp ong để điều trị bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên, để dùng đúng cách thì không phải ai cũng biết, thậm chí dùng sai phương pháp có thể dẫn đến “lợi bất cập hại”.

Cách trị viêm tai giữa bằng sáp ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 miếng giấy cuộn nhỏ
  • 1 miếng sáp ong

Cách thức thực hiện:

  • Bệnh nhân nằm nghiêng, hướng phần tai bị viêm lên trên.
  • Cho sáp ong vào miếng giấy đã cuộn sẵn hình điếu thuốc, đốt phần đầu để tạo luồng khói như điếu thuốc (không để lửa chảy bùng thành lửa to).
  • Chốc phần điếu còn lại (phần không đốt) vào trong ống tai, đặt thẳng với lỗ tai nhằm mục đích xông hơi.
  • Đốt liên tiếp từ 2  -3 cuộc sáp ong như vậy liên tục và đều đặn trong 10 ngày. Lưu ý không được làm rơi sáp ong vào trong ống tai.

Mối nguy hại khôn lường của việc dùng sáp ong không đúng cách trong điều trị viêm tai giữa

Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, cách xông khói sáp ong trị viêm tai giữa có thể phát huy công dụng với một số đối tượng nào đó có thể là do cơ địa phù hơp, tuy nhiên, cách làm trên không có tác dụng phổ cập. Hơn nữa, việc áp dụng tùy tiện, không cẩn thận có thể gây nhiều tác động tiêu cực, đó là chưa kể đến trường hợp sáp ong có thể rớt vào tai gây bít tắc đường dẫn lưu, khiến tình trạng viêm tai giữa càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Từ ngày còn công tác tại khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết: cô thường xuyên gặp các trường hợp viêm tái đi phát lại nhiều lần hay biến chứng ở tai giữa chỉ vì bố mẹ không điều trị kịp thời bằng phương pháp khoa học. Nhiều trẻ em được bố mẹ thổi sáp ong vào tai gây biến chứng nặng nề liệt mặt, thậm chí là điếc tai.

sáp ong trị viêm tai giữa
Dùng sáp ong trị viêm tai giữa không đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Theo bác sĩ, điều này là không nên bởi nếu không thực hiện đúng cách dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn, tình trạng viêm nhiễm ở tai có thể ngày một nghiêm trọng. Cách làm này có thể gây bít tắc đường dẫn lưu của mủ ra khỏi tai, khi mủ không chảy ra ngoài được, chúng sẽ tấn công vào các bộ phận bên trong như dây thần kinh, màng não, gây hậu quả hết sức nặng nề.

PGS TS Nguyễn Thị Hoài An cảnh cảnh báo, nếu như bị viêm tai giữa nhưng chưa làm chảy mủ tai thì nên đi khám bác sĩ để được kê thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh, giảm viêm. Lúc này, bạn không cần dùng đến thuốc nhỏ vì khi đó, màng nhĩ đóng, thuốc không có tác dụng.

Đối với trường hợp khối mủ trong tai bị vỡ ra, cần dùng kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của chuyên gia. Tránh tự ý mua thuốc điều trị vì có nhiều loại kháng sinh có thể gây hại cho tai, khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng nghiêm trọng hơn, thậm chí là gây điếc đặc.

Nhìn chung, Sáp ong có nhiều công dụng trị bệnh. Song, cách chữa viêm tai giữa bằng sáp ong còn gây nhiều tranh cãi. Vì thế, bạn nên nên thực hiện nếu được chuyên gia cho phép và có chỉ dẫn cụ thể. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tốt nhất, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị bằng phương pháp khoa học hơn.

Viêm tai giữa thanh dịch: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm tai giữa thanh dịch hay còn gọi là viêm tai giữa tiết dịch. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường...

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy là một trong những cách điều trị bằng y học cổ truyền.

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy

Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng các bài thuốc Đông y là một cách thức được nhiều người áp...

Thông tin về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Tìm hiểu phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Đặt ống chữa viêm tai giữa có tác dụng phục hồi nhanh chóng thính lực cho bệnh nhân. Đồng thời,...

Địa chỉ bác sĩ chữa viêm tai giữa giỏi ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị sưng, viêm đau do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus...). Điều trị...

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở không gian phía sau màng nhĩ. Bệnh có thể gây ảnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *