Lang ben: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Lang ben là một bệnh nhiễm trùng ngoài da do nấm men phát triển ngoài tầm kiểm soát. Chúng gây biến đổi sắc tố của da và hình thành những mảng da sáng tối không đều màu. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc nhưng vẫn có thể tái phát nếu bạn không có phương án phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh lang ben là gì?

Lang ben là bệnh ngoài da do nấm Malassezia gây ra. Bệnh thường gặp ở những thanh thiếu niên và người trung niên đang sinh sống ở những đất nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Khi xâm nhập vào da, nấm Malassezia gây tổn thương cho lớp thượng bì và gây tăng hoặc giảm sắc tố da dẫn đến những mảng da sáng hoặc tối hơn so với màu da bình thường.

Lang ben
Bệnh lang ben có thể gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả ngực, cổ

Ở nước ta, bệnh lang ben chủ yếu ảnh hưởng đến nhóm đối tượng có độ tuổi từ 20-35, hiếm khi thấy ở người trên 50 tuổi. Bệnh phát triển mạnh vào mùa nắng nóng và ít gặp hơn vào mùa mưa. Lang ben có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở mặt, cổ và lưng.

Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng dễ tái phát. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lang ben

Như đã trình bày ở trên, nấm Malassezia chính là thủ phạm gây ra bệnh lang ben. Bình thường, loại nấm này vẫn được tìm thấy trên bề mặt da ở cả những người có làn da khỏe mạnh và không gây hại cho cơ thể. Chúng chỉ bắt đầu gây ra vấn đề khi phát triển quá mức ngoài tầm kiểm soát.

Một số yếu tố có thể kích thích nấm men phát triển mạnh như:

  • Thời tiết nóng ẩm
  • Da bị đổ nhiều dầu nhờn
  • Cơ thể có nhiều mồ hôi
  • Mang thai
  • Rối loạn nội tiết tố
  • Sức đề kháng bị suy giảm
  • Điều kiện vệ sinh kém
  • Vận động thể lực nhiều
  • Sử dụng thuốc điều trị làm suy giảm hệ thống miễn dịch

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ bị lang ben cao hơn nếu trong gia đình cũng có người bị bệnh. Việc nhận biết được các yếu tố gây bệnh trên sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và kiểm soát tốt căn bệnh này.

Triệu chứng nhận biết bệnh

Triệu chứng đáng chú ý nhất của lang ben đó chính là sự xuất hiện của những vùng da bị đổi màu ở một hay nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, phổ biến là cánh tay, ngực, lưng hay trên mặt. Những vùng da bị lang ben thường có những đặc điểm như:

  • Sáng màu hoặc tối màu hơn so với vùng da xung quanh
  • Bề mặt da có màu hồng, đỏ hoặc nâu
  • Khu vực da bị bệnh thường khô, đóng vảy tiết và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu
  • Các đốm da bị nấm tấn công có thể kết hợp với nhau tạo thành mảng da lớn hơn nếu nấm men phát triển mạnh.
  • Khu vực bị bệnh có thể mờ đi hoặc biến mất vào những mùa có thời tiết mát mẻ
Lang ben ở mặt
Lang ben xuất hiện trên mặt gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến nhan sắc

Cách chẩn đoán lang ben

Khi trên da xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc lang ben, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán, không nên tự điều trị tại nhà khi chưa biết chính xác bệnh.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lang ben bằng cách quan sát các triệu chứng bên ngoài da. Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ cạo lấy một số tế bào ở vùng da bị bệnh và đem chúng soi dưới kính hiển vi để tìm kiếm sự hiện diện của nấm men.

Với trẻ em, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm bằng cách dán chặt một miếng băng keo vào vùng da bị nhiễm bệnh của bé. Sau đó gỡ nó ra và dán trực tiếp lên bàn đỡ mẫu để có thể quan sát dưới kính hiển vi.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng một chiếc máy chiếu ánh sáng cực tím chiếu trực tiếp vào khu vực bị bệnh ở khoảng cách từ 10-13cm. Nếu có men, da bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện màu vàng hoặc xanh lá cây dưới ánh sáng.

Các phương pháp điều trị lang ben hiện nay

Tùy thước, vị trí và độ dày của khu vực nhiễm bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng các loại thuốc thích hợp. Đó có thể là các loại kem, thuốc bôi ngoài da, dầu gội đầu có chứa hoạt chất kháng nấm hay các loại thuốc uống dưới dạng viên.

Các lựa chọn để điều trị lang ben bao gồm:

– Dùng thuốc chống nấm tại chỗ:

Các loại thuốc chống nấm tại chỗ được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như kem bôi ngoài da, dầu gội hay xà phòng. Chúng được sử dụng để bôi trực tiếp lên khu vực bị bệnh nhằm tiêu diệt và chặn đứng sự phát triển của nấm men.

Các loại thuốc bôi ngoài da chữa lang ben có chứa các thành phần như kẽm, clotrimazole, miconazole, pyrithione, selenium sulfide và terbinafine đều có bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt công dụng tối đa, bạn nên dùng theo toa thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Thuốc điều trị lang ben dạng bôi
Thuốc chống nấm tại chỗ thường được chỉ định cho người bị lang ben

Một số loại thuốc chống nấm tại chỗ thường được chỉ định để trị lang ben bao gồm:

  • Ciclopirox (Loprox hay Penlac)
  • Ketoconazole (Extina hoặc Nizoral)
  • Fluconazole (Diflucan)
  • Itraconazole (Onmel, Sporanox)…

** Lưu ý khi dùng thuốc chữa lang ben dạng bôi:

  • Rửa sạch da và thấm khô rồi mới thoa thuốc
  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa đều lên da. Tại những vùng da kín, sau khi thoa thuốc xong bạn nên để hở khoảng 30 phút cho thuốc ngấm vào da trước khi mặc quần áo vào.
  • Tùy theo loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định bôi 1-2 lần mỗi ngày. Bạn nên thoa thuốc trong giờ nghỉ ngơi để thuốc có thể phát huy được tác dụng tốt nhất.

– Thuốc chống nấm toàn thân:

Trường hợp bị lang ben nghiêm trọng hoặc tái phát nhiều lần thì các loại thuốc chống nấm toàn thân như
Fluconazole, Allylamin, Griseofulvin hay Itraconazole có thể được chỉ định trong vòng từ 7 đến 10 ngày hoặc lâu hơn. Những loại thuốc này được kê toa và có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, bong da, đau đầu, chóng mặt, co giật… Vì vậy, điều quan trọng bạn cần nhớ là chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

– Thuốc điều trị dự phòng:

Để ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu quay trở lại, một số trường hợp có thể được bác sĩ kê toa thuốc điều trị dự phòng. Thuốc được sử dụng một đến hai lần mỗi tháng trong những ngày khí hậu ấm hoặc ẩm ướt – thời điểm mà nấm men dễ phát triển nhất.

Các thuốc trị bệnh lang ben trong giai đoạn dự phòng bao gồm:

  • Selenium sulfide (Selsun) 2,5%: Dạng kem dưỡng da hoặc dầu gội
  • Ketoconazole (Ketoconazole, Nizoral và các thương hiệu khác): Bao gồm các dạng kem bôi ngoài da, gel hoặc dầu gội.
  • Itraconazole (Onmel, Sporanox): Có các dạng viên nén, viên nang hoặc dung dịch uống
  • Fluconazole (Diflucan): Được điều chế dưới dạng viên hoặc dung dịch uống

Lối sống giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh lang ben

Để điều trị lang ben thành công cũng như hạn chế nguy cơ tái phát bệnh, trong và sau quá trình điều trị bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc để da bị đổ mồ hôi quá nhiều.
  • Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có thể kích hoạt bệnh phát triển theo chiều hướng xấu đi. Nó cũng góp phần làm biến đổi sắc tố da mạnh hơn khiến cho những mảng lang ben sạm màu rõ nét.
  • Luôn nhớ bôi kem chống nắng mỗi ngày trước khi ra đường. Sử dụng một công thức phổ rộng, không nhờn với hệ số chống nắng tối thiểu (SPF) là 30.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều dầu
  • Mặc quần áo rộng rãi được làm từ chất liệu vải thoáng khí và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chẳng hạn như cotton. Không mặc quần áo bó sát vào cơ thể, đặc biệt là trong những ngày trời nắng nóng. Quần áo và các đồ dùng cá nhân như chăn, khăn tắm… phải được giặt sạch và phơi ngoài nắng cho thật khô trước khi sử dụng lại.
  • Tắm rửa hàng ngày và giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ.

Phải mất bao lâu làn da mới có thể trở lại bình thường?

Nếu được điều trị đúng cách, nấm Malassezia có thể được loại bỏ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, ngay cả sau khi loại bỏ nhiễm trùng, những vùng da bị đổi màu cần mất thêm vài tuần hoặc vài tháng sau khi điều trị mới trở lại bình thường.

Tình trạng nhiễm nấm cũng có thể trở lại khi thời tiết trở nên ấm hơn và ẩm hơn. Điều quan trọng là bạn cần phải thay đổi lối sống ngay từ hôm nay để bệnh lang ben không còn cơ hội làm phiền đến bạn.

Những thông tin ThuocDanToc.vn vừa chia sẻ chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế được cho lời khuyên hay chỉ định điều trị của các nhân viên y tế. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi bạn áp dụng mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ.

Lang ben có lây lan sang người khác không?

Lang ben có lây lan sang người khác không? Cách phòng tránh

Cơ chế phát bệnh lang ben chính là do nấm men Malassezia furfur tấn công làm tổn thương da và không...

bệnh lang ben trên mặt

5 Cách Trị Lang Ben Ở Mặt Hiệu Quả (Tại Nhà + Thuốc)

So với các vị trí khác thì việc trị lang ben ở mặt thường có nhiều khó khăn hơn. Đây...

Bị lang ben nên dùng thuốc gì để điều trị?

Các loại thuốc tây trị lang ben tận gốc và cách dùng

Fluconazole, Ketoconazole, dung dịch ASA, BSI, Terbinafine… là các loại thuốc tây trị lang ben được dùng phổ biến. Nếu...

Cách chữa lang ben bằng chuối xanh [Chi tiết cho những ai chưa biết]

Mặc dù không gây ngứa nhưng lang ben lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý...

Lang ben có chữa được không?

Lang ben có chữa khỏi được không? Nên làm gì?

Lang ben là một bệnh lý ngoài da thường gặp. Nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *