Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây giảm thính lực

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Bệnh có thể làm giảm thính lực và gây khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ nếu không được điều trị dứt điểm.

viêm tai giữa giai đoạn xung huyết
Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết là gì?

Viêm tai giữa xung huyết là một dạng của viêm tai giữa cấp tính. Thuật ngữ này đề cập đến tổn thương ống tai giữa, có sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ và gây rỉ dịch (thông thường là dịch nhầy, nước, không có mủ). Bệnh lý này thường gặp ở trẻ nhỏ – nhất là trẻ dưới 2 tuổi.

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa xung huyết đều phát triển chậm, có xu hướng biến mất trong khoảng vài tuần đến một tháng. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân điều trị.

1. Nguyên nhân

Viêm tai giữa xung huyết phát sinh khi ống Eustachian (ống nối tai giữa với hầu họng) bị viêm, dẫn đến tình trạng không gian trong ống bị thu hẹp một phần hoặc bị đóng hoàn toàn, khiến chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ.

viêm tai giữa xung huyết
Trẻ nằm khi bú bình khiến sữa chảy vào ống tai và làm tích tụ chất lỏng ở cơ quan này

Các yếu tố có thể gây ra hiện tượng viêm ở ống Eustachian:

  • Tiếp xúc với dị nguyên (phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá,…)
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Trẻ nằm khi bú bình
  • Áp suất không khí tăng lên đột ngột (di chuyển trên máy bay)

2. Triệu chứng

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể không gây ra triệu chứng đau đớn.

Các triệu chứng điển hình của bệnh, bao gồm:

  • Có cảm giác ứ đọng trong tai
  • Chất lỏng rỉ ra bên ngoài
  • Giảm thính lực

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa, tổn thương tai có thể chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Sốt
  • Đau nhức tai
  • Lười ăn và rối loạn giấc ngủ
  • Cáu gắt và quấy khóc
  • Mệt mỏi

Khác với giai đoạn viêm tai giữa xung huyết không triệu chứng, tình trạng nhiễm trùng cần được điều trị nhằm phòng ngừa tổn thương thính lực và các biến chứng nghiêm trọng khác.

3. Biến chứng

Viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị dứt điểm.

Các biến chứng của bệnh, bao gồm:

  • Mất thính lực
  • Chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mãn tính
  • Thủng màng nhĩ
  • Tổn thương thần kinh
  • Viêm màng não
  • Áp xe nội sọ

Hơn nữa khi giảm/ mất thính lực, khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ cũng bị hạn chế so với các trẻ khỏe mạnh. Chính vì vậy, phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi cơ thể phát sinh những triệu chứng bất thường.

Chẩn đoán viêm tai giữa giai đoạn xung huyết

Chẩn đoán viêm tai giữa xung huyết chủ yếu dựa trên quan sát lâm sàng. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn nhỏ để xác định sự tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ.

trẻ bị viêm tai giữa xung huyết
Chẩn đoán viêm tai giữa xung huyết chủ yếu dựa trên quan sát lâm sàng

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành đo nhĩ lượng để xác định số lượng, độ dày của chất lỏng và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Điều trị viêm tai giữa giai đoạn xung huyết

Trước khi chỉ định các phương pháp điều trị viêm tai giữa xung huyết, bác sĩ sẽ căn cứ vào các đặc điểm sau:

  • Mức độ tổn thương tai giữa (có nhiễm trùng hay không)
  • Tuổi của trẻ
  • Thời gian phát bệnh

Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi và chỉ có các triệu chứng nhẹ, chưa xuất hiện nhiễm trùng, bác sĩ có thể không yêu cầu điều trị. Đối với trường hợp này, chất lỏng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài tuần. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ và đau nhức tai, bạn có thể sử dụng paracetamol để cải thiện. Hoặc có thể dùng khăn ấm lạnh chườm phía sau tai để giảm sưng và nóng sốt.

điều trị viêm tai giữa xung huyết
Kháng sinh được chỉ định khi viêm tai có dấu hiệu nhiễm trùng và trẻ sốt cao

Trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, trẻ sốt cao, bác sĩ sẽ đề nghị áp dụng liệu pháp kháng sinh. Điều trị kháng sinh được thực hiện nhằm tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn tình trạng tái phát. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa các tình huống rủi ro.

Nếu chất lỏng không biến mất sau một khoảng thời gian, trẻ có thể phải đặt ống tai. Phương pháp này sử dụng ống nhỏ đi qua màng nhĩ để hút bỏ chất lỏng tích tụ trên bên ngoài.

Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa xung huyết đều đáp ứng tốt với điều trị. Tuy nhiên một vài trẻ có thể gặp phải các biến chứng dài hạn của bệnh như nhiễm trùng tai tái phát, mất thính lực vĩnh viễn và khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ.

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa giai đoạn xung huyết

Viêm tai giữa xung huyết tái phát nhiều lần có thể khiến thính lực suy giảm và gây tổn thương tai nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần chủ động phòng ngừa tái phát cho trẻ.

viêm tai giữa xung huyết
Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa xung huyết cho trẻ

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa giai đoạn xung huyết:

  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ nhằm hạn chế các bệnh lý nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn đường hô hấp là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
  • Điều trị cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng,… Để tình trạng kéo dài không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, chậm phát triển mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn đi vào ống tai và gây nhiễm trùng.
  • Nếu trẻ đang bú bình, bạn nên để trẻ ngồi thay vì nằm khi bú.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, khói thuốc lá, nấm mốc,… Đồng thời cần giữ không gian sống thông thoáng, giặt giũ mền, gấu bông, gối,… của trẻ thường xuyên.
  • Chú trọng các thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Cắt móng tay để tránh tình trạng trẻ cào cấu vào tai. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bao tay để hạn chế tình trạng nói trên.
  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn. Tay là tác nhân trung gian gây ra hàng loạt các bệnh lý về tai mũi họng.

Can thiệp điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh viêm tai giữa giai đoạn xung huyết có những tiến triển tốt. Tình trạng phát hiện bệnh muộn, điều trị không dứt điểm có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng đến thính lực.

Có thể bạn quan tâm

7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu truyền cho đến hiện tại. Ngày nay phương thuốc điều...

Bật mí cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Lá mơ lông được biết đến là một loại gia vị khá quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhưng...

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở không gian phía sau màng nhĩ. Bệnh có thể gây ảnh...

Mẹo chữa viêm tai giữa bằng phèn chua theo ông bà xưa

Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Nhiều...

7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu...

Bệnh viêm tai giữa để lại nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ, hết bao nhiêu tiền?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bệnh khá dễ điều trị, tuy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *