Bấm huyệt chữa viêm tai giữa như thế nào, có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa là biện pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ Đông y. Biện pháp này sử dụng lực từ các ngón tay, day ấn lên huyệt đạo nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.

bấm huyệt trị viêm tai giữa
Bấm huyệt chữa viêm tai giữa như thế nào, có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa có hiệu quả không?

Viêm tai giữa là bệnh lý hình thành do ống tai giữa bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm ở vị trí này gây ra cảm giác đau nhức, ù tai, giảm khả năng nghe và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa có xu hướng tái phát nhiều lần, đặc biệt là khi cơ thể có hệ miễn dịch suy giảm. Vì đặc tính tái phát và dai dẳng, nhiều người bệnh đã áp dụng xoa bóp bấm huyệt kết hợp với việc sử dụng thuốc.

Bấm huyệt là biện pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ y học cổ truyền Trung Hoa. Biện pháp này sử dụng lực từ các ngón tay, day ấn lên huyệt đạo kết nối với tai nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.

Tai và các cơ quan trong cơ thể đều chịu chi phối bởi các dây thần kinh và mạch máu. Khi mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép hoặc tắc nghẽn, khí huyết sẽ không thể lưu thông thuận lợi đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân khiến viêm tai giữa phát sinh theo quan niệm của Đông y. Do đó, bấm huyệt có thể làm giảm triệu chứng của bệnh thông qua các huyệt vị mà không phải sử dụng thuốc.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ tác động bên ngoài cơ thể, vì vậy không có khả năng chữa trị viêm tai giữa dứt điểm. Áp dụng bấm huyệt chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc.

Bạn đọc cần nắm bắt mục đích và lợi ích mà bấm huyệt đem lại trước khi áp dụng. Tránh tình trạng phụ thuộc vào bấm huyệt khiến bệnh tình chuyển biến xấu và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tiến hành bấm huyệt chữa viêm tai giữa

Mục đích của phương pháp bấm huyệt là sơ thông kinh lạc ở tai nhằm giảm đau nhức tai, cải thiện khả năng nghe và tăng cường miễn dịch nhằm hạn chế viêm tai giữa tái phát.

bấm huyệt trị viêm tai giữa
Day ấn các huyệt Ế phong, huyệt Thính cung, huyệt Nhĩ môn để cải thiện bệnh viêm tai giữa

Để làm giảm triệu chứng của bệnh, bạn tiến hành tác động đến các huyệt vị sau:

  • Huyệt Ế phong:Huyệt nằm ngay dưới rái tai, chỗ lõm giữa gai xương chũm và góc hàm dưới. Day ấn vào huyệt có tác dụng khu phong tiết nhiệt, minh mục (làm sáng mắt) và thông nhĩ khiếu (giúp cải thiện thính lực).
  • Huyệt Thính cung: Để xác định huyệt, cần há miệng rộng. Huyệt nằm ở chỗ lõm trước bình tai. Tác động vào huyệt Thính cung có tác dụng định thần chí, tuyên nhĩ khiếu, chủ trị chứng viêm tai giữa, viêm tai ngoài, ù tai, điếc,…
  • Huyệt Thính hội: Nằm ngay dưới huyệt Thính cung. Tác dụng của huyệt là thanh tiết thấp hỏa và khai nhĩ khiếu, được dùng để trị chứng liệt mặt, điếc, ù tai, viêm ống tai giữa,…
  • Huyệt Nhĩ môn: Huyệt nằm ở trước rãnh trên bình tai, có tác dụng thông khí cơ, sơ tà nhiệt và khai nhĩ khiếu. Day ấn huyệt trong khoảng 1 – 2 phút có tác dụng trị viêm tai, tai ù, tai điếc,…

Nếu viêm tai giữa gây đau xương chũm và đau sau gáy, day ấn thêm huyệt Phong trì.

  • Huyệt Phong trì: Huyệt nằm ở chỗ lõm được tạo thành bởi bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ và bờ trong cơ ức đòn chũm. Day ấn vào huyệt có tác dụng thanh nhiệt, sơ tà khí, khu phong, minh mục và thông nhĩ.

Trong trường hợp bị viêm tai giữa do nóng trong người, tiến hành day ấn thêm huyệt Ngoại quan và Hợp cốc.

  • Huyệt Ngoại quan: Huyệt nằm cách lằn cổ tay 2 thốn, ở mặt sau cánh tay. Huyệt này có tác dụng khu đờm, giải biểu nhiệt và thông khí ứ trệ.
  • Huyệt Hợp cốc: Huyệt nằm giữa xương bàn tay ngón trỏ. Day ấn vào huyệt Hợp cốc giúp phát biểu, khu phong và trấn thống.

Nếu viêm tai giữa đi kèm với triệu chứng ù tai và đau đầu, gia thêm huyệt Lư tức.

  • Huyệt Lư tức: Huyệt nằm ở sau loa tai, cách vành tai khoảng 1 thốn. Tác động vào huyệt Lư túc giúp trị viêm tai giữa và ù tai.

Trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa gây biếng ăn nên gia thêm huyệt Túc tam lý.

  • Huyệt Túc tam lý: Huyệt nằm ở mặt trước đầu gối, đo xuống 3 thốn. Day huyệt Túc tam lý có tác dụng trị tiêu hóa kem và cơ thể suy nhược.

Nếu không thể xác định các huyệt trên, bạn có thể tiến hành ấn những huyệt đơn giản như:

  • Huyệt ấn đường: Huyệt nằm ở giữa lông mày.
  • Huyệt chủng đầu: Huyệt nằm ở đỉnh đầu mũi.
  • Huyệt thừa tương: Huyệt nằm ở giữa nếp nhăn cằm.
  • Huyệt nhân trung: Huyệt nằm trên đường nhân trung – tức đường nối ở giữa mũi và môi.

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng bấm huyệt

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa có thể giúp giảm đau, cải thiện thính lực và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên khi thực hiện biện pháp này, bạn cần lưu ý một số điều để hạn chế phát sinh những tình huống rủi ro.

chữa viêm tai giữa bằng bấm huyệt
Không thực hiện bấm huyệt cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chữa viêm tai giữa:

  • Mặc dù bấm huyệt được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên phương pháp này không thích hợp với phụ nữ đang mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.
  • Bấm huyệt chỉ đem lại hiệu quả ngắn hạn, không tác động đến vị trí tai bị viêm nhiễm. Do đó biện pháp này không thể thay thế cho việc sử dụng thuốc.
  • Cần thực hiện bấm huyệt đều đặn để đạt được kết quả như mong muốn.
  • Không bấm huyệt khi tâm lý không ổn định, bụng quá đói hoặc quá no.
  • Không day ấn tại vùng da bị nhiễm trùng, bỏng hoặc có vết thương hở.
  • Sử dụng lực quá mạnh có thể gây đau nhức, sưng và bầm tím tại huyệt đạo.
  • Không bấm huyệt khi tai chảy dịch/ mủ và sưng viêm nghiêm trọng. Đối với trường hợp này, cần đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa là phương pháp điều trị đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để chủ động dự phòng các tình huống rủi ro phát sinh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Địa chỉ bác sĩ chữa viêm tai giữa giỏi ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị sưng, viêm đau do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus...). Điều trị sớm không chỉ giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi...

Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Viêm tai giữa không đặc hiệu hay còn gọi là viêm tai giữa nung mủ không đặc hiệu. Bệnh lý...

Bị viêm tai giữa

Bị viêm tai giữa rồi có tiêm phòng được không?

Một trong những nguyên tắc quan trọng khi tiêm phòng là trẻ phải đang trong trạng thái khỏe mạnh, không...

7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu...

Bài thuốc từ cây sống đời trị viêm tai giữa

Thật khó chịu khi bị viêm tai giữa, những cơn đau nhức âm ỉ còn cả mùi hôi từ lỗ...

Địa chỉ bác sĩ chữa viêm tai giữa giỏi ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị sưng, viêm đau do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus...). Điều trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *