Các loại tinh dầu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa

Các biện pháp điều trị y khoa không phải lúc nào cũng cần thiết cho người bị viêm tai giữa. Chính vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ bệnh nhân cũng có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng những liệu pháp tự nhiên. Điển hình là dùng các loại tinh dầu để hỗ trợ điều trị viêm tai giữa.

Tinh dầu hỗ trợ điều trị viêm tai giữa
Người bệnh có thể sử dụng tinh dầu để cải thiện bệnh.

Viêm tai giữa thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em nhưng bệnh vẫn có thể gặp ở người lớn. Và điều trị viêm tai giữa được coi là thách thức. Bởi nếu chữa trị không đúng cách, viêm tai giữa có thể chuyển thành mãn tính và gây điếc. Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh để khắc phục bệnh, nhiều bệnh nhân tìm đến với tinh dầu như một giải pháp trị liệu từ tự nhiên. Tuy nhiên, liệu tinh dầu có mang lại kết quả hiệu nghiệm như bệnh nhân vẫn mong chờ? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Lý giải vì sao tinh dầu có thể chữa được bệnh viêm tai giữa

Tinh dầu là một trong những chất lỏng cô đặc được chiết xuất từ thực vật tự nhiên. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một vài hoạt chất chứa trong tinh dầu có công dụng trong việc kháng khuẩn và chống viêm. Chúng rất có lợi trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm tai giữa.

2. Nghiên cứu nói gì về tác dụng của tinh dầu?

Theo một số nghiên cứu chỉ ra, tinh dầu đều có dược tính có lợi trong việc điều trị nhiễm trùng tai. Một đánh giá vào năm 2006, dầu cây trà có chứa nhiều hoạt chất terpinen-4-ol giúp tiêu diệt vi khuẩn mà nó tiếp xúc. Chính vì vậy, hoạt chất này được sử dụng như một chất làm sạch khuẩn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu trên động vật vào năm 2005 đã đánh giá công dụng của húng quế trong việc hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cấp tính trên chuột. Liệu pháp tự nhiên này giúp chữa lành 56 – 81% tỷ lệ nhiễm Haemophilusenzae và 6 – 75% nhiễm phế cầu khuẩn ở chuột.

Không chỉ dừng lại ở đó, nghiên cứu năm 2003 cho thấy dùng dầu ô liu giúp làm giảm đau nhức tai do nhiễm trùng gây ra. Bên cạnh dầu ô liu còn có nhiều tinh dầu thảo mộc khác cũng giúp làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh. Chẳng hạn, tinh dầu hoa oải hương, hoa calendula và một số loại khác.

Các nghiên cứu dùng tinh dầu trong điều trị viêm tai giữa mặc dù cho kết quả rất hứa hẹn nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định chính xác độ an toàn và tính hiệu quả khi dùng tinh dầu ở người. Do đó, trước khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia.

3. Danh sách tinh dầu tốt cho nhiễm trùng tai

Tinh dầu hoạt động như một chất kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời góp phần làm giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành. Tuy nhiên, không phải loại tinh dầu nào cũng làm được điều đó. Chính vì thế, để kiểm soát triệu chứng viêm tai giữa bằng tinh dầu, người bệnh nên xem xét những lựa chọn dưới đây.

#. Dầu cây chè

Danh sách loại tinh dầu tốt cho nhiễm trùng tai
Dùng dầu cây chè để điều trị viêm tai giữa

Một hợp chất hóa học mang tên terpinen-4-ol có trong dầu cây chè đã được chứng minh có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn. Và để nhấn mạnh vai trò của dầu cây chè, một bài báo của Tạp chí Kiểm soát Nhiễm trùng Hoa Kỳ tháng 11 năm 2004 đã chỉ ra, Úc sử dụng dầu cây chè như một chất làm sạch khuẩn, giúp điều trị bệnh nhiễm trùng, trong đó có bệnh viêm tai giữa.

#. Dầu oregano

Dầu oregano được sử dụng như một chất chống nhiễm trùng ở tai. Và một nghiên cứu năm 2011 đã thử nghiệm và đưa ra kết luận, dầu oregano có khả năng chống vi rút và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, chúng còn giúp giải quyết tình trạng viêm đường hô hấp và ống tai. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần thực hiện nhiều thử nghiệm hơn nữa để đưa ra kết luận chính xác nhất về hiệu quả và độ an toàn từ tinh dầu này khi dùng ở người.

#. Dầu húng quế

Với đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, tinh dầu húng quế giúp tiêu diệt vi khuẩn Haemophilusenzae và Streptococcus pneumoniae. Vì vậy, chúng được xem là tinh chất tự nhiên có lợi trong việc điều trị bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh chỉ nên dùng với một lượng nhỏ vì tinh dầu quế khá mạnh.

#. Một vài loại tinh dầu tự nhiên khác

Ngoài các tinh dầu được đề cập trên, người bệnh có thể sử dụng các tinh dầu sau đây để điều trị bệnh.

  • Tinh dầu tỏi.
  • Tinh dầu hương thảo.
  • Dầu ô liu.
  • Dầu húng tây.
  • Dầu hoa oải hương.
  • Dầu mù tạt.
  • Dầu bạch đàn.

4. Cách sử dụng tinh dầu điều trị viêm tai giữa như thế nào?

Trước khi sử dụng tinh dầu nhỏ vào tai, bệnh nhân nên pha loãng tinh dầu. Việc làm này sẽ giúp giảm đi lượng tinh dầu và tránh tình trạng kích thích da. Dung dịch thường dùng để pha loãng tinh dầu là dầu ô liu, dầu jojoba và dầu dừa. Tỷ lệ pha thông thường là 1:1.

Cách sử dụng tinh dầu chữa viêm tai giữa
Có rất nhiều cách dùng tinh dầu chữa viêm tai giữa

Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Cách 1: Người bệnh có thể sử dụng một ống nhỏ giọt thủy tinh hoặc dùng miếng bông gòn nhúng vào tinh dầu và cho phần dầu dư thừa nhỏ vào tai. Tuy nhiên, không đặt bông hoặc bất cứ vật gì khác vào tai. Vì chúng có thể gây tắc nghẽn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Cách 2: Bệnh nhân pha loãng một vài giọt tinh dầu với 2 – 4 giọt tinh dầu dừa ấm. Nhiệt độ pha ấm không quá nóng, nằm ở mức vừa đủ để chạm tay vào. Sau đó nghiêng đầu cho tai bị viêm hướng lên trên. Dùng dụng cụ đã được khử trùng lấy và nhỏ tinh dầu vào tai. Chờ vài phút, người bệnh đưa đầu về vị trí ban đầu cho dầu chảy ra ngoài. Dùng khăn sạch lau và vệ sinh xung quanh tai.
  • Cách 3: Dùng hỗn hợp dầu làm sạch bên ngoài tai. Cách làm này giúp loại bỏ vi khuẩn truyền nhiễm và làm giảm sưng phía bên ngoài.

5. Lưu ý trước khi sử dụng tinh dầu để điều trị viêm tai giữa

Trước khi sử dụng tinh dầu, bệnh nhân nên lưu ý những điểm sau đây:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào, bệnh nhân nên hỏi ý kiến chuyên gia để xác định loại tinh dầu đó có tốt với cơ thể không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp đưa ra liều lượng dùng thích hợp.
  • Kiểm tra độ dị ứng của cơ thể với tinh dầu: Việc làm này sẽ giúp bạn biết chính xác cơ thể có bị dị ứng với tinh dầu hay không. Cách kiểm tra rất đơn giản, bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu với một loại dầu nền và thoa đều vào mặt trong cánh tay. Nếu sau 24h cơ thể không có bất cứ phản ứng nào chứng tỏ bạn có thể sử dụng tinh dầu đó an toàn.
  • Luôn pha loãng dầu trước khi nhỏ tai: Cách làm này sẽ giúp bạn làm giảm hiệu lực của tinh dầu, giúp hạn chế tác dụng phụ xảy ra như bỏng rát hay gây kích ứng trên da.

Đối với trường hợp viêm tai giữa liên quan đến vỡ màng nhĩ hoặc có vết loét, người bệnh không nên dùng tinh dầu để điều trị mà hãy tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế. Bởi việc nhỏ tinh dầu trong trường hợp này có thể khiến tai bị tắc nghẽn. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng trước khi dùng tinh dầu chữa viêm tai giữa. Nếu bạn vẫn muốn dùng liệu pháp này để cải thiện bệnh, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Lạ kỳ chữa viêm tai giữa bằng lông nhím

Nhím là động vật hoang dã nhưng hiện nay người ta đã thuần và nuôi tại nhà để cung cấp...

Viêm tai giữa khi mang thai: Triệu chứng, nguyên nhân & điều trị

Bệnh viêm tai giữa khi mang thai là một căn bệnh khá nguy hiểm. Các bà mẹ khi lần đầu...

7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu...

Khi mắc bệnh viêm tai giữa nên ăn và kiêng gì cho mau khỏe?

Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện tiên quyết giúp duy trì và cải thiện...

Bật mí cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Lá mơ lông được biết đến là một loại gia vị khá quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.