Mẹo chữa viêm tai giữa bằng phèn chua theo ông bà xưa
Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Nhiều ý kiến cho rằng, dùng phèn chua đúng cách có thể giảm đau nhức, sưng viêm trong tai giữa, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Công dụng của phèn chua trong điều trị bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là hiện tượng vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập vào tai giữa gây sưng viêm, chảy dịch. Bệnh có hai dạng: cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng bệnh viêm tai giữa cấp tính thường mãnh liệt nhưng cũng nhanh khỏi mà không để lại dấu vết. Tuy nhiên, viêm tai giữa mạn tính thường xuyên tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến thính lực và chất lượng cuộc sống.
Để khắc phục vấn đề trên, dân gian có mẹo dùng phèn chua trị bệnh viêm tai giữa.
Phèn chua (tên khoa học là Laki Alum, công thức hóa học KAl(SO4)2) là một loại muối tinh có màu trắng trong hoặc hơi đục, không tan trong nước nhưng có thể tan trong cồn, thường được sử dụng để làm trong nước, bột nở, thuộc da, vải chống cháy… Ngoài ta, phèn chua còn được biết đến với vai trò trị bệnh.
Theo y học cổ truyền, phèn chua không độc, tính hàn, vị chua, có tác dụng giảm độc, sát trùng, giảm ngứa nên thường được dùng để trị một số bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, làm lành vết loét như viêm tai giữa.
Ngoài ra, phèn chua còn được ứng dụng trong việc điều trị một số bệnh lý khác như: trị áp xe mắt, dùng làm nước súc miệng, giảm chuột rút cơ bắp, trị nứt gót chân, cầm máu (do vết cắt nông), trị bệnh nấm nông ở chân, tẩy lông, khử mùi cơ thể, ngăn ngừa lão hóa trước tuổi, trị mụn nhọt, trị chấy, tiêu chảy, kiết lỵ…
Hướng dẫn cách dùng phèn chua – ngũ bội tử trị viêm tai giữa
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh bằng phèn chua sau đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1/2 lạng ngũ bội tử
- 1/2 lạng phèn chua
Cách thực hiện hiệu quả:
- Nung 2 nguyên liệu trên bếp cho đến khi phèn chua chảy ra, hoàn quyện với ngũ bội tử.
- Đem phần màu trắng nghiền nhỏ như cám rồi đặt trong một chiếc lọ, sản phẩm thu được gọi là thuốc.
Cách dùng:
- Vệ sinh tai bằng oxy già thật sạch.
- Cuộn tờ giấy thành hình chiếc tẩu.
- Cho thuốc vào đầu của tẩu (lượng thuốc bằng hạt đậu xanh, thổi vào tai tai bị viêm.
- Thực hiện đều đặn và liên tục trong vòng 3 ngày, mỗi ngày 2 lần (vào sáng và tối).
Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm tai giữa bằng phèn chua
Trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa bằng phèn chua, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Ngưng dùng tất cả kháng sinh khi áp dụng bài thuốc trên trong vòng 24 giờ. Việc dùng đồng thời cách trên với kháng sinh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị. Đối với một số thuốc giảm sốt, long đờm, bạn có thể dùng đồng thời mà không lo ảnh hưởng.
- Bài thuốc chỉ áp dụng cho trường hợp viêm tai giữa chảy mủ khi mủ chưa chảy ra ngoài (hay nói cách khác, người chưa bị thủng màng nhĩ không nên áp dụng bài thuốc này).
- Sau 3 ngày áp dụng, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn, cần ngưng áp dụng và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm hướng giải quyết.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
Nhìn chung, phèn chua là một vị thuốc có thể điều trị nhiều bệnh. Tuy nhiên, cách trị viêm tai giữa bằng phèn chua chỉ dừng lại ở kinh nghiệm dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh về độ hiệu nghiệm và an toàn. Do đó, cần thận trọng khi áp dụng. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi dùng.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo và tổng hợp. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
THAM KHẢO THÊM:
- Bỏ túi 7 bài thuốc nam chữa bệnh viêm tai giữa được dùng phổ biến
- Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!