Bị viêm tai giữa có phải uống kháng sinh không?

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến ở đối tượng trẻ em. Các triệu chứng như viêm nhiễm, tích tụ dịch nhầy, đau nhức… gây ảnh hưởng đến thính lực và chất lượng cuộc sống. Để khắc phục, nhiều người có xu hướng dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng điều này không thực sự cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc này.

Bị viêm tai giữa có phải uống kháng sinh không
Nhiều ý kiến cho rằng điều này không thực sự cần thiết, điều này có đúng không?

Bệnh viêm tai giữa có phải uống kháng sinh không?

Viêm tai giữa là hiện tượng tai giữa bị viêm, chảy dịch do nhiễm vi khuẩn, virus, thường xuất hiện sau một đợt cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng…. Bệnh được phân thành hai loại: viêm tai giữa cấp tính (triệu chứng dữ dội, biến mất nhanh) và viêm tai giữa mạn tính (kéo dài hơn hai tuần). Hầu hết mọi người đều xuất hiện các triệu chứng: đau tai (đặc biệt là khi nằm), sốt 38,5 độ C, có dịch (thường là mủ)…trong mỗi đợt phát bệnh.

Để khắc phục vấn đề trên, kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể, tránh để chúng lây lan và phát triển. Một số thuốc kháng sinh thường được dùng trong điều trị bệnh viêm tai giữa gồm có:

  • Kháng sinh nhóm bêta – lactam (cephalosporin thế hệ II, III, ampicillin).
  • Kháng sinh nhóm quinolon.
  • Kháng sinh nhóm macrolid
  • Kháng sinh nhóm aminoglycosid (kanamycin, gentamycin…), không dùng nhóm thuốc này cho trẻ dưới 3 tuổi vì có thể gây ngộ độc, câm điếc do thuốc.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh là điều không cần thiết. Hấu hết những trường hợp bị bệnh viêm tai giữa có thể tự khỏi sau 3 – 4 ngày kể cả có dùng dùng hoặc không dùng thuốc trên chữa trị.

Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhưng virus cũng là một trong những tác nhân gây viêm tai giữa. Kháng sinh cũng không đặc hiệu virus. Do đó, việc dùng kháng sinh trong trường hợp là không cần thiết, ít hiệu quả và đặc biệt có thể làm tăng chi phí điều trị cũng như nguy cơ mắc phải các tác dụng phụ. Dùng thuốc khi không cần thiết về lâu dài sẽ  làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở bệnh nhân nói riêng và cộng đồng nói chung, làm ảnh hưởng đến việc điều trị sau này.

Vì các lý do trên mà nhiều bác sĩ chuyên khoa Nhi tại các bệnh viện Nhi đồng khuyến khích không nên dùng kháng sinh ngay mà cần theo dõi, điều trị nâng đỡ bằng thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol hoặc ibuprofen) và tái khám sau một vài ngày để xác định có thực sự cần đến kháng sinh hay không.

Trường hợp nào cần dùng kháng sinh khi điều trị viêm tai giữa?

Chuyên gia sẽ khuyến cáo dùng kháng sinh trong một số trường hợp sau:

  • Đau, sốt nặng;
  • Trẻ em dưới 6 – 1 tháng tuổi;
  • Trẻ bị viêm tai giữa hai bên;
  • Trẻ có bệnh đặc biệt nào đó nhưng việc điều trị viêm tai giữa bằng kháng sinh cấp thiết hơn.

Tóm lại, việc điều trị kháng sinh khi bị viêm tai giữa không còn là điều “bất di bất dịch” mà cần linh động qua đánh giá dựa trên biểu hiện bệnh. Chính vì thế, gia đình cần phối hợp với bác sĩ để theo dõi và điều trị căn bệnh này một cách tối giản tối ưu.

Thông tin trên mang tính chất tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên chẩn đoán & phương pháp điều trị y tế thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm tai giữa chữa mãi không khỏi do 5 sai lầm sau đây

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương bộ phận tai giữa. Nếu mắc sai...

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ ít ai biết

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là cách điều trị đã được dân gian áp dụng từ lâu. Với...

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là gì?

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là thuật ngữ đề cập đến giai đoạn đầu của bệnh....

Bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là gì?

Bệnh viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma là tình trạng trên nền tai giữa vốn đang bị sưng, viêm...

Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Viêm tai giữa không đặc hiệu hay còn gọi là viêm tai giữa nung mủ không đặc hiệu. Bệnh lý...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.