Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ, hết bao nhiêu tiền?

Bệnh viêm tai giữa xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù bệnh khá dễ điều trị, tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi người bệnh có biểu hiện mất thính giác hoặc chậm nói, người bệnh có thể được chỉ định mổ. 

Bệnh viêm tai giữa khi nào cần mổ?
Phương án điều trị mổ được các bác sĩ chỉ định trong một vài trường hợp mắc viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa khi nào phải mổ?

Viêm tai giữa là hay còn được gọi là nhiễm trùng tai, là tình trạng nhiễm trùng ở phần không gian chứa các xương rung nhỏ của tai ở phía sau màng nhĩ. Nhiều thống kê cho thấy, trẻ em dễ mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính hơn so với người lớn.

Trong nhiều trường hợp, bệnh viêm tai giữa thường tự khỏi sau khi người bệnh sử dụng những phương án giúp kiểm soát cơn đau và theo dõi vấn đề. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định mổ để điều trị dứt điểm bệnh và ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một vài những triệu chứng của một người bệnh viêm tai giữa cần được điều trị mổ.

Bệnh viêm tai giữa kéo dài
Bệnh viêm tai giữa kéo dài có thể gây nên nhiều biến chứng cho thính lực của người bệnh

Người bệnh xuất hiện các triệu chứng viêm tai giữa kéo dài

Xét trên tổng số các ca mắc viêm tai giữa, có thể thấy hầu hết trong số chúng đều có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa, người bệnh vẫn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để nhận được những lời khuyên. Các triệu chứng nhiễm trùng tai thông thường sẽ thuyên giảm sau 48 đến 72 giờ, những trường hợp kéo dài lâu hơn nhiều khả năng sẽ được kê đơn để điều trị kháng sinh.

Trong trường hợp đã khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhưng tình trạng viêm tai giữa vẫn kéo dài và nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sẽ được đề nghị mổ để giảm nguy cơ biến chứng đối với thính giác.

Người bệnh thường xuyên bị tái phát viêm tai giữa

Trong trường hợp người bệnh mắc chứng viêm tai giữa nhiều lần và phương pháp điều trị bảo tồn không còn tỏ ra hiệu quả, lúc này, giải pháp mổ sẽ giúp người bệnh điều trị dứt điểm chứng viêm tai giữa. Trong quá trình tái phát bệnh, nhiều khả năng người bệnh còn có thể gặp các biến chứng khác tương đối nguy hiểm như thũng màng nhĩ, biến chứng khu vực nội sọ hoặc mắc các bệnh theo kèm như viêm xương chũm mãn tính,… chính vì vậy, việc điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp mổ có thể đem đến hiệu quả chữa bệnh cao và dứt điểm hơn.

Trẻ em mắc chứng viêm tai giữa chảy mủ

Bên cạnh việc nhận diện tiến trình phát triển của bệnh viêm tai giữa thì đối tượng mắc bệnh cũng là yếu tố quyết định đến việc có sử dụng phương pháp mổ hay không. Trong trường hợp người mắc viêm tai giữa là trẻ em, với các biểu hiện chảy mủ, chỉ định mổ sẽ được cân nhắc để bảo tồn thính lực và tránh các biến chứng về sau có thể xảy ra.

Bệnh viêm tai giữa để lại nhiều biến chứng cho trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ mắc chứng viêm tai giữa có kèm chảy mủ thường được chỉ định phẫu thuật để tránh biên chứng xảy ra

Các phương pháp mổ điều trị viêm tai giữa

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh các triệu chứng viêm kèm theo mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị mổ thích hợp. Thông thường, có 2 phương pháp mổ điều trị viêm tai giữa bao gồm:

  • Đặt ống thông khí tai (một ống thông hơi) vào màng nhĩ để cho dịch chảy ra. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho trường hợp người bệnh mắc chứng viêm tai giữa chảy mủ.
  • Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần viêm để tránh tình trạng vi khuẫn có thể sinh sản và chặn dẫn lưu tự nhiên vào họng.

Mổ viêm tai giữa hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ viêm tai giữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, điển hình trong đó là yếu tố thuộc về thể trạng và mức độ tiến triển của bệnh; cơ sở y tế nơi thực hiện phương pháp mổ và bảo hiểm giảm chi phí mổ của người bệnh.

  • Theo đó, chi phí cho việc đặt ống thông khí tai sẽ dao động từ 3 triệu VNĐ đến 7 triệu VNĐ tùy thuộc vào việc bệnh nhân mắc chứng viêm tai giữa ở một bên tai hay là cả hai bên tai.
  • Chi phí cho mổ nội soi cắt bỏ phần viêm ở tai dao động từ 10 đến 15 triệu cho một bên tai (chi phí này chưa bao gồm tiền viện phí hậu phẫu và dành cho trường hợp không có bảo hiểm).

Trên đây là một vài thông tin có liên quan đến những trường hợp có khả năng được chỉ định mổ viêm tai giữa và chi phí ước lượng cho việc mổ viêm tai giữa. Người bệnh có nhu cầu muốn biết thêm các thông tin chi tiết về bệnh, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán về tình hình tiến triển, lên phác đồ điều trị. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên thay thế cho các bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam

Các bài thuốc nam chữa bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất

Ngoài việc dùng thuốc, chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng. Vì không những an toàn, chúng còn có tác dụng...

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là gì?

Viêm tai giữa xuất tiết cấp và bán cấp là thuật ngữ đề cập đến giai đoạn đầu của bệnh....

Bài thuốc từ cây sống đời trị viêm tai giữa

Thật khó chịu khi bị viêm tai giữa, những cơn đau nhức âm ỉ còn cả mùi hôi từ lỗ...

5 bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y nhiều người tin dùng

Hiện nay khá nhiều bệnh nhân đang áp dụng các bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y và...

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm tai giữa bằng muối

Viêm tai giữa là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là đối tượng trẻ em. Bên cạnh việc điều...

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ bị điếc không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn Thị Hồng TâmNguyễn Thị Hồng Tâm says: Trả lời

    Nếu phẩu thuật thì có bị cạo 1 phần tóc phía bên tai phẩu thuật không ạ? E nghe có người bảo phải cạo tóc nên hoang mang quá ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *