Học cách chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng theo dân gian
Chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên mặt hạn chế của cách chữa này là tác dụng chậm phát huy, nên khi áp dụng cần kiên trì khi thực hiện đều đặn.

Tác dụng của cây lược vàng đối với bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính khá phổ biến. Bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể làm tổn thương da và phát sinh triệu chứng ngứa ngáy.
Đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Vì vậy phần lớn người bệnh đều lựa chọn các cách chữa dân gian để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc.
Sử dụng thuốc giảm ngứa và ức chế miễn dịch có thể giảm nhanh tình trạng ngứa và sừng hóa da ở bệnh vảy nến. Tuy nhiên bác sĩ chỉ khuyến khích dùng thuốc khi triệu chứng bùng phát mạnh.
Ở giai đoạn bệnh nhẹ và các triệu chứng không nghiêm trọng, một số người bệnh đã tận dụng cây lược vàng để làm giảm ngứa và phục hồi tổn thương da.
Cây lược vàng có tính mát, tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc. Khi dùng ngoài da, thảo dược này có tác dụng chữa các chứng viêm da gây ngứa như côn trùng cắn, vảy nến và mề đay mẩn ngứa.
Bên cạnh đó, thành phần Quercetin trong cây lược vàng còn có khả năng chống oxy hóa thành mạch, giúp hạn chế tình trạng vỡ mao mạch ở các vết ban, gây chảy máu và rỉ dịch.
Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và phục hồi vết thương. Do đó sử dụng cây lược vàng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm ngứa trên da.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng chỉ dừng lại ở mức sơ bộ. Đến nay vẫn chưa có các kết luận chính thức về cải thiện lâm sàng khi sử dụng thảo dược này trong điều trị bệnh vảy nến. Vì vậy người bệnh cần tránh tình trạng phụ thuộc vào các cách chữa bệnh từ dân gian.
2 cách chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng
1. Bài thuốc uống
Khi thực hiện bài thuốc uống, cần kiên trì trong ít nhất 7 – 10 ngày. Ngoài ra khi áp dụng bài thuốc này, bạn nên hạn chế các đồ uống kích thích phản ứng viêm và ngứa như thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị và dầu mỡ.

Thực hiện:
- Đem rửa khoảng 5 lá lược vàng (nên chọn lá còn non, không bị sâu ăn)
- Sau đó bỏ vào máy xay và xay nhuyễn
- Vắt lấy nước cốt và chia thành 2 lần uống
- Nên dùng trước khi ăn 30 phút
2. Bài thuốc đắp
Khác với bài thuốc uống, bài thuốc đắp có tác dụng nhanh nhưng hiệu quả không kéo dài lâu. Bài thuốc này thích hợp thực hiện khi cơn ngứa và các triệu chứng xuất hiện đột ngột.
Thực hiện:
- Đem 5 lá lược vàng rửa sạch và chuẩn bị thêm ½ thìa muối hạt
- Bỏ lá lược vàng và muối vào xay nhuyễn
- Chia thành 2 lần dùng, mỗi lần sử dụng trực tiếp lên da trong khoảng 15 – 30 phút
- Sau thời gian này, cần rửa sạch da bằng nước ấm
Khi thực hiện bài thuốc đắp, bạn nên vệ sinh da trước khi thoa hỗn dịch lên để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cần tránh để vùng da tổn thương ma sát với các bề mặt vật lý khác.
Cần lưu ý gì khi chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng?
Như đã đề cập trong bài viết, tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng vẫn chưa được công nhận hoàn toàn. Chính vì vậy để tránh các tình huống rủi ro khi áp dụng, bạn cần chú ý những điều sau đây:

- Không nên phụ thuộc vào tác dụng của bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng cây lược vàng. Để kiểm soát bệnh tốt, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Hầu hết các cách chữa từ thiên nhiên đều có tác dụng chậm, vì vậy nên thực hiện đều đặn trong thời gian dài để nhìn thấy hiệu quả..
- Một vài trường hợp nhạy cảm có thể bị dị ứng với cây lược vàng. Khi có biểu hiện quá mẫn, nên ngưng áp dụng và sử dụng thuốc chống dị ứng khi cần thiết.
- Phải vệ sinh nguyên liệu cẩn thận nhằm hạn chế bội nhiễm và kích ứng da.
- Tác dụng của cây lược vàng phụ thuộc vào khả năng đáp ứng, mức độ bệnh lý và cơ địa của từng người. Vì vậy ở một số trường hợp, cách chữa này có thể không đem lại bất cứ hiệu quả nào.
Điều trị bệnh vảy nến bằng cây lược vàng có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên mặt hạn chế của cách chữa này là tác dụng chậm và có thể không đem lại hiệu quả ở một số trường hợp. Vì vậy trước khi quyết định thực hiện, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh vảy nến có tự khỏi không, làm sao nhanh hết?
- Vảy nến toàn thân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị