Cây lược vàng: Tính vị, Qui kinh và Một số tác dụng dược lý

Không chỉ được trồng để làm cảnh, cây lược vàng còn được dân gian sử dụng để chữa trị các chứng bệnh thường gặp như đau mỏi xương khớp, ho khan, đau nhức chân răng, mẩn ngứa,…

tác dụng của cây lược vàng trong làm đẹp
Cây lược vàng là vị thuốc quý, thuộc họ Thài Lài (danh pháp khoa học: Callisia fragrans)

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Địa lan vòi, lan vòi, lan rủ, giả khóm, rai lá phất dủ,…

Tên khoa học:  Callisia fragrans.

Họ: Thài lài (danh pháp khoa học: Callisia fragrans)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả:

Lược vàng là cây thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc bò hoặc mọc đứng, chiều cao trung bình từ 15 – 40cm. Thân chia thành nhiều đốt. Lá đơn, mọc so le, lá hình ngọn giáo, mặt lá màu xanh lục, trơn nhẵn, chiều dài khoảng 15 – 20cm, chiều rộng khoảng 4 – 6cm.

Bẹ lá ôm khít lấy thân, khi lá già chuyển sang màu vàng. Hoa mọc thành chùm hoặc thành trục dài, thường không có cuống, gồm 6 – 12 bông. Hoa đơn có cuống, dài khoảng 1mm.

Phân bố:

Cây có nguồn từ Mexico, sau đó được di thực qua Nga và đến Việt Nam. Ban đầu lược vàng được dùng làm cảnh, sau mới được sử dụng để làm thuốc.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Toàn cây được dùng để làm thuốc.

Thu hái: Thu hái quanh năm.

Chế biến: Rửa sạch và đem phơi khô.

Bảo quản: Nơi khô thoáng.

4. Thành phần hóa học

Cây lược vàng có chứa các thành phần hóa học như sulfolipid, digalactosyglycerides, triacyglyceride, olefinic, paraffinic, chlorophyll, sắc tố caroten, quercetin, kaempferol isoorientin,…

5. Tác dụng dược lý

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Quercetin có trong cây lược vàng có khả năng chống oxy mạnh, tăng sức bền mạch máu và chống ung thư. Do đó thảo dược này đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân thấp khớp, chảy máu thành mạch, nhiễm trùng, các bệnh về mắt và một số bệnh tim mạch.
  • Kaempferol có khả năng củng cố mao nâng đỡ thể tạng, tăng đào thải nước tiểu và có tác dụng kháng viêm. Do đó có thể chữa được các tình trạng dị ứng, viêm nhiễm và bệnh đường tiết niệu.

+Theo y học cổ truyền:

  • Giải độc, tiêu viêm, lợi thủy, thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm.

6. Tính vị

Tính mát, ít độc.

7. Qui kinh

Qui vào kinh phế.

8. Liều dùng, cách dùng

Có thể dùng ngoài (ngâm rượu để xoa bóp) hoặc dùng trong (dùng tươi, sắc nước uống, ngâm rượu, nhai sống).

cây lược vàng nấu nước uống
Có thể dùng lược vàng tươi, hoặc dùng sắc thuốc, nấu thành cao lỏng, thuốc mỡ,…

Liều dùng thông thường: Dùng 3 – 9 lá tươi/ ngày.

9. Bài thuốc

Một số bài thuốc từ cây lược vàng:

  • Bài thuốc trị mẩn ngứa: Dùng lá lược vàng nhai nuốt nước, nhả bã. Đem bã xát vào chỗ bị mẩn ngứa.
  • Bài thuốc chữa nhức và đau chân răng: Dùng lá lược vàng nhai kỹ nuốt nước, lấy bã đè lên chân răng. Thực hiện 3 lần mỗi ngày trước khi ăn.
  • Bài thuốc trị vết côn trùng cắn: Dùng lá lược vàng nhai nuốt nước, dùng bã đắp lên vùng da bị côn trùng cắn.
  • Bài thuốc chữa đau lưng: Dùng lá tươi rửa sạch, nhai với một ít muối, nuốt nước, bỏ bã. Hoặc dùng lá lược vàng cắt nhỏ, ngâm rượu, mỗi ngày uống 3 lần, lần dùng 1/3 chén nhỏ.
  • Bài thuốc xoa bóp: Dùng lá lược vàng ngâm rượu và xoa bóp lên khớp đau nhức.
  • Làm dầu từ cây lược vàng: Dùng toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã phơi khô. Khi bã khô, đem ngâm trong dầu oliu khoảng 3 tuần. Sau đó trộn với dịch và lọc qua gạc mỏng. Bảo quản dầu trong lọ thủy tinh. Dầu từ cây lược vàng có thể chữa triệu chứng của bệnh viêm khớp và trị các bệnh lý ngoài da.
  • Làm thuốc mỡ từ cây lược vàng: Đem lược vàng cắt nhỏ và nghiền nát, sau đó trộn với Vaseline với tỷ lệ 1:3. Sử dụng thuốc mỡ có thể trị bầm tím, cứng khớp, viêm khớp,…
  • Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường: Dùng 6 lá/ ngày, chia thành 3 lần uống. Dùng liên tiếp trong 2 tuần lễ, ngưng 1 tuần và tiếp tục dùng lại.
  • Bài thuốc chữa ho khan kéo dài: Dùng lá lược vàng nhai kỹ, nuốt cả nước lẫn bã.

10. Lưu ý

Một số điều cần lưu ý khi áp dụng bài thuốc từ cây lược vàng:

  • Dùng quá nhiều có thể gây tụt huyết áp.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú không tự ý sử dụng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút