Râu Ngô

Râu ngô còn có tên gọi khác là Lúa ngô, Bẹ, Ngô, Bắp, Ngọc mễ, Hờ ho (Ba Na), Má khẩu tí (Thái). Vị thuốc này thực chất là một bộ phận quen thuộc của của quả bắp (ngô). Theo Y học cổ truyền, vị thuốc mang tính bình, vị ngọt, quy vào kinh Tâm, Can, Phế, Thận. Việc sử dụng sẽ giúp người bệnh tiêu thũng, lợi tiểu, bình can, lợi đờm.

Râu ngô
Tìm hiểu đặc tính, tác dụng dược lý, thành phần hóa học, bài thuốc điều trị bệnh và những điều cần lưu ý khi sử dụng Râu ngô

Mô tả Râu ngô

  • Tên gọi khác: Lúa ngô, Bẹ, Ngô, Bắp, Ngọc mễ, Hờ ho (Ba Na), Má khẩu tí (Thái)
  • Tên khoa học: Zea mays L.
  • Thuộc họ: Lúa (danh pháp khoa học: Poaceae)

1. Đặc điểm sinh thái của cây Ngô

Cây Ngô (bắp) là một cây thuốc quý. Bởi quả, Râu ngô và một số bộ phận khác của loại cây này có khả năng phòng ngừa và chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Cây Ngô là một loại cây thân thảo xuất hiện với chiều cao từ 1,5 – 2,5m. Thân cây đặc, dày, có cấu hình tuơng tự như thân tre. Thân cây có đốt, khoảng cách giữa các đốt từ 20 – 30cm. Lá cây dài và to, hình dáng méo, bản rộng, trên bề mặt lá có nhiều lông khô ráp.

Hoa đực xuất hiện với màu lục. Nhiều hoa đực kết hợp lại với nhau và tạo thành một bông có kích thước dài, tụ lại tại ngọn. Hoa cái xuất hiện ở nách lá, tụ thành một bông có kích thước to. Hoa cái được bao bọc bởi nhiều lá bắc dạng màng.

Vòi nhị có dạng sợi, túm lại thành chùm, màu vàng, chiều dài của vòi nhụy có thể lên đến 20cm. Đầu nhụy xuất hiện với màu tím sẫm hoặc màu nâu.

Cây Ngô có quả hình trứng. Bề mặt quả có nhiều hạt. Các hạt xếp khít lại với nhau tạo thành hàng (thông thường mỗi quả có từ 8 – 10 hàng hạt. Bề mặt hạt nhẵn bóng, cứng, tùy vào từng loại mà hạt có nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên màu vàng là màu sắc phổ biến nhất.

2. Nhận dạng dược liệu Râu ngô

Râu ngô hay vòi nhụy là bộ phận của cây Ngô, được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vị thuốc này có chiều dài từ 8 – 15cm, có màu vàng, nằm giữa lá và hạt ngô. Chúng chạy dọc từ đầu quả đến cuối quả. Ngoài Râu ngô thì hạt ngô cũng mang nhiều công dụng đối với sức khỏe.

3. Phân bố

Nguồn gốc của cây Ngô từ châu Mỹ. Loại cây này được canh tác ở cả bình nguyên và vùng núi để thu hoạch hạt làm thức ăn, lương thực cho con người. Đồng thời làm nguyên liệu cho ngành  chăn nuôi.

Hiện tại, loại cây này mọc hoang và được trồng tại nhiều nước trên thế giới. Cây Ngô được trồng chủ yếu với mục đích chế biến dược liệu và lương thực.

4. Bộ phận dùng

Râu ngô và hạt được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Râu ngô và hạt đước sử dụng để làm thuốc chữa bệnh
Râu ngô và hạt được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh

5. Tính vị

Râu ngô có tính bình, vị ngọt

6. Quy kinh

Quy vào kinh Tâm, Can, Phế, Thận. Có tác dụng tiêu thũng, lợi tiểu, bình can, lợi đờm

7. Thu hái và chế biến Râu ngô

Thu hái

Thu hái quanh năm hoặc khi quả chín.

Chế biến

Sau khi thu hái, mang dược liệu phơi cho đến khô. Dùng tay để loại bỏ những sợi râu có màu đen. Người dùng chỉ nên lấy những sợi râu ống mượt và có màu nâu vàng để làm thuốc điều trị bệnh.

8. Bảo quản

Râu ngô khô nên được bảo quản ở những nơi thoáng gió khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ cao và sâu bọ.

9. Chỉ định

  • Những người có vấn đề về thận hoặc bị viêm thận, viêm bàng quang
  • Bệnh nhân cao huyết áp, mắc bệnh sỏi mật, viêm gan, viêm túi mật
  • Người bị tiểu đường, sỏi thận, ho ra máu hoặc mắc phải các bệnh xuất huyết
  • Điều trị triệu chứng vàng da của bệnh viêm gan tắc mạch
  • Người bình thường có thể sử dụng dược liệu để thanh nhiệt cơ thể, tránh tích nước trong cơ thể và tránh bị loãng máu.

Thành phần hóa học của Râu ngô

Theo kết quả nghiên cứu, Râu ngô chứa các thành phần hóa học quan trọng sau:

  • Đường
  • 2,8% Lipid
  • Từ 4 – 5% chất khoáng trong đó rất giàu muối Kali
  • Sterol (Stigmasterol và Sitosterol)
  • Tinh dầu
  • Hoạt chất Allantoin
  • Tanin
  • Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 1 gram dược liệu có chứa 1600 đơn vị sinh lý vitamin C, vitamin K. Ngoài ra Râu ngô còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể gồm vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6.
Thành phần hóa học của Râu ngô
Râu ngô chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng

Tác dụng dược lý của Râu ngô

Tác dụng dược lý của Râu ngô theo Nghiên cứu dược lý hiện đại và theo Y học cổ truyền.

1. Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại

Râu ngô có tác dụng:

  • Ổn định đường huyết
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout, giảm đau nhức xương khớp
  • Chống nhiễm trùng đường tiểu, lợi tiểu
  • Bổ máu
  • Chống mất ngủ
  • Giúp mềm mịn da
  • Hỗ trợ giảm cân.

2. Theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, Râu ngô được gọi là Ngọc mễ tu. Dược liệu này được sử dụng phổ biến trong phòng ngừa và điều trị những bệnh lý sau:

  • Cao huyết áp
  • Viêm gan gây cản trở bài tiết túi mật
  • Viêm bàng quang
  • Viêm túi mật
  • Sỏi thận
  • Viêm đau khớp
  • Thấp khớp
  • Tiểu đường
  • Lợi tiểu
  • Cầm máu tốt khi kết hợp với vitamin K.

Tham khảo thêm: Cây cỏ mực: Vị thuốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe

Liều lượng và cách sử dụng vị thuốc Râu ngô

1. Cách sử dụng

Râu ngô được sử dụng ở dạng pha, sắc lấy nước uống hoặc chế biến thành cao loãng. Người bệnh có thể sử dụng dược liệu với liều dùng từ 10 – 20 gram/ngày. Khi sử dụng có thể sơ chế 10 gram dược liệu. Sau đó hãm dược liệu với 200 – 300ml nước đun sôi, sử dụng trong ngày.

Đối với cao loãng, bảo quản thuốc trong bình thủy tinh để sử dụng dần. Uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống từ 2 – 3 thìa cà phê cao loãng cùng với nước ấm. Sử dụng thuốc trước mỗi bữa ăn là tốt nhất.

2. Liều dùng

Liều khuyến cáo: Sử dụng từ 30 – 40 gram/ngày.

Liều lượng và cách sử dụng vị thuốc Râu ngô
Liều lượng và cách sử dụng vị thuốc Râu ngô

Những bài thuốc điều trị bệnh từ dược liệu Râu ngô

Râu ngô thường góp mặt trong những bài thuốc chữa bệnh sau:

1. Bài thuốc dùng Râu ngô điều trị viêm bàng quang và viêm thận

Nguyên liệu:

  • 100 gram Râu ngô
  • 50 gram Mã đề
  • 50 gram Ý dĩ
  • 50 gram Rau má
  • 40 gram Sài đất.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và mang tất cả nguyên liệu đun với 600ml nước lọc đến khi còn 250ml
  • Chắt lấy nước thuốc và chia nước này thành 3 lần sử dụng trong ngày. Uống thuốc cách nhau 3 – 4 giờ mỗi ngày
  • Sử dụng mỗi ngày một thang thuốc
  • Người bệnh kiên trì sử dụng bài thuốc dùng Râu ngô điều trị viêm bàng quang và viêm thận cho đến khi bệnh thuyên giảm.

2. Bài thuốc điều trị viêm thận phù thũng từ rau ngô

Nguyên liệu:

  • 30 gram Râu ngô
  • 30 gram Mơ leo
  • 30 gram Thóc lép.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch mang tất cả vị thuốc gồm Thóc lép, Mơ leo và Râu ngô sắc lấy nước uống
  • Chỉ sử dụng phần nước, không sử dụng bã
  • Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, người bệnh nên uống thuốc khi còn ấm
  • Uống thuốc mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh có diễn biến tốt.

3. Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị sỏi mật, viêm gan, viêm túi mật

Nguyên liệu:

  • 30 gram Râu ngô
  • 30 gram Nhân trần bắc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc
  • Cho thuốc vào nồi, thêm 600ml hước
  • Tiên hành đun sôi nguyên liệu cho đến khi thu được 200ml nước thuốc
  • Chắt lấy nước thuốc
  • Uống thuốc khi còn ấm nóng, có thể chia thuốc này thành 2 lần uống trong ngày
  • Uống mỗi ngày một thang thuốc.
Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị sỏi mật, viêm gan, viêm túi mật
Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị sỏi mật, viêm gan, viêm túi mật

4. Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường từ vị thuốc Râu ngô

Nguyên liệu:

  • 40 – 50 gram Râu ngô
  • Có thể sử dụng kết hợp với Cỏ ngọt, Tri mẫu, Thiên môn, Mạch môn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc
  • Tiến hành sắc thuốc để lấy 100ml nước thuốc
  • Uống thuốc khi còn ấm nóng
  • Uống mỗi ngày một thang thuốc để kiểm soát bệnh lý.

5. Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị cao huyết áp

Nguyên liệu:

  • Râu ngô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc
  • Sắc thuốc để lấy nước uống mỗi ngày
  • Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần uống từ 1 –  2 bát
  • Người bị cao huyết áp nên uống thuốc từ 2 – 3 tháng để kiểm soát bệnh lý.

6. Bài thuốc điều trị vàng da do viêm gan tắc mạch từ vị thuốc Râu ngô

Nguyên liệu:

  • 40 gram râu ngô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc, để ráo nước
  • Tiến hành hãm vị thuốc trong 400ml nước đun sôi
  • Sau 20 phút, sử dụng nước này để uống như trà mỗi ngày.
Bài thuốc điều trị vàng da do viêm gan tắc mạch từ vị thuốc Râu ngô
Bài thuốc điều trị vàng da do viêm gan tắc mạch từ vị thuốc Râu ngô

7. Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị chứng ho ra máu

Nguyên liệu:

  • 50 gram Râu ngô
  • 50 gram đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dược liệu
  • Nấu Râu ngô cùng với đường phèn
  • Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày (sáng và tối)
  • Uống mỗi ngày 1 thang liên tục trong 5 ngày.

8. Cách sử dụng Râu ngô điều trị các bệnh xuất huyết (chảy máu niêm mạc, chảy máu chân răng, tiểu ra máu, xuất huyết tử cung, băng huyết)

Nguyên liệu:

  • 40 gram Râu ngô.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc
  • Sắc thuốc để lấy 100ml nước thuốc
  • Uống thuốc khi còn ấm nóng
  • Uống mỗi ngày một thang thuốc để kiểm soát bệnh lý.

9.  Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị sỏi thận (bài thuốc 1)

Nguyên liệu:

  • 10 gram Râu ngô
  • 200ml nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc
  • Cho thuốc cùng 200ml vào bát. Tiến hành hấp cách thủy 30 phút
  • Chắt lấy nước thuốc để uống, không sử dụng bã
  • Uống mỗi ngày một lần. Uống thuốc ngay khi còn ấm nóng.
Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị sỏi thận
Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị sỏi thận

10. Bài thuốc từ dược liệu Râu ngô điều trị sỏi thận (bài thuốc 2)

Nguyên liệu:

  • 10 gram Râu ngô
  • 300ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và đun Râu ngô cùng với lượng nước đã chuẩn bị, đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút
  • Uống từ 20 – 60ml nước thuốc/lần. Uống thuốc trước bữa ăn chính khoảng 3 – 4 giờ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Râu ngô

Râu ngô là một vị thuốc lành tính. Vì thế vị thuốc này được sử dụng rộng rãi để bài trừ độc tố và thanh nhiệt cơ thể. Tuy nhiên trước khi sử dụng vị thuốc, người bệnh cần chú ý đến nguồn gốc và liều lượng để tránh làm mất tác dụng chữa bệnh, phát sinh tác dụng phụ và làm ảnh  hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Những điều cần lưu ý trước khi đưa Râu ngô vào quá trình điều trị bệnh:

  • Vị thuốc cần được ngâm rửa sạch sẽ trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và một số loại hóa chất khác.
  • Chọn nguồn cung cấp vị thuốc uy tín và chất lượng. Bởi việc sử dụng vị thuốc bị nhiễm thuốc trừ sâu có thể khiến sức khỏe của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng.
  • Sử dụng vị thuốc có sợi to, mượt, bóng, có màu nâu óng như nhung.
  • Không sử dụng vị thuốc liên tục trên 10 ngày. Đồng thời không uống thuốc quá nhiều lần trong ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ, không sử dụng nước thuốc thay thế cho nước lọc để tránh gây ngộ độc
  • Cần thận trọng khi sử dụng vị thuốc trong thời gian chữa bệnh với thuốc lợi tiểu hoặc dùng những loại thực phẩm chức năng.
Không sử dụng Râu ngô liên tục trên 10 ngày
Không sử dụng Râu ngô liên tục trên 10 ngày hoặc uống quá nhiều lần trong ngày

Việc sử dụng Râu ngô có thể giúp bạn bài độc ra khỏi cơ thể và thanh nhiệt ngày hè. Tuy nhiên trước khi sử dụng vị thuốc này, bạn cần trao đổi thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc thầy thuốc để nâng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút